Khả năng giải nghĩa từ của học sinh Tiểu học

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng nhận diện, hiểu biết ý nghĩa và giải nghĩa từ ngữ của học sinh tiểu học (KL03771) (Trang 49)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3. Khả năng giải nghĩa từ của học sinh Tiểu học

Mục đích là kiểm tra, đánh giá khả năng giải nghĩa từ, biện pháp giải nghĩa và cách thức diễn đạt của học sinh Tiểu học. Từ đó đề ra một số biện pháp giúp đỡ học sinh làm tốt hơn các bài tập giải nghĩa từ, biết giải nghĩa một số từ loại. Rèn luyện khả năng diễn đạt của học sinh.

2.3.1. Khả năng giải nghĩa các danh từ

Mục đích nhằm đánh giá thực trạng giải nghĩa danh từ của học sinh Tiểu học (lớp 4, lớp 5). Từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những lỗi sai của học sinh khi làm các bài tập giải nghĩa về danh từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt cho học sinh khi giải nghĩa từ.

a. Giải nghĩa các danh từ chỉ vật, sự vật. Đề bài chúng tôi đưa ra khảo sát: Bài 1: Em hãy viết ra ý nghĩa của các từ sau:

- Vườn:……….. - Bảng:………... - Giường:………... - Xe đạp:………

Kết quả thu được:

Đúng Sai KQ Lớp SL TL(%) Cả bài TL(%) 1 ý TL(%) 2 ý TL(%) 3 ý TL(%) 4 14 46,6 7 23,3 6 20 3 10 0 0 5 20 66,6 0 0 5 16,6 4 13,3 1 3.,3

Nhìn vào bảng thống kê trên chúng ta thấy: Số bài làm đúng ở từng lớp như sau:

Lớp 4: Số bài làm đúng có 14/30 bài = 46,6%, ở mức dưới 50%.

Lớp 5: Số bài làm đúng có 20/30 bài = 66,6%, chất lượng khả quan hơn so với lớp 4. Tuy nhiên vẫn có 53,4% số bài ở lớp 4 và 33,4% số bài ở lớp 5 học sinh làm sai cả bài hoặc 1 vài ý. Cụ thể:

Lớp 4: Làm sai cả bài có 7/30 bài = 23,3% Sai 1 ý có 6/30 bài = 20%

Sai 2 ý có 3/30 bài = 10% Sai 3 ý: không có bài nào.

Ở lớp 5: Không có học sinh làm sai cả bài. Sai 1 ý có 5/30 bài = 16,6% Sai 2 ý có 4/30 bài = 13,3% Sai 3 ý có 1/30 bài = 3,3%.

Đối với dạng bài tập này thì mỗi học sinh lại có cách giải nghĩa khác nhau dựa theo các biện pháp giải nghĩa từ được học. Cụ thể:

Giải nghĩa theo kiểu mô tả được phần lớn số học sinh sử dụng ở bài tập này. Ngoài ra thì một số học sinh sử dụng biện pháp giải nghĩa theo kiểu so sánh, đối chiếu. Các em giải nghĩa bằng cách miêu tả đặc điểm, chức năng của đồ vật, sự vật đưa ra. Ví dụ: Học sinh giải nghĩa từ “sông” là “một dòng nước lớn chảy ra biển và có nhiều tôm cá” hoặc “sông là một dòng nước chảy siết, có cá sống ở đó và có thuyền bè đi lại”.

Ví dụ: Bài làm giải nghĩa theo kiểu so sánh, đối chiếu: “Sông lớn hơn suối và bé hơn biển”.

Bên cạnh những bài làm tốt thì có những bài học sinh biết về đồ vật, sự vật đó nhưng không biết giải nghĩa như nào hoặc không diễn tả được ý hiểu của mình bằng lời được. Ví dụ: “Sông” là sông, vườn là vườn hoặc “sông”: Cái sông. “Vườn”: Vườn cây. “Xe đạp”: Xe đạp…Như vậy là có trường hợp học sinh hiểu biết về vật, sự vật được đưa ra nhưng không biết cách giải nghĩa và ngôn ngữ để diễn đạt còn hạn chế nên không biết diễn đạt ý hiểu của bản thân về vật, sự vật đó.

Chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau để giúp học sinh làm bài tập dạng giải nghĩa danh từ được tốt hơn:

Trong các tiết học giải nghĩa từ giáo viên khi giải nghĩa phải tạo ra sự hấp dẫn học sinh tham gia chú ý vào việc giải nghĩa từ. Đồng thời yêu cầu học sinh tự giải nghĩa và giáo viên uốn nắn sửa cho học sinh về cách diễn đạt. Cho học sinh giải nghĩa theo nhiều kiểu giải nghĩa khác nhau. Bên cạnh đó, giáo viên cần tận dụng, dành nhiều thời gian hơn cho việc hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ. b. Giải nghĩa các danh từ chỉ người

Bài tập yêu cầu:

Bài 2: Em hãy viết ra ý nghĩa của các từ sau:

- Cô giáo:……… - Mẹ:………... - Bà:……… - Cầu thủ:……… - Cụ già:………..

Kết quả thu được:

Đúng Sai KQ Lớp Số lượng Tỷ lệ (%) 1 ý Tỷ lệ (%) 2 ý Tỷ lệ (%) 4 24 80 4 13,3 10 33,3 5 20 66,6 2 6,6 0 0

Kết quả làm bài của học sinh ở bài tập này có số bài làm đúng đạt 66,6% ở lớp 5A với số lượng 20/30 bài và 24/30 bài = 80% ở lớp 4A. Như vậy, kết quả có tiến bộ hơn so với bài tập 1.

Bài tập yêu cầu học sinh giải nghĩa các danh từ chỉ người. Những danh từ này đều quen thuộc với học sinh. Bài tập này học sinh cũng giải nghĩa chủ yếu bằng cách miêu tả về các danh từ chỉ người đó như miêu tả về: Công việc, vai trò, hình dáng.

Ví dụ học sinh giải nghĩa từ: “Cô giáo” là một giáo viên nữ hoặc “cô giáo” là một người dạy học, dạy dỗ chúng ta nên người… ; “Mẹ” là người sinh ra ta và dạy dỗ ta nên người, “cầu thủ” là người chơi bóng đá trong một đội tuyển nào đó, “cụ già” là người cao tuổi, tóc bạc phơ.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh làm sai như: Lớp 4A: Sai 1 ý có 4/30 bài = 13,3%.

Sai 2 ý có 10/30 bài = 33,3%.

Lớp 5A: Sai 1 ý có 2/30 bài = 6,6% và không có bài làm sai 2 ý. Nguyên nhân dẫn đến lỗi sai của học sinh:

- Học sinh không biết diễn đạt về cách giải nghĩa của mình nên diễn đạt có ý đúng nhưng cách diễn đạt bị cụt và khó hiểu.

Ví dụ: Học sinh giải nghĩa từ “cô giáo” là để dạy hay “cô giáo”: Giáo dục “Mẹ”: Chăm sóc…

- Học sinh hiểu đối tượng cần giải nghĩa nhưng không biết giải nghĩa. Ví dụ: “Mẹ” là mẹ. “Cầu thủ” là thủ.

- Học sinh không hiểu, không biết về danh từ (đối tượng) cần giải nghĩa nên giải nghĩa không chính xác.

Ví dụ: “Cầu thủ” là người chơi các môn thể thao hoặc “cầu thủ” là cầu một lời gì đó… một lời gì đó…

2.3.2. Khả năng giải nghĩa tính từ

Chúng tôi đưa ra các tính từ như sau:

- Trắng xóa:……… - Đỏ:……… - Đỏ:……… - Ngắn:……… - Yếu ớt:……….. - Lòa xòa:………

Yêu cầu học sinh: Hãy viết ra ý nghĩa của các từ đã cho.

Qua khảo sát bằng 60 phiếu câu hỏi dành cho 2 lớp: Lớp 4A và lớp 5A chúng tôi thu được kết quả như sau:

Đúng Sai KQ Lớp SL TL (%) Cả bài TL (%) 1 ý TL (%) 2 ý TL (%) 3 ý TL (%) 4 ý TL (%) 4 7 23,3 2 6,6 10 33,3 7 23,3 4 13,3 0 0 5 4 13,3 0 0 8 26,6 11 36,6 4 13,3 3 10

Kết quả cho thấy số bài làm đúng ở cả 2 lớp đều dưới 30%. Cụ thể: Lớp 4A có 7/30 bài = 23,3%

Trong khi đó, bài tập này có số lượng bài làm sai tăng lên. Học sinh làm sai cả bài và sai 3; 4 ý cũng xuất hiện. Nhìn qua thì những tính từ này rất quen thuộc với học sinh nhưng các em lại gặp khó khăn khi giải nghĩa những từ này.

Khi giải nghĩa tính từ thì học sinh lại giải nghĩa theo kiểu đối chiếu, so sánh và bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa nhiều hơn. Chỉ một số bài các em giải nghĩa theo định nghĩa hoặc theo kiểu miêu tả như bài tập giải nghĩa các danh từ ở trên.

Ví dụ: Học sinh giải nghĩa theo kiểu đối chiếu, so sánh:

- “Trắng xóa” là có màu như vôi hoặc tuyết hoặc có học sinh giải nghĩa là như màu của tờ giấy hoặc trắng xóa là trắng hơn màu trắng…

- “Đỏ” là như màu của máu hoặc màu của son hay có học sinh giải nghĩa đỏ là như màu của lá cờ tổ quốc…

Ví dụ: Giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa: - “Ngắn” là trái nghĩa với dài.

- “Yếu ớt” là trái nghĩa với mạnh mẽ. - “Lòa xòa” đồng nghĩa với lôi thôi.

Ví dụ giải nghĩa bằng miêu tả:

- “Trắng xóa” là trắng quá mức, trắng không dấu vết gì. - “Lòa xòa” là nhiều, tỏa ra mọi phía, rủ xuống.

Ví dụ giải nghĩa theo định nghĩa: - “Đỏ” là màu đỏ

Những bài học sinh làm sai cả câu hoặc 1 vài ý là do:

- Học sinh không hiểu thế nào là giải nghĩa từ nên không biết giải nghĩa. Ví dụ: “Ngắn”: Ngắn.

“Đỏ”: Đỏ đậm hay đỏ nhạt.

“ loà xòa”: Một cái gì đó trông rất lòa xòa.

- Vốn từ của học sinh còn hạn chế nên mức độ hiểu chỉ ở một khía cạnh nào đó chứ không phải nghĩa bao quát của từ. Chỉ nghĩ đến những sự vật gần gũi quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày.

Ví dụ: “Lòa xòa” là một người không buộc tóc để lòa xòa. “Yếu ớt” là một người rất yếu, dễ bắt nạt…

- Do khả năng diễn đạt của học sinh kém nên hiểu nhưng không biết diễn đạt không diễn đạt được hoặc dùng từ diễn đạt không đúng làm sai ý hiểu của mình.

Ví dụ: “Đỏ” là màu của tổ quốc Việt Nam. Đúng phải là: “Đỏ” là màu giống như màu lá cờ tổ quốc của Việt Nam.

“Lòa xòa” là dài, xõa xụa. Lẽ ra “lòa xòa” phải là một cái gì đó trông không gọn gàng.

“Ngắn” là thấp, lùn. Đúng phải là cùng nghĩa với thấp, lùn. - Do học sinh hiểu không đúng hoặc không hiểu từ cần giải nghĩa.

Ví dụ: “Ngắn” là ít, hay “ngắn” là rất ngắn.

“Yếu ớt” là vụng về, hậu đậu hay học sinh khác lại giải nghĩa yếu ớt là gặp chuyện gì đều sợ hãi.

Những lỗi sai trên có thể khắc phục được nếu giáo viên giải thích cho học sinh hiểu khái niệm giải nghĩa từ. Khi giải nghĩa từ cho học sinh thì giải nghĩa một cách ngắn gọn, dễ hiểu. Đồng thời, uốn nắn lỗi diễn đạt cho học sinh khi cho học sinh tự giải nghĩa từ.

2.3.3. Khả năng giải nghĩa động từ

- Hái:……… - Nhảy:………. - Quét:……….. - Viết:……… - Uống:………..

Qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả sau:

Đúng Sai KQ Lớp SL TL (%) Cả bài TL (%) 1 ý TL (%) 2 ý TL (%) 3 ý TL (%) 4 ý TL (%) 4 6 20 11 36,6 0 0 5 16,6 4 16,6 4 13,3 5 4 13,3 2 6,6 7 23,3 4 13,3 9 13,3 9 13,3

Số bài làm đúng ở lớp 4A giảm 3,3% so với bài trước. Cụ thể: Lớp 4A có 6/30 bài = 20%. Lớp 5A có 4/30 bài = 13,3%.

Trong khi đó số bài làm sai ở từng lớp như sau: Lớp 4:

Sai cả bài có 11/30 bài = 36,6% Sai 2 ý có 5/30 bài = 16,6% Sai 3 ý có4/30 bài = 13,3% Sai 4 ý có 4/30 bài = 13,3%. Lớp 5:

Sai 2 ý có 4/30 bài = 13,3% Sai 3 ý có 9/30 bài = 30% Sai 4 ý có 4/30 bài = 13,3%. Nguyên nhân:

Những từ ở bài tập này chúng tôi yêu cầu học sinh giải nghĩa là những động từ. Tuy các động từ này đều là các từ đơn và là những hành động hằng ngày các em thực hiện trong cuộc sống nhưng để giải nghĩa những từ đó thì học sinh lại cảm thấy khó khăn. Các em thực hiện được những hành động đó và biết phải làm như thế nào nhưng do không biết giải nghĩa và không biết diễn đạt ý hiểu của mình như thế nào cho người khác hiểu nên các em vẫn làm sai rất nhiều. Có những học sinh kém thì các em không giải nghĩa đúng được từ nào. Mặt khác do học sinh hiểu không sâu nên chỉ hiểu một khía cạnh của từ:

Ví dụ: “Hái”: Hái hoa, quả.

“Quét”: Quét sơn, quét nhà hay cầm chổi quét trên mặt đất.

“Uống”: Uống nước hay có học sinh lại giải nghĩa “uống” là uống nước vào bụng hoặc “hái” là dùng tay để hái quả để ăn. nước vào bụng hoặc “hái” là dùng tay để hái quả để ăn.

“Nhảy” là nhảy dây.

“Hái” là khi khát thì uống…

“Viết” là viết văn hay có học sinh chỉ giải nghĩa được viết là viết…

Do vốn từ ít nên các em diễn đạt lủng củng hoặc diễn đạt cụt không rõ ý. Tuy nhiên, nhiều học sinh làm đúng thì các em giải nghĩa khá tốt và giải nghĩa theo các kiểu giải nghĩa khác nhau nhưng chủ yếu ở từ loại động từ thì học sinh giải nghĩa theo kiểu miêu tả.

Ví dụ:

“Hái” là dùng tay lấy một thứ gì đó ở trên cây.

“Quét” là hành động dùng chổi đưa đi đưa đi đưa lại làm sạch nhà hay “quét” là lấy chổi dùng sức đẩy rác ra.

“Nhảy” là hành động co chân tung mình lên cao bật lên cao hoặc ra xa. “Viết” là dùng tay cầm bút đưa đi đưa lại trên giấy tạo ra chữ.

“Uống” là đưa chất lỏng vào miệng rồi nuốt…

Một số ít các em giải nghĩa theo kiểu đối chiếu, so sánh. Ví dụ: “Hái” là gần nghĩa với ngắt, bẻ.

2.3.4. Khả năng giải nghĩa các từ phức

Yêu cầu chúng tôi đưa ra:

Em hãy giải nghĩa ý nghĩa của các từ sau:

- Làng xóm:………

- Phố phường:……….

- Bánh trái:………..

- Bạn bè:………..

- Nhà cửa:……… Qua khảo sát ở lớp 4A và 5A chúng tôi thu được kết quả như sau:

Đúng Sai KQ Lớp SL Tỷ lệ (%) Cả câu Tỷ lệ (%) 1 ý Tỷ lệ (%) 2 ý Tỷ lệ (%) 3 ý Tỷ lệ (%) 4 10 33,3 3 10 13 43,3 2 6,6 1 3,3 5 6 20 0 0 12 40 8 26,6 4 13,3

Nhìn vào kết quả trên chúng ta thấy: Số lượng bài làm đúng ở lớp 4A có 10/30 bài = 33,3% và lớp 5A có 6/30 bài = 20%.

Số bài làm sai tuy có giảm hơn một so với bài trên song vẫn là những con số mà chúng ta đáng lưu tâm. Cụ thể:

Lớp 4A: Sai cả câu có 3/30 = 10% Sai 1 ý có 13/30 = 43,3% Sai 2 ý có 2/30 = 6,6% Sai 3 ý có 1/30 bài = 3,3%. Lớp 5: Sai 1 ý có 12/30 bài = 40% Sai 2 ý có 8/30 bài = 26,6% Sai 3 ý có 4/30 bài = 13,3%.

Khi giải nghĩa các từ phức thì học sinh không sử dụng nhiều kiểu giải nghĩa theo kiểu miêu tả mà các em giải nghĩa bằng định nghĩa.

Ví dụ: giải nghĩa bằng định nghĩa:

“Bánh trái” là danh từ chỉ chung các loại bánh. “Bạn bè” là bạn nói chung. “Bạn bè” là bạn nói chung. “Bạn bè” là bạn nói chung.

“Nhà cửa” là nhà nói chung để ở. Giải nghĩa theo kiểu miêu tả: Giải nghĩa theo kiểu miêu tả: Giải nghĩa theo kiểu miêu tả:

“Làng xóm” là một tập thể sống đông đúc ở quê, các nhà cạnh nhau. “Phố phường” là nơi nhộn nhịp, nhiều nhà ở thành phố. “Phố phường” là nơi nhộn nhịp, nhiều nhà ở thành phố.

Những lỗi sai của học sinh là do các em không hiểu ý nghĩa của từ cho nên giải nghĩa không đúng.

Ví dụ: Học sinh giải nghĩa từ “bánh trái” là bánh và hoa quả hay “bánh trái” là bánh làm từ các loại quả.

“Bạn bè” là bạn chơi với nhau thành bè hay học sinh khác giải nghĩa “bạn bè” là một người bạn thân nhất. bè” là một người bạn thân nhất. bè” là một người bạn thân nhất.

“Nhà cửa” là nhà và cửa.

Ngôn ngữ diễn đạt của học sinh còn chưa lưu loát, rõ ý, có khi dùng từ không đúng.

Ví dụ:

“Làng xóm” là nơi để khối dân cư ở nông thôn với đời sống riêng. “Phố phường” là một phố trong một thành phố.

“Bạn bè” là nguời thân yêu bạn bè của mình hay bạn bè thân mật.

Giáo viên cần quan tâm đến việc giải nghĩa của các em để sửa cho các em cả những lỗi nhỏ ngay cả cách diễn đạt để học sinh tránh mắc phải những lỗi sai kể trên.

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng nhận diện, hiểu biết ý nghĩa và giải nghĩa từ ngữ của học sinh tiểu học (KL03771) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)