Ngọc Châu

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính tại xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 70)

nhưng có tổng giá trị gia tăng giữa các kênh khá đồng đều nhau, kênh 1 có gia trị gia tăng đạt 2.837.400 đồng khi tiêu thụ 100 kg cá, kênh 2 có tổng giá trị gia tăng đạt 2.962.400 đồng còn kênh 3 đạt 2.922.400 đồng khi tiêu thụ 100 kg cá.

Bảng 4.14 Giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi giá tri cá rô phi xã Ngọc Châu ĐVT: 1.000đ STT Kênh phân phối Người sản xuất Người thu gom Người bán buôn Người bán lẻ Tổng VA 1 Kênh 1 1.827,4 400 355 255 2.837,4 2 Kênh 2 1.872,4 - 685 405 2.962,4 3 Kênh 3 2.155,4 - - 767 2.922,4

(Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra 2015)

Nghiên cứu cho thấy rằng người sản xuất có giá trị gia tăng cao nhất trong các tác nhân tham gia vào tiêu thụ 100kg cá, nhưng người sản xuất lại là đối tượng có thời gian thu hồi vốn chậm nhất bởi khi bỏ vốn ra để phục vụ

sản xuất thì phải sau từ 60 – 90 ngày sau mới thu lại được do chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cá, với các tác nhân còn lại khi thu mua cũng như tham gia vào tiêu thụ 100kg cá thì chỉ mất 1 – 2 ngày là có thể thu hồi vốn bỏ ra. Kênh 1 là kênh có nhiều và đầy đủ các tác nhân tham gia vào kênh trong đó thì người sản xuất là tác nhân thu lại được nhiều giá trị gia tăng nhất khi tiêu thụ 100kg cá đạt 1.827.400 đồng, người bán lẻ là tác nhân thu lại được ít giá trị gia tăng nhất do phải mua với giá cao từ người bán buôn trong khi đó khi bán ra thị trường giá cá phải ngang bằng với các bán lẻ khác vì vậy mà khi bán lẻ 100kg cá thu được giá trị gia tăng 255.000 đồng. Kênh 2 ngoài các tác nhân khác, kênh 2 thiếu tác nhân thu gom khi này thì người bán buôn sẽ mua sản phẩm trực tiếp từ người sản xuất và với chi phí đầu vào thấp hơn so với mua từ thu gom vì vậy mà tác nhân bán buôn trong kênh 2 có giá trị gia tăng cao hơn giá trị gia tăng thu lại được khi tiêu thụ 100kg của tác nhân bán buôn tại kênh 1, kênh 2 vẫn có giá trị gia tăng thu lại cao nhất là người sản xuất 1.872.400 đồng và thấp nhất chính là người bán lẻ đạt 405.000 đồng. Kênh 3 là kênh nghiên cứu ngắn nhất những các tác nhân trong kênh 3 lại có giá trị gia tăng cao hơn 2 kênh còn lại.

Bảng 4.15 Thu nhập thuần của các tác nhân trong chuỗi giá tri cá rô phi xã Ngọc Châu ĐVT: 1.000đ STT Kênh phân phối Người sản xuất Người thu gom Người bán buôn Người bán lẻ Tổng VA 1 Kênh 1 1.017,4 368,33 310 230 1.925,73 2 Kênh 2 1.062,4 - 633 375 2.070,4 3 Kênh 3 1.345,4 - - 697 2.042,4

Nghiên cứu cho thấy tổng thu nhập thuần của các kênh nghiên cứu thì kênh 2 có thu nhập thuần cao nhất 2,070 triệu đồng/100kg cá, kênh 1 có thu nhập thuần thấp nhất với 1,925 triệu đồng/100kg cá. Người nuôi cá vẫn có thu nhập cao nhất nhưng với đặc tính của sản xuất nông nghiệp chu kỳ sinh trưởng dài thì người nuôi cá thu hồi vốn chậm hơn các tác nhân khác.

Kênh 1 là kênh có nhiều và đầy đủ các tác nhân tham gia vào kênh trong đó thì người sản xuất là tác nhân thu lại được nhiều thu nhập thuần nhất khi tiêu thụ 100kg cá đạt 1.017.400 đồng, người bán lẻ là tác nhân thu lại được ít thu nhập thuần nhất do phải mua với giá cao từ người bán buôn trong khi đó khi bán ra thị trường giá cá phải ngang bằng với các bán lẻ khác sau khi bỏ đi khấu hao tài sản cố định và công lao động bán lẻ 100kg cá thu được thu nhập thuần 30.000 đồng. Kênh 2 ngoài các tác nhân khác, kênh 2 thiếu tác nhân thu gom khi này thì người bán buôn sẽ mua sản phẩm trực tiếp từ người sản xuất và với chi phí đầu vào thấp hơn so với mua từ thu gom vì vậy mà tác nhân bán buôn trong kênh 2 có thu nhập thuần cao hơn thu nhập thuần thu lại được khi tiêu thụ 100kg của tác nhân bán buôn tại kênh 1, kênh 2 vẫn có thu nhập thuần thu lại cao nhất là người sản xuất 1.062.400 đồng và thấp nhất chính là người bán lẻ đạt 375.000 đồng. Kênh 3 là kênh nghiên cứu ngắn nhất những các tác nhân trong kênh 3 lại có thu nhập thuần cao hơn 2 kênh còn lại.

Qua nghiên cứu thì có thể thấy được những ưu điểm của chuỗi giá trị cá rô phi như mối quan hệ giữa các tác nhân là một trong những ưu điểm quan trọng thể hiện sự phát triển của chuỗi giá trị cá rô phi. Những thoả thuận hay những ràng buộc giữa các tác nhân càng chặt chẽ thì chuỗi giá trị càng được đánh giá là phát triển. Bên cánh đó, mối quan hệ giữa các tác nhân sẽ chỉ ra những tác nhân chiếm giữ vai trò điều phối trong chuỗi giá trị thể hiện trên nhiều khía cạnh, đó có thể là mức độ làm ăn thường xuyên hay không thường xuyên, các chỉ tiêu cụ thể như: trao đổi thông tin, chất lượng sản

phẩm, thời gian và khối lượng giao dịch, phương thức thanh toán giao nhận sản phẩm trong hoạt động buôn bán…Trong chuỗi giá trị cá rô phi xã Ngọc Châu, các tác nhân cũng đã có sự chia sẻ thông tin sản xuất thị trường với các mức độ khác nhau, từng bước tạo cho mình những bạn hàng tin cậy bằng sự tín nhiệm của mình. Ngoài ra sự phân bổ thu nhập và việc làm giữa các tác nhân cũng đã cho thấy có sự hợp lý nhất định. Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị đều đã đạt được khoản thu nhập nhất định tuỳ theo mức độ tham gia của mình.

Ngoài những ưu điểm thì còn có những nhược điểm như giữa các tác nhân mối liên kết còn lỏng lẻo. Các nguồn thông tin đến với tác nhân đều không chính thống. Mức độ quan hệ của tác nhân người sản xuất với các tác nhân khác còn không thường xuyên đồng nghĩa với sản xuất cá rô phi còn chưa gắn kết thường xuyên với thị trường. Các mối quan hệ giữa các tác nhân chủ yếu được hình thành trên cơ sở thời gian hoạt động buôn bán cá rô phi vì vậy các thoả thuận đều là những thoả thuận không chính thức (không bằng văn bản). Đặc điểm này đôi khi dẫn đến tình trạng mất chủ động cho những tác nhân lớn (đặc biệt là người sản xuất) khi có những biến động thị trường cá rô phi về giá hay lượng cung, cầu.

Kết cấu tổ chức của chuỗi giá trị là các tác nhân phụ thuộc vào nhau. Tuy nhiên trên thực tế chuỗi giá trị cá rô phi xã Ngọc Châu hoạt động của mỗi tác nhân đều gần như tách biệt với nhau, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, không có sự hợp tác với nhau lâu dài.

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính xã Ngọc Châu

4.2.1 Yếu tố khách quan - Thị trường

Giá cả sản phẩm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tiêu thụ, trong những năm qua giá cá rô phi thường thấp hơn các địa phương khác, do vậy đã tác

động đến hộ nông dân trong việc mở rộng quy mô sản xuất và tăng sản lượng, mặt khác giá cả cũng ảnh hưởng lớn đến số lượng người tiêu dùng. Theo điều tra, 100% các hộ nông dân xác định giá bán theo hình thức thỏa thuận giữa 2 bên nhưng chủ yếu là dựa vào giá thị trường do đó giá bán cá khác nhau giữa các đối tượng; giữa bán trực tiếp và gián tiếp; giữa ngày thường và các ngày lễ, tết. Nguyên nhân có sự khác nhau giữa giá bán như vậy thể hiện với 6 tháng đầu năm giá bán của người sản xuất biến động trong khoảng giá từ 27.000 – 30.000 đồng/kg cá đối với từng đối tượng mua tuy vậy thì giá bán 6 tháng đầu năm thường thấp hơn giá bán 6 tháng cuối năm của người sản xuất có giá bán biến động trong khoảng giá 31.000 – 33.000 đồng.

Nhu cầu của người tiêu có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của chuỗi, hiện nay tại Ngọc Châu tác nhân sản xuất đang thực hiện sản xuất những gì mà thị trường cần, để có được những kiến thức về thị trường như vậy thị cần phải có sự liên kết từ các tác nhân khác như: tác nhân thu gom, tác nhân bán buôn, tác nhân bán lẻ, chính tác nhân bán lẻ đưa thông tin cho các tác nhân khác trong chuỗi về nhu cầu của người tiêu dùng mà từ đó có những biện pháp sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Với thời đại hội nhập hiện nay thì người dân, người tiêu dùng đang phải đối mặt với những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc cũng như những loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chính vì vậy mà thị trường cá đang có xu hướng phát triển do nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về mặt hàng này. Người tiêu dùng là tác nhân cuối cùng trong chuỗi giá trị, quyết định đến sự sống còn của sản phẩm, nghiên cứu tác nhân tiêu dùng là rất khó, đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu nhất định. Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi không tập trung phân tích các đặc điểm hay xu hướng của tác nhân này mà chỉ nêu những nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng thông qua ý kiến của các tác nhân người bán lẻ, người thu gom và người tiêu dùng mà thôi. Qua những ý kiến này cho phép đánh giá những nhu

cầu thị trường về cá rô phi, từ đó có những đề xuất nhất định cho các vùng sản xuất về các yêu cầu của sản phẩm.

Người tiêu dùng cá rô phi xã Ngọc Châu chủ yếu là người tiêu dùng ở Bắc Giang và ở Hà Nội ngoài ra thì còn một số thị trường của các tỉnh thành lân cận nhưng với những nhu cầu chưa thực sự nhiều vì vậy mà nguồn cầu chủ yếu là thị trường của tỉnh, như vậy thị trường còn hạn chế trong khi đó có nhiều nơi, nhiều địa phương cũng đang có hoạt động sản xuất cá rô phi đơn tính.

- Chủ trương và cơ chế quản ly

Sự phát triển mạnh của nghề nuôi cá rô phi nói riêng, khai thác thủy sản nói chung trong thời gian qua là nhờ được sự quan tâm, hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước và chính quyền địa phương các cấp thông qua các chủ trương, chính sách phát triển thuỷ sản. Ngoài những chính sách quan tâm cũng như những phương hướng phát triển tích cực nhằm tăng quy mô cũng như hỗ trợ người dân phát triển sản xuất thì còn có những khó khăn cần phải khắc phục để hạn chế ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành thủy sản tại xã. Chính sách vay vốn của người dân chưa được quan tâm làm cho người dân luôn rơi vào tình trạng thiếu vốn sản xuất, chính sách đất đai tại địa phương còn chưa thống nhất dẫn đến không tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn được.

- Yếu tố tự nhiên

Ngày nay việc tác động từ tự nhiên đến canh tác nông nghiệp nói chung và ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng được nhận thức rõ ràng và đầy đủ từ những người nông dân. Các yếu tố tự nhiên có tác động mạnh đến việc nuôi cá rô phi đơn tính từ đó tác động đến chuỗi giá trị của sản phẩm này như: nguồn nước, đất đai,… để khắc phục và hạn chế được những tác động xấu từ từ nhiên này cần có những biện pháp phù hợp. Nuôi cá rô phi đơn tính mặc dù giới hạn chịu nhiệt cũng như giới hạn về sinh trưởng của loài này có biên độ rộng nhưng để cho cá sinh trưởng tốt nhất cần có một môi trường đáp ứng đủ

các điều kiện về sinh thái học giúp cho người nông dân có thể làm giàu từ cá rô phi.

4.2.2 Yếu tố chủ quan

Nguồn vốn của các tác nhân tham gia chuỗi

Hiện nay ngoài những yếu tố phục vụ sản xuất khác thì nguồn lực về vốn của các tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp tới những hoạt động của các tác nhân cũng như sự phát triển của chuỗi

Bảng 4.16 Hiện trạng về nguồn vồn của các tác nhân trong chuỗi giá trị Diễn giải Đơn vị

tính

Các tác nhân Sản xuất Thu gom Bán buôn Bán lẻ

Có nhu cầu vay vốn % 76,5 67,3 87,65 43,23

Vay vốn với lãi suất ưu đãi % 24,5 15,7 23,7 24,3

Đang được vay vốn % 45,3 54,9 53,6 32,1

Lượng vốn vay trung bình Triệu 30 55,2 50,5 42,5

(Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra 2015)

Nghiên cứu cho thấy rằng với mỗi tác nhân khác nhau thì có nhu cầu vay vốn khác nhau, trong các tác nhân tham gia vào trong chuỗi giá trị cá rô phi xã Ngọc Châu thì tác nhân bán buôn có nhu cầu vay vốn cao nhất với 87,65%, tác nhân bán lẻ có nhu cầu vay vốn thấp nhất với 43,23%. Hiện nay có nhiều chính sách ưu đãi vay vốn những việc tiếp cận được với các nguồn vốn ưu đãi không phải là một điều dễ dàng với các tác nhân trong chuỗi giá trị cá rô phi.

Trình độ sản xuất và quản ly của các tác nhân trong chuỗi giá trị

Với độ tuổi trung bình từ 37 – 40 tuổi, các tác nhân trong chuỗi giá trị có những trình độ học vẫn khác nhau nhưng tập trung chủ yếu chỉ dừng lại ở cấp I, với những đặc điểm mang tính vượt trội của các phương thức kỹ thuật nuôi thủy sản tiên tiến nhưng hiện nay tại Ngọc Châu thì mức áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chỉ đạt 54,67% số hộ đang sản xuất cá rô phi đơn tính. Ngoài những hộ đang sản xuất với những phương thức kỹ

thuật mới thì còn lại là những hộ chỉ mới dần tiếp cận với những kỹ thuật mới này nhưng phần lớn vẫn áp dụng phương thức cũ dựa trên kinh nghiệm sản xuất là chính.

Thông tin giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị

Với tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp thì nghiên cứu tại xã Ngọc Châu cho thấy tác nhân người sản xuất chỉ liên kết cũng như có những tương tác tích cực với các tác nhân khác như: thu gom, bán buôn vào những thời điểm thu hoạch cá rô phi của hộ. Các tác nhân khác trong chuỗi giá trị cũng có sự tương tác mờ nhạt không tích cực dẫn đến những hạn chế trong sự phát triển bền vũng của chuỗi giá trị cá rô phi xã Ngọc Châu. Ngày nay với sự phát triển về khoa học kỹ thuật nên các tác nhân trong chuỗi giá trị có nhiều kênh thông tin có thể trao đổi với nhau như: điện thoại, Internet… nhưng với những sự hỗ trợ này thì tính tương tác trực tiếp bị giảm đi. Sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị có tính bền vững lâu dài nhưng vẫn còn một số tác nhân có xu hướng liên kết theo thị trường làm cho tính liên kết trong chuỗi có sự mất tính bền vững.

4.3 Các giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính xã Ngọc Châu

4.3.1 Giải pháp chung cho chuỗi giá trị cá rô phi

a. Cơ sở đưa ra giải pháp

Hiện nay chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính xã Ngọc Châu có những điểm mạnh nhưng ngoài ra thì còn có những hạn chế như năng lực liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị còn lỏng lẻo, các tác nhân không có hình thức giao dịch chính thống và hạn chế rủi ro như hợp đồng mà chủ yếu là hình thức giao dịch bằng thỏa thuận miệng, nguồn thông tin về thị trường chưa được chính thống cũng như còn có nhiều bất đối xứng trong thông tin thị trường, thông tin thị trường chưa được tiếp cận đồng đều giữa các tác nhân.

b. Cách thức thực hiện giải pháp

Từ những cơ sở, căn cứ trên có thể đưa ra những phương hướng, cách thức thực hiện giải pháp như nâng cao năng lực liên kết giữa các tác nhân trong

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính tại xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w