Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và mức độ cảm nhiễm bệnh của lợn lai F1 (Landrace x PI4) tại Trại giống lợn Tân Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 47)

2.2.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Việc nghiên cứu về giai đoạn lợn con theo mẹ được nhiều tác giả trong và ngoài nươc quan tâm. Ở giai đoạn này có đặc điểm là: Lợn con sinh ra không được cung cấp nguồn dinh dưỡng trực tiếp như khi còn ở bào thai, bộ

máy tiêu hóa chưa hoàn thiện môi trường sống thay đổi, lượng Fe do sữa mẹ

cung cấp giảm dần lợn con dễ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường tiêu hóa. Theo Đinh Hồng Luận, (1979) [10] khẳng định lợn lai có khả năng tăng trưởng cao từ 420-457 gam/con/ngày; tiêu tốn 3-3,4kg thức ăn/1kg.TT.

Tác giả Lê văn Thọ và Lê Xuân Cương (1979) [18] đã sử dụng kích tố

kich thích quá trình tạo máu để duy trì và quá trình phát triển của gia súc. Theo Nguyễn Khánh Quắc và Nguyễn Quang Tuyên (1993) [15] thì bộ

máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh, nhưng chưa hoàn thiện. Ở giai

đoạn này khả năng kháng bệnh của lợn con rất yếu, cần chú ý đảm bảo tốt

điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và áp dụng các biện pháp khoa học phòng chống bệnh tiêu hóa.

Sự phân tiết của hệ thống men tiêu hoá, chúng ta thấy chức năng men tiêu hoá của lợn con mới sinh chưa có hàm lượng cao, chức năng tiêu hoá của lợn con được hoàn thiện dần.

Đào trọng Đạt và cs (1995) [3] đã cho biết tỷ lệ nhiễm bệnh ở lợn con thay đổi theo sự biến đổi của nhiệt độ, ẩm độ. Do đó để hạn chế sự mắc bệnh

ở lợn con thì ngoài biện pháp về dinh dưỡng, thú y cần phải đảm bảo chế độ

tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp.

Theo Cù Xuân Dần và cs (1996) [2] cần tập ăn sớm hơn cho lợn vừa bổ

HCl và enzim, vừa kích thích sự phát triển của dạ dày, ruột để thích ứng kịp thời với sự phát triển của dạ dày, ruột với chế độ cai sữa.

Lê Văn Năm (1998) [12] cho biết: Bệnh tiêu chảy của lợn con chủ yếu do điều kiện khí hậu bất lợi ảnh hưởng đến sức khoẻ và sức đề kháng.

Còn theo Trương Lăng (2002) [8] thì sau sơ sinh tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng, đòi hỏi sữa mẹ nhiều dinh dưỡng nhưng sữa mẹ giảm dần sau 3 tuần tuổi tiết sữa, giảm nhanh từ tuần thứ 4. Vì vậy để thỏa mãn như cầu dinh dưỡng của lợn con cần phải cho lợn con tập ăn sớm.

2.2.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Các nước có nền chăn nuôi phát triển như Mỹ, Canada… đã sử dụng các tổ hợp lai kinh tế phức tạp từ các giống lợn cao sản như Landrace, Yorshire, Duroc, Pietrain các nước này thường dùng lợn nái lai 2 giống sau đó phối hợp với lợn đực thứ 3 để sản xuất ra lợn thương phẩm.

Ở Châu Á: Trung Quốc là nước đứng đầu Thế Giới về sản xuất thịt lợn (40% tổng số đần lợn trên Thế Giới). Từ năm 1986-1995, Trung Quốc thực hiện chương trình tập chung và quy hoạch hóa sản xuất thịt chất lượng cao. Từ kết quả chọn lọc và lai tạo, Trung Quốc đã tạo ra giống lợn trắng Hồ Bắc,

đây là giống lợn nạc mới được lai tạo từ 3 giống: Tung Chung, Large white và Landrace. Giống lợn này có 5 dòng, trong đó dòng 5 và 4 có sức sản xuất cao. Lợn vỗ béo tăng khối lượng 620 gam/ngày, tỷ lệ nạc 58-62%, dày mỡ lưng 2,49-2,91 cm; diện tích cơ thăn 30,11-34,62 cm2; số lợn con trung bình/ổ là 12,78-12,93 con. Bình quân khi cai sữa/ổ là 12,78-12,93 con. Khối lượng bình quân khi cai sữa/ổ là 182 kg.

Có rất nhiều vấn đề đặt ra trong chăn nuôi lợn đã được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu và đạt được các thành tích ngày càng tiến bộ. Đặc biệt các nước có nền chăn nuôi phát triển đều quan tâm đến vấn đề cải tiến chất lượng đàn giống lợn. Trên cơ sở chọn lọc giống lợn cao sản nhập nội nhằm nâng cao năng xuất của đàn lợn trong nước đã mang lại hiệu quả kinh tế

cao, lợi nhuận thu được từ ngành chăn nuôi lợn ngày càng lớn.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và mức độ cảm nhiễm bệnh của lợn lai F1 (Landrace x PI4) tại Trại giống lợn Tân Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)