2.2.4.1. Giống
Trong chăn nuôi, giống là tiền đề quyết định đến sự thành công “Giống có giá trị kinh tế, giá trị gây giống tương đối ổn định có thể di truyền các đặc tính cho đời sau”
Các giống khác nhau thì có sức sản xuất khác nhau, có khả năng thích nghi với môi trường sống khác nhau.
Trong cùng một giống (lợn) cùng một đàn cùng nuôi tại một thời điểm nhưng có những con mang kiểu gen tốt thì khả năng sinh trưởng vượt trội.
Tóm lại: Giống là tiền đề, nếu không có giống tốt thì các yếu tố khác có tốt đến mấy người chăn nuôi cũng không thểđạt được năng suất chất lượng cao.
Sự khác nhau giữa các giống lợn về các tính trạng năng suất sinh sản đã
được nhiều tác giả công bố. Dựa vào năng suất sinh sản và sức sản suất thịt, các giống lợn được chia làm 4 nhóm chính (Legaultc, 1985) [27]. Với mục
đích đa dụng, các giống lợn như Large White, Landrace, một vài dòng nguyên chủng được xếp vào loại có khả năng sản suất thịt và sinh sản khá. Các giống chuyên dụng dòng bố như Pietrain, Landrace Bỉ, Hampshire có năng suất sinh sản trung bình nhưng năng xuất thịt cao. Các giống chuyên dụng dòng mẹ,
đặc biệt là một số giống chuyên sản của Trung Quốc như Taihu có năng suất sinh sản đặc biệt cao nhưng năng suất thịt lại kém. Cuối cùng là nhóm giống nguyên sản có năng suất sinh sản cũng như năng suất thịt thấp nhưng có khả
năng thích nghi tốt với môi trường riêng của chúng.
Gia súc thuộc các giống khác nhau thì sự thành thục về tính cũng khác nhau. Sự thành thục về tính ở gia súc có tầm vóc, khối lượng nhỏ thường sớm hơn gia súc có tầm vóc khối lượng lớn. Sự thành thục về tính ở lợn cái được
định nghĩa là thời điểm rụng trứng lần đầu tiên và xảy ra ở 3-4 tháng tuổi đối với các giống lợn thành thục sớm và 6-7 tháng tuổi đối với hầu hết các giống lợn phổ biến ở các nước phát triển (Rosthchid và Bidanel, 1998) [28].
Đánh giá ảnh hưởng của lai giống đối với năng suất sinh sản, nhiều tác giả cho biết nhờ có ưu thế lai mà lai giống có thể cải thiện năng suất sinh sản của lợn. Các lợn lai có tuổi thành thục về tính sớm hơn (11,3 ngày), tỷ lệ thụ
thai cao hơn (2-4%), số trứng rụng lớn hơn (0,5 trứng) và khối lượng sơ sinh ra/ổ (1kg), khối lượng 21 ngày tuổi/ổ (4,2kg) cao hơn so với giống thuần (trích theo Vũ Hồng Sâm, 2003) [17].
2.2.4.2. Ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền
Các giống khác nhau có quá trình sinh trưởng khác nhau, tiềm năng di truyền của quá trình sinh trưởng của các gia súc được thể hiện thông qua
hệ số di truyền. Hệ số di truyền đối với tính trạng khối lượng sơ sinh và sinh trưởng trong thời gian bú sữa dao động từ 0,05 - 0,21, hệ số di truyền này thấp hơn so với hệ số di truyền của tính trạng này trong thời kỳ vỗ béo (từ 25 - 95 kg).
Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn có mối tương quan di truyền nghịch và khá chặt chẽ đã được nhiều tác giả nghiên cứu kết luận, đó là: -0,51 đến -0,56 (Nguyễn Văn Đức và cs, 2001) [4]; - 0,715 (Nguyễn Quế Côi và cs, 1996) [1].
Hệ số di truyền về tiêu tốn thức ăn ở mức trung bình. Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn có thể dễ dàng được cải thiện thông qua chọn lọc và nó thường là một chỉ tiêu quan trọng trong chương trình cải tiến giống lợn. Tác giả
Kovalenko và Yaremenko (1990) [25] công bố con lai (DLW) có mức tiêu tốn thức ăn là 3,55 kg/kg tăng trọng, trong khi con lai LW chỉ tiêu này đạt 2,5 kg/kg tăng trọng. Tính trạng này được quan tâm chọn lọc và có xu hướng ngày càng giảm.
2.2.4.3. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh
Ngoài các yếu tố di truyền, các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng rất
lớn đến các tính trạng sinh trưởng và cho thịt của lợn.
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng
Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố ngoại cảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và cho thịt ở lợn. Trong chăn nuôi chi phí cho thức ăn chiếm 70 - 80% giá thành sản phẩm, do
tế sẽ cao và ngược lại. Qua nghiên cứu và thực tế cho thấy vật nuôi có khả
năng sinh trưởng tốt do khả năng đồng hóa cao, hiệu quả sử dụng thức ăn cao thì tiêu tốn thức ăn thấp, thời gian nuôi sẽ được rút ngắn tăng số lứa
đẻ/nái/năm. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng chính là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn của cơ thể. Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn và tăng khối lượng có mối tương quan nghịch nên khi nâng cao khả năng tăng khối lượng có thể sẽ giảm chi phí thức ăn.
Mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần là yếu tốảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng khối lượng. Đảm bảo cân đối dinh dưỡng thì con vật mới phát huy được tiềm năng di truyền của nó. Thức ăn và giá trị dinh dưỡng là các nhân tốảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt của con vật.
Ngoài ra, phương thức nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của con vật. Khi cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do, khả năng tăng khối lượng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn nhưng dày mỡ lưng lại cao hơn khi lợn được ăn khẩu phần ăn hạn chế. Lợn cho ăn khẩu phần thức ăn hạn chế
có tỷ lệ nạc cao hơn lợn cho ăn khẩu phần thức ăn tự do.
- Ảnh hưởng của tính biệt
Lợn cái, lợn đực hay lợn đực thiến đều có tốc độ phát triển và cấu thành của cơ thể khác nhau. Lợn đực có khối lượng nạc cao hơn lợn cái và đực thiến. Tuy nhiên, nhu cầu về năng lượng cho duy trì của lợn đực cũng cao hơn lợn cái và lợn đực thiến. Một số công trình nghiên cứu khác lại cho rằng lợn
đực thiến có mức độ tăng khối lượng cao hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn (Campell và cs, 1985) [22].
- Ảnh hưởng của chuồng trại
Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt. Cơ sở chăn nuôi biểu thị tổng hợp chế độ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn. Thông thường, lợn bị nuôi chật hẹp thì khả năng tăng
khối lượng thấp hơn lợn được nuôi trong điều kiện chuồng trại rộng rãi.
Nghiên cứu của Brumm và Miller (1996) [21] cho thấy diện tích chuồng nuôi 0,56m2/con thì lợn ăn ít hơn và tăng khối lượng cũng chậm hơn so với lợn được nuôi với diện tích 0,78 m2/con, năng suất của lợn đực thiến đạt tối
đa khi nuôi ở diện tích 0,84 - 1m2. Nielsen và cs (1995) [26] cho biết lợn nuôi
đàn thì ăn nhanh hơn, lượng thức ăn trong một bữa được nhiều hơn nhưng số
bữa ăn trong ngày lại giảm và lượng thức ăn thu nhận hàng ngày lại ít hơn so với lợn nuôi nhốt riêng từng ô chuồng.
Các tác nhân stress có ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất và sức sản xuất của lợn, đó là điều kiện chuồng nuôi, khẩu phần ăn không được đảm bảo, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém, vận chuyển, phân đàn, tiêm phòng,
điều trị, thay đổi khẩu phần ăn... (Wood, 1986 [30]).
2.2.4.4. Thức ăn và dinh dưỡng
Trong chăn nuôi lợn phụ thuộc phần lớn vào thức ăn chiếm 70% giá thành của sản phẩm. Thức ăn là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất và sự sống của gia súc, sự tăng trọng về phát triển của gia súc.
Vì vậy, chúng ta cần nắm vững nhu cầu dinh dưỡng ở lợn như sau: - Nước: Là dung môi cần thiết cho cơ thể duy trì sự sống. Nó tham gia vào quá trình tiêu hóa hấp thu đối với cơ thể. Nước vận chuyển các chất dinh dưỡng từ cơ quan tiêu hóa theo con đường máu đến khắp cơ thể (trong máu nước chiếm 80%) và vận chuyển các chất cặn bã qua đường mồ hôi, phân, tiểu ra ngoài.
Trong chuồng nuôi nên lắp đặt núm uống nước tự động là phương pháp khoa học đảm bảo nhu cầu thuyền xuyên và đầy đủ nước cho lợn.
- Protein (Pr): Protein rất quan trọng trong khẩu phần thức ăn, là thành phần không thể thay thế được, cần thiết cho mọi hoạt động trao đổi chất trong cơ thể.
Con vật càng non trao đổi chất càng mạnh, khả năng tích lũy Protein càng lớn. Khi gia súc trưởng thành khả năng tích lũy Protein giảm dần, đồng thời hàm lượng Protein trong cơ thể giảm đi.
Như vậy gia súc còn non cho ăn đầy đủ Protein thì chúng càng lớn và rút ngắn được thời gian sinh trưởng. Khi gia súc trưởng thành không nên cho
ăn nhiều Protein gây lãng phí.
- Lipit (L): Là nguồn dự trữ năng lượng, tích lũy ở dưới da của cơ thể. Là thành phần tạo lên các mô của cơ thể có vai trò bảo vệ giữ ấm cho cơ thể.
Lượng Lipit thường được tích lũy nhiều nhất ở bụng, mông, vai. Giai
đoạn tích lũy này tăng lên theo quá trình sinh trưởng phát triển của con vật. Lipit có vai trò hòa tan các chất vitamin A, D nếu thiếu Lipit sẽ dẫn đến bị thiếu vitamin. Nếu thừa Lipit thì con vật sẽ quá béo.
- Gluxit (G): Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Nhu cầu năng lượng thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của con vật, thay đổi theo hướng sản xuất cũng như nhiệt độ chuồng nuôi. Ví dụở nhiệt độ
20oC thì lượng mô mỡ tăng lên là 0,224 kg. Còn ở nhiệt độ 12oC thì lượng mô mỡ tăng lên là 0.192 kg (Võ Trọng Hốt và cộng sự, 2002) [5].
- Khoáng chất: Ngoài chức năng cấu tạo mô còn tham gia nhiều quá trình chuyển hóa của mô cơ. Nếu khẩu phần ăn thiếu khoáng con vật sẽ bị rối loạn trao đổi chất, sinh sản ngừng trệ, sức sản xuất sút kém.
Chất khoáng quan tâm nhất vẫn là canxi (Ca) và photpho (P), ngoài ra còn có Kali, Natri, Magiê…Các khoáng chất này giữ vai trò chính trong việc phát triển và duy trì bộ xương và thực hiện chức năng sinh lý khác: Khả năng sinh trưởng, khả năng thu nhận thức ăn…
Trong khẩu phần của lợn con cần đảm bảo 0,9% Ca; 0,7% P; và Ca/P là 1,2-1,8.
Lợn con rất hay thiếu sắt, hậu quả là bị thiếu máu, ỉa chảy, ỉa phân trắng, chậm lớn. Để khắc phục thường dùng Dextran - Fe tiêm vào ngày thứ 3 sau khi lợn đẻ (Từ Quang Hiển và Phan Đình Thắm, 1995) [6].
- Vitamin (Vi): Là những hợp chất hữu cơ. Vitamin tham gia vào hầu hết quá trình trao đổi chất và hoạt động của cơ thể (Là chất xúc tác sinh học, xúc tiến việc tổng hợp phân giải các chất dinh dưỡng). Vitamin có trong các tế bào cơ
thể và giúp cho lợn sinh trưởng phát triển bình thường (Từ Quang Hiển và Phan Đình Thắm, 1995) [6].
Thiếu Vitamin A con vật bị mù, năng suất sinh sản thấp, tốc độ sinh trưởng giảm.
Thiếu Vitamin D sẽ dễ dẫn đến sự rối loạn vôi hóa của các mô xương bình thường, đặc biệt là bệnh còi xương ở lợn con và mềm xương ở lợn trưởng thành. Nếu thừa Vitamin D sẽ vôi hóa tim, phổi, thận.
Vitamin B1 tham gia quá trình trao đổi chất, kích thích tính thèm ăn. Nhu cầu vitamin cho lợn con:
Vitamin A: 2200 UI/ kg thức ăn. Vitamin B1: 1-1.5mg/kg thức ăn. Vitamin D: 220UI/kg thức ăn.
2.2.4.5. Nhiệt độ, ẩm độ và chếđộ nuôi dưỡng
Theo Võ Trọng Hốt và cs (2002) [5] cho biết:
- Nhiệt độ: Khi nhiệt độ cao lợn có triệu chứng thở nhiều, giảm ăn, đi phân bừa bãi khi đó lợn sẽ mệt mỏi kén ăn, bỏ ăn, tăng khối lượng kém, dễ
mắc bệnh, hiệu quả kinh tế giảm sút. Biện pháp giảm nhiệt là tắm cho lợn hay có quạt thông gió…
Khi nhiệt độ thấp: Lợn dễ xảy ra dịch bệnh về tiêu hóa, hô hấp và các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng hơn như: Bệnh Tai Xanh, bệnh Cúm A /H1N1… cần có hệ thống sưởi ấm khi trời rét.
- Ẩm độ: Ẩm độ cao lợn sẽ rất bẩn dễ mắc bệnh hô hấp, bệnh ngoài da như: Ghẻ, đậu mùa, …, hậu quả lợn tăng chậm. Ẩm độ thấp gây hậu quả xấu
ở lợn con. Ẩm độ phù hợp cho lợn từ 50% - 70%.
- Chế độ nuôi dưỡng: Thành công trong chăn nuôi theo quan niệm: Giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở chăm sóc thì nuôi dưỡng là yếu tố quyết
định. Chăm sóc tạo những điều kiện cho đàn vật nuôi phát triển bình thường, không xảy ra dịch bệnh chính vì thế cần:
+ Vệ sinh chuồng trại: Chuồng trại phải luôn sạch sẽ, khô ráo nhất là thời gian đầu lợn chưa sinh. Cần định kỳ tổng vệ sinh chuồng trại, môi trường xung quanh phương thuốc diệt ruồi muỗi, tẩy uế chuồng trại sạch sẽ sau khi lợn xuất chuồng.
+ Vệ sinh thức ăn, nước uống: Máng ăn – uống luôn sạch sẽ phải cọ
máng ăn hàng ngày không cho lợn ăn thức ăn ôi thiu hay thức ăn nhiễm khuẩn. + Vệ sinh cơ thể lợn: Mùa Hè phải tắm trải thường xuyên trong các ô chuồng lợn nái (không tắm cho lợn mẹ trong thời gian nuôi con, hạn chế tối
đa độ ẩm để phòng trừ bệnh lợn ỉa chảy và lợn mẹ bị viêm nhiễm móng), 1 -2 lần / ngày vào các buổi sáng và buổi chiều mát. Mùa Đông 1-2 ngày/lần vào các mùa nắng ấm, lúc trời lạnh và mưa thì có rèm để che phủ.
+ Đặc biệt là công tác thú y: Cần tiêm phòng Vaccine triệt để, có hệ
thống tường bao, bố trí các hố vôi để sát trùng ở cửa ra vào, nhằm phòng ngừa dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập. Ở trại cần xây dựng nội quy thú y để phổ
biến cho người chăn nuôi. Những bệnh thường xảy ra ở lợn: Dịch tả lợn, tụ
huyết trùng, đóng dấu lợn, phó thương hàn, ghẻ…Nếu bệnh xảy ra cần chữa trị kịp thời, kiểm soát tốt nhằm ngăn chặn không để bệnh thành dịch giúp con vật phục hồi nhanh phát triển bình thường.