Đặc điểm tiêu hóa của ngựa Bạch

Một phần của tài liệu Tình hình một số bệnh nội khoa trên đàn ngựa Bạch nuôi tại xã Dương Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp điều trị. (Trang 32)

Theo Cao Văn và cs (2003) [20] Ngựa thuộc loài ăn cỏ, dạ dày đơn, bộ máy tiêu hóa sử dụng thích ứng thức ăn thực vật : cỏ, lá cây, củ quả và thức ăn tinh như: thóc, cám ngô.

Ngựa chủ yếu nhờ môi trên và răng để lấy thức ăn, ngựa có hai môi dài, mỏng, mềm, cử động dễ dàng để lấy thức ăn. Môi trên ngựa rất mẫn cảm, linh hoạt. Nhờ động tác kéo dật của đầu mà ngựa có thể làm đứt những cọng cỏ không thể cắt được. Khi cho ăn trong truồng thì ngựa dùng môi nhặt cỏ hoặc hạt cùng với sự tham gia của lưỡi. Môi ngựa cử động và nhậy cảm cao có thể phân biệt được thức ăn được và không ăn được.

Lưỡi ngựa thì mềm, ít ráp, ngắn hơn các loài khác. Vòm khẩu cái các giờ được phân bố tương đối đều từ đầu đến cuối. Màng khẩu cái rất dài, kéo đến đáy gốc lưỡi và hầu nên ngựa khó thở bằng miệng.

Ngựa tiết nước bọt một ngày đêm là 30 - 40 lít, ngựa thường tiết ra nhiều nước bọt để tiêu hóa thức ăn khoảng 4 kg nước bọt cho 1kg cỏ khô hoặc rơm, mỗi 1 kg thức ăn hạt thì ngựa tiết ra 2 kg nước bọt.

Ngựa có răng cả hai hàm trên và dưới, ngựa đực có 40 răng (mỗi hàm 20 răng gồm 6 răng cửa, 2 răng nanh, 6 răng hàm trước và 6 răng hàm sau), ngựa cái có 36 răng (ngựa cái không có răng nanh). Ngựa con 9 tháng tuổi có 28 răng, mỗi hàm gồm 14 chiếc gồm 6 răng cửa 2 răng nanh và 6 răng hàm. Răng ngựa mọc chỉnh tề, mặt nhai khép kín, cơ nhai đặc biệt phát triển nên ngựa nhai và nhiền thức ăn kỹ và nát. Công thức của răng ngựa đực trưởng thành là :

Mức tiêu hóa protein và chất bột ở các bộ phận dạ dày, ruột ngựa có sự khác nhau (% so với thức ăn ăn vào).

Bảng 2.3: Mức tiêu hóa protein và chất bột ở các bộ phận tiêu hóa của ngựa TT Bộ phận Pr (%) Chất bột (%) 1 Dạ dày 36,9 66,2 2 Ruột non 33,0 48,1 3 Manh tràng 13,9 24,8 4 Ruột kết 13,5 25,5 5 Trực tràng 10,2 23,8

Thực quản ngựa kết thúc ở cửa thượng vị, bằng những cơ cứng rắn nên thức ăn vào dạ dày không ra được nữa (không ợ lên nhai lại). Do cấu tạo khác nhau nên cách lấy thức ăn cũng khác trâu bò. Ngựa có thể chọn thức ăn từng miếng, nhai kỹ xong mới nuốt, nuốt xong không ợ lên nữa (do đó trong dạ dày ngựa rất ít khi có vật cứng làm thủng dạ dày).

Dạ dày chỉ có một túi (dạ dày đơn), dung tích khoảng 15 - 20 lít, nằm sau cơ hoành, hơi lệch sang trái và sau vùng mỏm kiếm xương ức, ngay vòng cung sườn 14 - 15. Lỗ thượng vị thông với thực quản, ở ngựa lỗ này nhỏ, luôn đóng, chỉ mở khi nuốt thức ăn. Xung quanh lỗ này là lớp cơ vòng, khỏe co thắt. Trong điều kiện bình thường nó giữ không cho thức ăn ngược trở lại thực quản. Do lỗ thượng vị đóng chặt và dạ dày nhỏ nên ngựa hầu như không nôn, khi ngựa đau bụng mà nôn mửa thì thường là triệu chứng vỡ dạ dày hoặc hoành cách mô mà chết.

Ruột non chia thành nhiều đoạn có tên gọi khác nhau (tá tràng, không tràng và hồi tràng). Ruột non nằm treo phía bên trái xoang bụng, được gấp lại thành nhiều đoạn và được treo bởi các mạc treo tràng buộc gắn với phúc mạc, đoạn đầu của ruột non (tá tràng) có dịch mật và dịch tuỵ đổ vào, đoạn cuối của ruột non thông với manh tràng, phía ngoài và trong của đoạn này có thành dày hơn nên đường kính nhỏ hơn các đoạn trên.

Ruột già lớn gấp nhiều lần ruột non, gồm có manh tràng dài 100 - 110 cm, dung tích 35 - 40 lít, gốc manh tràng nằm ở lõm hông bên phải. Trong manh tràng có nhiều vi sinh vật phân giải chất sơ nên quá trình phân giải chất sơ chủ yếu diễn ra ở đây. Kết tràng gồm đại tràng dài 6 - 6,5 cm, dung tích 80 - 90 lít, gấp đi gấp lại thành 4 khúc đi cùng chiều manh tràng đến vùng trên đầu sau xương ức thì bẻ cong sang trái, tiểu kết tràng nhỏ, gấp cuộn khúc nằm bên trái gấp cuộn khúc của ruột non. Trực tràng là đoạn cuối của ruột già, dài 35 - 40 cm và nằm trong xoang chậu.

Gan ngựa nằm trong xoang bụng, ngang khoảng sườn 10, bên trái ngang khoảng sườn 7 - 12, trọng lượng chiếm 1,17% trọng lượng cơ thể. Gan chia làm 3 thùy chính và một thùy phụ. Gan ngựa không có các túi mật mà các tiểu thùy tiết ra mật theo ống dẫn đổ thẳng vào tá tràng.

- Ở gia súc non sau khi sinh ra, chức năng của các cơ quan trong cơ thể nhất là ở cơ quan tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Tình hình một số bệnh nội khoa trên đàn ngựa Bạch nuôi tại xã Dương Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp điều trị. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)