7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.2. Khả năng hiểu nghĩa từ của học sinh Tiểu học
Mục đích của dạng bài tập này:
- Giúp học sinh củng cố lại khái niệm nghĩa của từ.
- Học sinh biết được chức năng của nghĩa của từ trong giao tiếp hằng ngày - Biết vận dụng khái niệm để làm các bài tập hiểu nghĩa từ.
- Biết tìm từ tương ứng với các nghĩa cho sẵn qua đó hiểu được nghĩa của một từ nào đó.
2.2.1. Khả năng hiểu nghĩa từ về lý thuyết (khái niệm)
Chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Thế nào là nghĩa của từ? Nghĩa của từ giúp em làm gì khi nói năng, trao đổi?”.
Kết quả thu được:
Lý thuyết và thực hành Lý thuyết Thực hành KQ Lớp Đúng Tỷ lệ (%) Sai Tỷ lệ (%) Sai Tỷ lệ (%) Không làm được Tỷ lệ (%) Sai Tỷ lệ (%) 4 1 3,3 6 20 8 26,6 14 46,6 1 3,3 5 2 6,6 5 16,6 10 33,3 13 43,3 0 0
Lớp 4 có 1/30 bài = 3,3% Lớp 5 có 2/30 bài = 6,6%.
Trong khi đó số lượng bài học sinh làm sai như sau: Lớp 4: Sai lý thuyết và thực hành có 6/30 bài = 20%
Sai lý thuyết (khái niệm) có 8/30 bài = 26,6% Sai thực hành (vận dụng) có1/30 bài = 3,3%.
Học sinh không làm được lý thuyết (khái niệm) là 14/30 bài = 46,6%
Lớp 5: Sai cả lý thuyết và thực hành có 5/30 bài = 16,6% Sai lý thuyết (khái niệm) có 10/30 bài = 33,3% Phần thực hành thì không có bài nào làm sai.
Học sinh không làm được khái niệm có 13/30 = 43,3%. Qua khảo sát và phân loại chúng tôi thấy rằng:
Do học sinh không quan tâm đến khái niệm nên không nhớ khái niệm vì vậy làm sai và không làm được với tỷ lệ trên 90%.
Nhiều trường hợp học sinh hiểu được khái niệm nghĩa của từ nhưng các em lại không diễn đạt được khái niệm bằng lời do vậy mà các em cũng làm sai.
Bên cạnh đó thì sách giáo khoa Tiếng Việt cũng không nêu rõ khái niệm này mà chủ yếu giáo viên diễn đạt cho học sinh hiểu được bản chất của nghĩa của từ. Mặt khác, về lý thuyết thì khái niệm này khá trừu tượng so với học sinh nên cũng có những em không hiểu được do vậy mà những trường hợp này các em làm sai cả khái niệm và phần câu hỏi vận dụng liên hệ thực tế của khái niệm.
Ví dụ một số học sinh nêu khái niệm theo ý hiểu của mình: “Nghĩa của từ là cho một từ nào đó rồi giải nghĩa” hoặc “nghĩa của từ là chỉ ý nghĩa nào đó của một từ”.
Trường hợp học sinh nêu khái niệm chúng tôi chấp nhận là đúng: “Nghĩa của từ là ý nghĩa của từ đó, là có nghĩa đen và nghĩa bóng của từ đó” hoặc “nghĩa của từ là những cái mà từ đó gợi ra cho ta hiểu khi người khác nói hoặc mình nói”.
Để khắc phục, hạn chế thực trạng trên chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau:
Do nội dung này trừu tượng nên giáo viên cần giải thích kĩ cho học sinh hiểu. Bên cạnh việc giải thích cho học sinh hiểu lý thuyết khái niệm nghĩa của từ thì cần dạy cho học sinh biết diễn đạt ý hiểu của mình thành lời.
2.2.2. Bài tập hiểu nghĩa từ:
Mục đích của loại bài tập dạng này:
- Giúp học sinh vận dụng khái niệm vào để làm bài tập, từ đó nhớ và khắc sâu phần kiến thức lý thuyết.
- Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ.
- Học sinh biết và rèn luyện kỹ năng làm một số dạng bài tập về hiểu nghĩa từ.
a. Bài tập dạng nối ghép:
Mục đích giúp học sinh hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt và biết làm bài tập dạng nối ghép một từ với một nghĩa tương ứng của nó.
Đề bài chúng tôi đưa ra khảo sát: Em hãy chọn từ tương ứng với ý nghĩa sau:
- Người đứng đầu nhà nước phong kiến. - Học sinh - Người chuyên làm việc lao động trí óc. - Nông dân -Người học tập ở nhà trường. - Vua - Người lao động chân tay, làm việc ăn lương. - Trí thức
- Công nhân
Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Đúng Sai
KQ
Lớp SL TL(%) 2 ý TL(%) 3 ý TL(%) 4 ý TL(%)
4 21 70 10 8 5 26,6 1 3,3
5 24 80 9 6 7 20 0 0
Nhìn vào bảng thống kê trên cho thấy chất lượng làm bài rất tốt: Lớp 4A đúng 21/30 bài = 70%
Lớp 5A đúng 24/30 bài = 80%.
Bài tập này có cột bên phải (các từ Hán Việt) là các từ chỉ nghề nghiệp của con người còn cột bên trái là nghĩa của các từ đó. Bài tập này tương đối dễ với học sinh cả hai lớp vì đây là những từ chỉ nghề nghiệp quen thuộc với học sinh. Do đó việc tìm ý nghĩa tương ứng của các từ này là không mấy khó khăn với các em. Tuy nhiên bên cạnh rất nhiều những bài làm đúng thì còn một số bài học sinh làm sai 1 hoặc 2 ý. Cụ thể:
Lớp 4: Sai 1 ý có 8/30 = 26,6% Sai 2 ý có 1/30 = 3,3% Lớp 5: Sai 1 ý có 6/30 = 20%
Sai 2 ý thì không có bài nào.
Như vậy, lớp 5 số bài các em nối nhầm ít hơn so với lớp 4.
Những bài bị sai 1 hoặc 2 ý là do các em nối nhầm ý “người lao động chân tay, làm việc ăn lương” với từ tương ứng là “nông dân”. Trong bài tập này, cột gồm các từ Hán Việt cho sẵn chúng tôi đưa ra là 5 từ, nhiều hơn cột nêu ý nghĩa 1 từ. Học sinh nhầm lẫn giữa “nông dân” và “công nhân”. Có sự nhầm lẫn này là do: Các em không đọc kỹ nghĩa trên hoặc các em hiểu quá máy móc về nghĩa này. Tuy cả “nông dân” và “công nhân” đều là những người lao động chân tay nhưng làm việc lấy lương hằng tháng thì chỉ có từ “công nhân” là phù hợp. Còn 1 trường hợp các em nối nghĩa “người chuyên làm việc lao động trí óc” là “nông dân”. Lỗi sai ở trường hợp này chúng tôi cho rằng nguyên nhân là do học sinh không biết và không hiểu từ “trí thức” nên khi có 5 từ mà sau khi các em đã chọn 3 từ rồi thì chỉ còn 2 từ “nông dân” và “trí thức”. Bởi vậy, các em đã chọn nối ý “người lao động chân tay, làm việc ăn lương” với từ “nông dân”. Trường hợp có 1 bài làm sai 2 ý là học sinh nối “người chuyên làm việc lao động trí óc là “công nhân” và “người lao động chân tay, làm việc ăn lương” là “công dân”. Cũng do những nguyên nhân trên là học sinh đọc không kỹ hoặc hiểu máy móc nghĩa “người lao động chân tay, làm việc ăn lương” nên nối nhầm với từ “nông dân”, và do học sinh không hiểu, không biết từ “trí thức” nên đã làm sai.
Biện pháp khắc phục một số lỗi sai trên là giáo viên sẽ tìm hiểu kỹ xem nguyên nhân từng lỗi sai của học sinh để có biện pháp giúp học sinh tránh mắc
sai lầm trên. Ví dụ: Khi học sinh hiểu nhầm giữa “nông dân” và “công nhân” thì giáo viên nhắc học sinh đọc kỹ nghĩa đưa ra, phân tích nghĩa đó xem phù hợp với từ nào nhất. Chẳng hạn: “Nông dân” là những người làm nông nghiệp, lao động chân tay, họ tạo ra lúa gạo để ăn, phục vụ cho chính mình. “Công nhân” là những người làm việc chân tay trong các nhà máy, xí nghiệp, họ làm ra sản phẩm cho nhà máy, xí nghiệp đó và họ được trả công bằng lương hằng tháng. Vì vậy mà nghĩa “người lao động chân tay, làm việc ăn lương” chỉ có thể phù hợp với từ “công nhân”.
Bài 2: Em hãy chọn từ tương ứng với ý nghĩa sau:
- Một lòng một dạ vì việc nghĩa. - Chung thủy - Trước sau như một không gì lay chuyển nổi. - Ý chí
- Xác định được mục đích và hướng hành động
khắc phục khó khăn nhằm đạt mục đích. - Trung nghĩa - Trước sau một lòng gắn bó không thay đổi. - Trung thực - Ngay thẳng thật thà. - Trung thành.
Chúng tôi phát đều 60 phiếu cho lớp 4A và 5A. Kết quả thu được:
Đúng Sai KQ Lớp Số lượng Tỷ lệ (%) 2 ý Tỷ lệ (%) 3 ý Tỷ lệ (%) 4 ý Tỷ lệ (%) 4 11 36,6 10 33,3 5 16,6 4 13,3 5 14 46,6 9 30 7 23,3 0 0
Tuy cùng một yêu cầu nhưng bài tập này chất lượng làm bài của học sinh giảm 33% so với bài tập 1. Cụ thể:
Lớp 4: Số bài làm đúng là 11/30 bài = 36,6% Lớp 5: Số bài làm đúng là 14/30 bài = 46,6%.
Bên cạnh đó số bài làm sai tăng lên và có những bài học sinh làm sai 3; 4 ý. Cụ thể: Lớp 4: Làm sai 2 ý có 10/30 bài = 33,3% Làm sai 3 ý có 5/30 bài = 16,6% Sai 4 ý có 4/3 bài = 13,3%. Lớp 5: Sai 2 ý có 9/30 bài = 30% Sai 3 ý có 7/30 bài = 23,3%
Không có bài học sinh làm sai 4 ý.
Lớp 4 luôn chiếm tỷ lệ số bài làm sai nhiều hơn so với lớp 5.
Đây là dạng bài tập nối giữa một cột là ý nghĩa của từ (cột bên trái) với 1 cột là các từ Hán Việt chỉ tình cảm, đạo đức của con người (cột bên phải).
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các lỗi sai của học sinh:
Trường hợp học sinh làm sai 2 ý phần lớn là học sinh nhầm giữa “chung thủy” với “trung thành”, một số ít nhầm “trung nghĩa” với “trung thành” hay “trung thành” với “trung thực”. Ở đây, nghĩa đúng của “chung thủy” trong các nghĩa đã cho là “trước sau một lòng gắn bó không thay đổi”. Còn nghĩa đúng của “Trung thành” trong các nghĩa đã cho là “trước sau như một không gì lay chuyển nổi”. Nếu đọc qua thì chúng ta có thể thấy hai nghĩa này dễ bị nhầm lẫn nhưng khi tìm hiểu kỹ thì từ Hán Việt “chung thủy” có yếu tố “chung” nghĩa là “kết”.
“Thủy” có nghĩa là “ ban đầu”. Vậy “Chung thủy” (tình cảm) nghĩa là gắn bó yêu thương từ thuở ban đầu đến phút cuối cùng. Vì vậy, nó phù hợp với nghĩa đưa ra là “trước sau một lòng gắn bó không thay đổi”. Còn từ “trung thành” thì “trung” có nghĩa là một lòng một dạ (với vua) theo quan niệm xưa nên “trung thành là “trước sau một lòng một dạ, giữ trọn niềm tin, giữ trọn những tình cảm gắn bó, những điều đã cam kết đối với ai, cái gì”. Do đó, trong các nghĩa đã cho thì “trung thành” sẽ được nối với nghĩa “trước sau như một không gì lay chuyển nổi”.
Đối với từ “trung nghĩa” thì tất nhiên nghĩa của nó rõ ràng phải là một lòng một dạ vì “việc nghĩa”. Mặt khác, do kiến thức hiểu nghĩa từ Hán Việt của học sinh chưa sâu và khả năng phân tích từng yếu tố Hán Việt của các em còn hạn chế nên chọn từ tương ứng với nghĩa đã cho sẵn vẫn còn lúng túng nên bị nhầm lẫn một số từ với nhau.
Để khắc phục và hạn chế những lỗi trên thì giáo viên cần tích cực cho học sinh làm quen với các bài tập hiểu nghĩa từ như trên, đồng thời giải nghĩa cho học sinh các từ mới lạ, giải nghĩa một cách sinh động và hấp dẫn để thu hút sự chú ý cũng như sự say mê tìm hiểu nghĩa từ của các học sinh. Khi giải nghĩa từ giáo viên phân tích rõ, tách từng yếu tố Hán Việt để giải nghĩa cho học sinh dễ hiểu, từ đó làm tăng khả năng hiểu nghĩa từ của học sinh.
b. Bài tập dạng tìm từ.
Mục đích của dạng bài tập này là giúp học sinh hiểu nghĩa của một từ. Biết tìm, lựa chọn từ phù hợp, đúng với nghĩa đưa ra.
Yêu cầu:
- Khoảng không bao la chứa trái đất và các vì sao?
- Đồ dùng làm bằng giấy cứng, gỗ, nhựa hay kim loại để đựng hoặc che chắn, bảo vệ các thứ bên trong?
- Loài thú lớn ở rừng nhiệt đới , có vòi và ngà? - Thực vật có rễ, thân, lá màu xanh sống bám đất?
- Món ăn làm bằng thóc nếp non, rang chín, giã vỏ, màu xanh, hương vị thơm? Kết quả: Đúng Sai Kết quả Lớp Số lượng Tỷ lệ (%) 1 ý Tỷ lệ (%) 2 ý Tỷ lệ (%) 4 25 83,3 4 13,3 1 3,3 5 19 63,3 10 33,3 1 3,3
Như vậy, kết quả thu được như sau: Lớp 4 đúng 25/30 bài = 83,3% Lớp 5 đúng 19/30 bài = 63,3%.
Tuy nhiên vẫn có những bài làm không tránh khỏi những lỗi sai như: Lớp 4: Sai 1 ý có 4/30 bài = 13,3%
Sai 2 ý có 1/30 bài = 3,3%. Lớp 5: Sai 1 ý có 10/30 bài = 33,3%.
Sai 2 ý có 1/30 bài = 3,3%.
Số lượng bài làm sai 1 ý của lớp 5 nhiều hơn số bài làm sai 1 ý của lớp 4 là 30%.
Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này:
Khả năng hiểu nghĩa từ của học sinh còn hạn chế. Học sinh không hiểu rõ nghĩa của từ định chọn và cũng không biết nghĩa đã cho sẵn có đúng nghĩa với từ mình điền hay không.
Học sinh làm sai nhiều ở ý “đồ dùng làm bằng giấy cứng, gỗ, nhựa hay kim loại để đựng hoặc che chắn, bảo vệ các thứ bên trong”. Có học sinh cho là cái thùng, có học sinh cho là cái tủ hoặc cho là cái lọ. Tuy nhiên, phương án phù hợp nhất phải là cái “hộp”. Ngoài ra, có 2 trường hợp học sinh làm sai 2 ý là “món ăn làm bằng thóc nếp non, rang chín, giã vỏ, màu xanh, hương vị thơm” thì có bài làm là “gạo rang” và có bài làm là “bánh”. Những lỗi trên có thể khắc được: Đối với loại bài tập này, giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu kỹ nghĩa đưa ra và trước khi điền từ cần đối chiếu các đặc điểm của sự vật đó có đúng với nghĩa đưa ra từ trước không? Ví dụ: Nghĩa: “Đồ dùng làm bằng giấy cứng, gỗ, nhựa hay kim loại để đựng hoặc che chắn, bảo vệ các thứ bên trong”. Xét về đặc điểm “dùng để đựng hoặc che chắn, bảo vệ các thứ bên trong thì có thể là tủ, thùng, lọ, hộp…nhưng khi xét đến đặc điểm “làm bằng giấy cứng, gỗ, nhựa hay kim loại” thì loại trừ dần các phương án trên: Cái thùng thường hay làm bằng gỗ và kim loại chứ rất ít thùng làm bằng giấy cứng hoặc nhựa. Còn cái lọ thì không thể làm bằng giấy hay bằng gỗ. Tương tự, cái tủ thường chỉ hay làm bằng gỗ hoặc kim loại mà thôi. Như vậy, chỉ còn cái hộp là hợp ý nhất, có thể được làm bằng mọi chất liệu kể trên.
Bài tập 2:
Yêu cầu đưa ra: “Tìm các từ ứng với các nghĩa sau”:
- Trái nghĩa với ngắn?
- Cao quá mức, không cân đối, khó vững vàng? - Xanh mượt như màu của lá cây non?
- Có giá bán thấp hơn mức bình thường? Kết quả thu được:
Đúng Sai Kết quả Lớp Số lượng Tỷ lệ (%) 1 ý Tỷ lệ (%) 2 ý Tỷ lệ (%) 3 ý Tỷ lệ (%) 4 0 0 13 43,3 11 36,6 6 20 5 0 0 1 3,3 28 93,3 1 3,3
Chúng ta nhận thấy rằng: Cùng một dạng bài tập nhưng ở bài tập 1 số bài làm đúng ở cả 2 lớp đều trên mức 60%. Tuy nhiên, đến bài tập 2 thì kết quả giảm xuống mức là cả 2 lớp đều không có bài nào làm đúng cả. Số bài sai 1 ý ở lớp 4 có 13/30 bài = 43,3%. Lớp 5 có 1/30 bài = 3,3%. Trường hợp những bài làm sai 2 ý tăng vọt và gần như 100% số bài của học sinh lớp 5 (5A) làm sai. Cụ thể: Lớp 4 có 11/30 bài = 36,6%. Lớp 5 có 28/30 bài = 93,3%. Số bài làm sai 3 ý thì ít hơn: Lớp 4 có 6/30 bài = 20%. Lớp 5 có 1/30 bài = 3,3%.
Qua khảo sát các phiếu trả lời của học sinh chúng tôi nhận thấy:
Học sinh 100% đều làm đúng ý: “Trái nghĩa với ngắn” là “dài”. Và “có giá bán thấp hơn mức bình thường” là “giảm giá/ rẻ”. Còn lại 100% các bài đều