Nhạy và độ đặc hiệu của các phương pháp chẩn đoán tiên

Một phần của tài liệu Xác định tình hình nhiễm bệnh tiên mao trùng (Trypanosomiasis) ở trâu tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và thử nghiệm phác đồ điều trị. (Trang 26)

mao trùng

* Khái niệm độ nhạy và độđặc hiệu - Độ nhạy:

Độ nhạy của một phương pháp là tỷ lệ những trường hợp thực sự có bệnh và có kết quả xét nghiệm dương tính trong toàn bộ các trường hợp có kết quả dương tính. Công thức để tính độ nhạy như sau:

Độ nhạy =

Số trường hợp dương tính thật

Số trường hợp dương tính thật + số trường hợp dương tính giả

Độ nhạy 100% được hiểu là toàn bộ những trường hợp mắc bệnh đều

được phát hiện.

Một mình độ nhạy không cho chúng ta biết toàn bộ về xét nghiệm bởi vì 100% độ nhạy có thể có được một cách thông thường bằng việc gán cho toàn bộ các trường hợp kết quả dương tính. Chính vì vậy, chúng ta cần biết thêm về độđặc hiệu của xét nghiệm.

- Độđặc hiệu:

Độ đặc hiệu của một phương pháp là tỷ lệ những trường hợp thực sự

không có bệnh và có kết quả xét nghiệm âm tính trong toàn bộ các trường hợp có kết quả âm tính. Độđặc hiệu được tính theo công thức sau:

Độđặc hiệu =

Số trường hợp âm tính thật

Số trường hợp âm tính thật + số trường hợp âm tính giả

Độđặc hiệu 100% có nghĩa là toàn bộ những trường hợp không mắc bệnh

được xác định.

* Độ nhạy và độđặc hiệu của các phương pháp chẩn đoán tiên mao trùng Ngaira J. M. và cs. (2003) [38] đã so sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của

phương pháp CATT và phương pháp Suratex trong chẩn đoán tỷ lệ nhiễm Trypanosoma evansi ở lạc đà tại Kenya. Kết quả cho thấy phương pháp CATT phát hiện 321/828 mẫu nhiễm T. evansi (chiếm 38,8%) và phương pháp Suratex phát hiện 169/772 mẫu nhiễm (chiếm 21,9%). Độ nhạy của 2 phương pháp được xác định là 68,6% cho CATT và 58,8% cho Suratex; độ đặc hiệu của 2 phương pháp đều đạt 100%.

Singh N. và cs. (2004) [40] cho biết: từ 7/2002 đến 5/2003 các tác giảđã lấy mẫu 217 lạc đà (Camelus dromedarius) từ các vùng khác nhau thuộc Tây Rajastan, Ấn Độđể kiểm tra tình hình nhiễm Trypanosoma evansi. Các phương pháp sử dụng trong chẩn đoán gồm phương pháp PCR, Ag – ELISA, TBS và WBF. Các phương pháp chẩn đoán cho kết quả về tỷ lệ nhiễm T. evansi ở lạc

đà lần lượt là 17,05%; 9,67%; 4,60%; và 4,14%. Độ nhạy của phương pháp PCR là 100%; Ag – ELISA là 56,75%; TBS là 27,02% và WBF là 24,32%. Đồng thời, các tác giả cũng cho biết những lạc đà nhiễm T. evansi có triệu chứng lâm sàng gồm sốt cao, gầy yếu, phù thũng, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt.

Claes F. và cs. (2005) [28] đã nghiên cứu độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp CFT (complement fixation test), phương pháp HCFT (horse complement fixation test) và phương pháp CATT trong chẩn đoán tỷ lệ nhiễm

T. evansi ở ngựa tại Cộng hòa Kazakhstan. Kết quả cho thấy: phương pháp CFT có độ nhạy 57,2% (CI 31,5 – 79,5%) và độ đặc hiệu 95,8% (CI 89,2 – 98,5%); phương pháp HCFT có độ nhạy 80,6% (CI 44,1 – 95,6%) và độ đặc hiệu 99,5% (CI 90,7 – 100%); phương pháp CATT có độ nhạy 80,2% (Ci 44,5 – 95,2%) và độ đặc hiệu 98,5% (CI 79,5 – 99,9%). Tỷ lệ huyết thanh dương tính với T. evansi ở ngựa là 16,4%.

Một phần của tài liệu Xác định tình hình nhiễm bệnh tiên mao trùng (Trypanosomiasis) ở trâu tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và thử nghiệm phác đồ điều trị. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)