Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng lao động tại công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam (Trang 66)

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1 Thông tin thứ cấp

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp được sử dụng để thu thập các tài liệu về cơ sở lý luận và thực tiễn được tổng hợp từ sách, báo, internet, tài liệu của các cơ quan quản lý về tình hình quản lý và sử dụng lao động.

Bên cạnh đó thu thập những số liệu, dữ liệu từ các báo cáo tổng kết qua các năm (2012 - 2014) ở các phòng ban, xí nghiệp sản xuất trong Công ty may TNHH Fine Land Apparel Việt Nam.

3.2.1.2 Thông tin sơ cấp

Phương pháp này được sử dụng để tiến hành điều tra trực tiếp cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng và công nhân về thực trạng quản lý và sử dụng lao động của công ty, để đánh giá thực tế tình hình lao động của công ty, tiến hành lựa chọn 70 mẫu để điều tra, trong đó tôi chọn ngẫu nhiên:

- 20 mẫu với bộ phận lao động gián tiếp: cán bộ quản lý ở phân xưởng, cán bộ quản lý ở các văn phòng.

- 50 mẫu với bộ phận lao động trực tiếp làm việc tại phân xưởng sản xuất. Đó là lực lượng lao động trực tiếp tại các tổ may, tổ là, tổ cắt…

Nội dung điều tra bao gồm các thông tin cơ bản của người lao động, người quản lý lao động: họ tên, tuổi, quê quán, thâm niên công tác, công việc đảm nhận, mức lương, ...

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu

Số liệu thu thập được từ điều tra, khảo sát được mã hoá và nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính sử dụng phần mềm Excel. Các phương pháp phân tích định tính được tổng hợp, phân tích và rút ra nhận xét. Các thông tin định lượng được tổng hợp trình bày dưới dạng bảng, biểu, đồ thị.

3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp, phân tích thực trạng quản lý và sử dụng lao động. Qua đó phản ánh được quy mô, số lượng lao động, tình hình thực hiện các quy định của luật lao động đối với người lao động.

Trong đề tài, để nghiên cứu về chất lượng lao động tiến hành phân lao động theo từng tiêu chí: nhóm tuổi, bậc thợ, theo lĩnh vực công việc (nhân viên quản lý, kĩ thuật, công nhân...), theo tính chất công việc (tổ may, là, tổ chuẩn bị sản xuất...), theo độ tuổi của lao động...Khi đó chúng ta có thể thấy ro hơn cách bố trí lao động theo từng chỉ tiêu cụ thể, từ đó có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá một cách cụ thể và chính xác hơn.

3.2.3.2 Phương pháp so sánh

Ở mỗi bảng biểu thống kê tiến hành so sánh theo thời gian cụ thể qua các năm (2012 – 2014) về số lượng cũng như chất lượng lao động, để thấy được sự biến động của số lượng, cơ cấu lao động qua các năm (2012-2014). Qua đó ta có thể thấy được mức độ tăng giảm cũng như cơ cấu % của các chỉ tiêu liên quan đến lực lượng lao động.

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá

3.2.4.1 Các chỉ tiêu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu

•Tình hình lao động: số lượng lao động, chất lượng lao động (trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, sức khỏe…), số lao động bình quân, số lao động tăng giảm, tốc độ tăng giảm lao động…

•Tình hình vốn và trang thiết bị: số lượng.

•Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: tổng doanh thu, doanh thu thuần, tổng lợi nhuận trước thuế….

3.2.4.2 Các chỉ tiêu về đặc điểm nhóm đối tượng điều tra

•Tuổi, tỷ lệ nhóm tuổi. •Giới tính: tỷ lệ nam/nữ.

•Trình độ học vấn: tỷ lệ các cấp học.

3.2.4.3 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý và sử dụng lao động

+ Số lượng, tỷ lệ giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. + Số lượng lao động đảm nhận các chức năng quản lý.

+ Số lượng, tỷ lệ giữa lao động nữ với lao động nam.

+ Số lượng lao động và nhân viên kỹ thuật thuộc bộ phận lao động trực tiếp.

3.2.4.4 Các chỉ tiêu đánh giá kêt quả và hiệu quả quản lý và sử dụng lao động

+ Số ngày làm việc/người/năm. + Thu nhập/lao động/tháng.

Công thức xác định: TNBQ = QTL/L Trong đó:

TNBQ: Thu nhập bình quân người lao động (Trđ/người/tháng). QTL: Quỹ tiền lương của công ty (tỷ đồng).

L: Số lao động.

+ Chỉ tiêu năng suất lao động:

Công thức xác định: W= M/NV Trong đó:

W: Năng suất lao động của một nhân viên . M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ .

NV: Số nhân viên kinh doanh bình quân trong kỳ .

Chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của một lao động. Một lao động trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nó được biểu hiện bằng doanh thu bình quân của một lao động đạt được trong kỳ.

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khái quát tình hình lao động của công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam

4.1.1 Lực lượng lao động

Như chúng ta đã biết, nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được trong bất kỳ một tổ chức nào. Nguồn nhân lực mà được sử dụng hợp lý sẽ tạo một lợi thế cho công ty trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác mà chưa cần xét tới quy mô lớn hay nhỏ, lượng vốn dùng để đầu tư nhiều hay ít. Nguồn nhân lực ở công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam được sử dụng đã phù hợp hay chưa thì cần xem xét cơ cấu lao động của công ty mà trước hết là số lượng lao động đã được sử dụng qua các năm ở bảng dưới đây:

Biểu đồ 4.1 Biến động lao động qua 3 năm

(Nguồn: Bộ phận quản lý lao động, công ty TNHH Fine Land Apparel VN).

Nhìn vào biểu đồ 4.1 ta thấy số lượng lao động của công ty không thay đổi đáng kể qua các năm và có xu hướng tăng chậm từ năm 2013 sang năm 2014. Cụ thể năm 2012 là 600 người thì năm 2013 tăng lên 50 người, tương ứng với (tăng 8,33%). Nhưng đến năm 2014 số lượng lao động lại tăng chậm, chỉ tăng 23

người so với năm 2013, tức tăng (3,54%). Nguyên nhân năm 2013 số lao động tăng nhiều như vậy là do công ty mở rộng quy mô sản xuất, vì vậy để đáp ứng được kế hoạch phát triển buộc công ty phải tăng số lượng lao động lên. Sang năm 2014 sau khi đã ổn định được số lượng lao động cần thiết nên nhu cầu cần thêm người đã giảm đi gần một nửa. Như vậy tốc độ tăng của năm 2014 thấp hơn so với năm 2013 nguyên nhân của vấn đề này là do:

Thứ nhất là do thu nhập trong ngành may mặc nói chung những năm qua là thấp không bảm bảo cuộc sống cho người lao động nên họ thường có xu hướng nhảy việc để tìm việc khác với mức thu nhập cao hơn.

Thứ hai là do tính chất của ngành nên số lượng lao động nữ nhiều hơn nên gặp phải các vấn đề thai sản, nuôi con làm cho hiện tượng nghỉ việc một thời gian dài hoặc thôi việc tăng mạnh.

4.1.2 Cơ cấu lao động

4.1.2.1 Cơ cấu lao động theo giới tính

Đặc thù đối với ngành may yêu cầu độ chính xác, tỷ mỉ, cẩn thận và thời gian làm việc dài nên tỷ lệ lao động nữ trong doanh nghiệp may chiếm trên 80%

Biểu đồ 4.2 Cơ cấu lao động theo giới tính

Nhìn vào biểu đồ 4.2 có thể nhận ra sự mất cân bằng giới tính trong công ty. Lực lượng lao động nữ trong công ty chiếm đa số hơn 84% trong khi lao động nam chỉ chiếm hơn 14%, tuy nhiên tỷ lệ chênh lệch này đang giảm dần, tỷ lệ lao động nam tăng lên trong 3 năm trở lại đây. Năm 2012 lao động chỉ có 86 người chiếm 14,33% nhưng sang năm 2013 tăng lên 7người lại làm cho cơ cấu lao động nam giảm 0,02%. Đến năm 2014 thì lao động nam lại tăng lên từ 14,31% năm 2013 tăng lên 15,06% năm 2014 cả về số lượng lẫn cơ cấu. Đối với lao động nữ ta thấy có sự tăng nhẹ về số lượng lao động lẫn cơ cấu. Cụ thể năm 2012 chiếm 85,67% và tăng nhẹ 0,02% vào năm 2013, phù hợp với ngành nghề mà công ty sản xuất đó là ngành may mặc. Nhưng đến năm 2014 cơ cấu lại lao động này lại giảm xuống còn 84,40% cho thấy đang có sự chuyển biến nhẹ về sự chênh lệch giới tính trong công ty, lao động nữ giảm thay vào đó lao động nam tăng lên.

Do tính chất của công việc cần sự tỉ mỉ, chăm chỉ, nên không cần nhiều lao động nam. Đối với các bộ phận như bảo vệ, cơ điện, bốc hàng, nhân viên kho thì mới cần sử dụng đến lao động nam. Tuy nhiên cơ cấu này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc thực hiện các chế độ đối với lao động nữ như: ốm đau, thai sản, nuôi con... Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức lại lao động như làm ca kíp để có thể thực hiện đúng thời gian giao hàng.

4.1.2.2 Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Độ tuổi là yếu tố ảnh hưởng đến trình độ tay nghề của người lao động nhưng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thể lực của người lao động khi công việc trực tiếp sản xuất yêu cầu thể lực tốt đối với người lao động. Thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực theo nhóm tuổi của công ty được thể hiện qua bảng 4.1

Bảng 4.1 Cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty năm 2012-2014

Nhóm tuổi

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

BQ SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) -Dưới 30 337 56,17 366 56,31 395 58,69 108,26 -Từ 30-43 205 34,17 220 33,85 228 33,88 105,46 -Trên 44 58 9,67 64 9,85 50 7,43 92,85 Tổng 600 100,00 650 100,00 673 100,00 105,91

(Nguồn: Phòng quản lý, bộ phận lao động tiền lương, 2014)

Số liệu trong bảng 4.1 cho ta thấy xét về độ tuổi lao động thì phần lớn lao động taị công ty còn rất trẻ, lao động trong độ tuổi dưới 30 luôn chiếm tỷ lệ cao hơn 50% trong tổng số lao động, đa số là tuyển mới, lực lượng này rất chịu khó, năng nổ, khóe léo nhiệt tình trong công việc. Bình quân lực lượng trong độ tuổi này tăng 8,26% trong giai đoạn 2012-2014.

Tuy nhiên lực lượng này có tâm lý làm việc không ổn định, dễ bị phân tán và có tỷ lệ nhảy việc khá cao. Độ tuổi từ 30-43 liên tục tăng qua các năm, cụ thể năm 2013 so với năm 2012 tăng 15 nguời tức tăng 7,32% lực lượng lao động loại này, năm 2014 so với năm 2013 tăng 8 người làm tăng 3,64%. Bình quân lực luợng lao động trong độ tuổi này tăng 5,46%, đây là lực lượng có độ chín chắn trong công việc và thường có tâm lý muốn ổn định lâu dài. Do vậy công ty cần xây dựng chế độ chính sách để giữ chân lực lượng lao động lạo này, hạn chế mức tối đa nghỉ việc, nghiên cứu chế dộ đãi ngộ hợp lý để giữ chân những người này, lực lượng lao động này sẽ là nguồn cán bộ nòng cốt cho các bộ phận trong công ty. Độ tuổi trên 45 có xu hướng giảm dần qua các năm. Đây là độ tuổi có chuyên môn vững và làm việc lâu dài tại công ty.

4.2.1 Tình hình sử dụng lao động của công ty

4.2.1.1 Sử dụng lao động theo trình độ

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của người lao động là một trong những yếu tố đánh giá chất lượng lao động của công ty. Hiện nay trình độ lao động làm việc trong công ty được thể hiện cụ thể qua bảng 4.2 sau:

Bảng 4.2 Tình hình sử dụng lao động theo trình độ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) SL (Người) SL (Người) SL (Người) 2013/ 2012 2014/ 2013 BQ I- Lao động trực tiếp 565 613 631 108,50 102,94 105,68 1- Trình độ CĐ nghề 25 27 35 108,00 129,63 118,32

-Tay nghề bậc 3/7 15 17 23 113,33 135,29 123,83

-Tay nghề bậc 4/7 7 7 9 100,00 128,57 113,39

-Tay nghề bậc 5/7 3 3 3 100,00 100,00 100,00

2- Công nhân kỹ thuật 92 97 103 105,43 106,19 105,81

-Tay nghề bậc 3/7 34 32 38 94,12 118,75 105,72

-Tay nghề bậc 4/7 26 27 29 103,85 107,41 105,61

-Tay nghề bậc 5/7 25 27 27 108,00 100,00 103,92

-Tay nghề bậc 6/7 7 9 9 128,57 100,00 113,39

3- Trình độ trung cấp 72 87 93 120,83 106,90 113,65

4-Qua đào tạo khác, LĐPT 384 379 392 98,70 103,43 101,04

-Sơ cấp nghề 3 tháng 244 252 215 103,28 85,32 93,87

-Lao động phổ thông 140 127 177 90,71 139,37 112,44

II- Lao động gián 35 37 42 105,71 113,51 109,54

1- Trình độ trên ĐH 5 7 7 140,00 100,00 118,32

2- Trình độ ĐH 17 17 19 100,00 111,76 105,72

3- Trình độ cao đẳng 14 13 16 92,86 123,08 106,90

Cộng I+II 600 650 673 108,33 103,54 105,91

(Nguồn: Phòng quản lý, bộ phận lao động tiền lương, 2014)

Năm 2013 số lượng lao động trực tiếp sản xuất là 613 người tăng 58 người tức tăng 8,50% so với năm 2012; trong đó lao động có trình độ CĐ nghề tăng 2 người với tỷ lệ tăng bằng 8,00%, lao động có trình độ công nhân kỹ thuật tăng 5 người với tỷ lệ tăng bằng 5,43%, lao động có trình độ trung cấp tăng 5 người với tỷ lệ tăng bằng 20,83%, lao động qua đào tạo và lao động phổ thông giảm 13 người với tỷ lệ giảm bằng 98,70% so với năm 2012.

Năm 2014 số lượng lao động trực tiếp tại công ty là 631 người, tăng 18 người với tỷ lệ tăng bằng 2,94% so với năm 2013; trong đó lao động có trình độ CĐ nghề tăng 8 người với tỷ lệ tăng bằng 29,63 lao động có trình độ là Công nhân kỹ thuật tăng 6 người với tỷ lệ tăng bằng 6,19%, lao động có trình độ trung cấp tăng 6 người với tỷ lệ tăng bằng 6,90%, lao động qua đào tạo khác và lao động phổ thông tăng 13 người với tỷ lệ tăng bằng 3,43% so với năm 2013.

* Lao động gián tiếp sản xuất

Năm 2013 số lượng lao động gián tiếp sản xuất tại các doanh nghiệp là 37 người, tăng 2 người với tỷ lệ tăng bằng 5,71% so với năm 2012; trong đó lao động có trình độ trên Đại học tăng 2 người với tỷ lệ tăng bằng 40,00%, lao động có trình độ là Đại học là 17 người, lao động có trình độ Cao đẳng giảm 1 người với tỷ lệ giảm bằng 92,86% so với năm 2012. Năm 2014 số lượng lao động gián tiếp sản xuất tại doanh nghiệp là 42 người, tăng 5 người với tỷ lệ tăng bằng 13,51% so với năm 2013; trong đó lao động có trình độ trên Đại học vẫn giữ nguyên 7 người, lao động có trình độ là Đại học tăng 2 người với tỷ lệ tăng bằng 11,76%, lao động có trình độ Cao Đẳng tăng 3 người với tỷ lệ tăng bằng 23,08% so với năm 2013. Nguyên nhân số lượng lao động trực tiếp sản xuất và lao động gián tiếp sản xuất tăng lên trong năm 2013 là do đến cuối năm 2012 của công ty sáp nhập thêm khu sản xuất C5 để mở rộng quy mô sản xuất .

Như vậy từ những phân tích trên cho thấy thực trạng sử dụng lao động theo trình độ của của công ty trong thời gian qua cho thấy đều có sự gia tăng về số lượng, chất lượng đáp ứng được phần nào nhu cầu về lao động của công ty. Qua đó cho thấy trình độ học vấn gắn liền với hiệu quả công việc, nhân viên có chuyên môn, có trình độ tốt thì khả năng nắm bắt và hoàn thành công việc là tương đối tốt, hơn nữa trong quá trình thực hiện công việc thì luôn tư duy, luôn vận động sao cho kết quả đạt được sau quá trình lao động là lớn nhất; Nắm bắt được đều này công ty đã chủ động tuyển dụng lao động từ các vùng nông thôn trong và ngoài tỉnh họ là những người đã tốt nghiệp PTTH. Cho nên từ thực tế này, các nhà đầu tư bắt buộc phải nâng cao tính năng động của mình bằng việc đào tạo tại chỗ mà đầu vào là học sinh mới tốt nghiệp PTTH chưa có tay nghề nhưng có khả năng được đào tạo nhanh.

4.2.2.2 Sử dụng lao động theo ngành nghề được đào tạo

Với sản phẩm là hàng may mặc thì công đoạn may là quan trọng nhất và cần có nhiều lao động nhất. Nhìn vào biểu đồ 4.3 ta thấy cơ cấu lao động được

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng lao động tại công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w