Bảng 4.3 Đặc điểm các hộ nuôi cá rô phi đơn tính trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính tại xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 57)

như có những tác động khác nhau có ảnh hưởng tới chuỗi giá trị sản phẩm nói chung và các kênh tiêu thụ cụ thể nói riêng, việc nghiên cứu các tác nhân trong chuỗi đem lại những cách nhìn khách quan cũng như những nhận định và giải pháp cụ thể để tác đông vào chuỗi làm cho chuỗi giá trị cá rô phi trở lên bền vững hơn.

4.1.3.1 Thực trạng tác nhân hộ sản xuất

Bảng 4.3 Đặc điểm các hộ nuôi cá rô phi đơn tính trên địa bàn xã

STT Diễn giải ĐVT Số lượng

1 Số hộ điều tra Hộ 50

2 Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 44,34

• Tuổi thấp nhất Tuổi 29

• Tuổi cao nhất Tuổi 59

3 Tổng nhân khẩu BQ/hộ Người 4,16

4 Tổng lao động BQ/hộ Người 2,64

5 Diện tích ao nuôi TB M2 4.598

6 Số hộ có vay vốn ngân hàng Hộ 49

7 Thu nhập bình quân trong năm Triệu đồng 125 8 Tổng nguồn vốn phục vụ nuôi cá của hộ Triệu đồng 52

((Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra 2015)

Nghiên cứu cho thấy rằng tuổi trung bình của chủ hộ nuôi cá trong khoảng trung niên với trung bình là 44,34 tuổi trong đó chủ hộ có tuổi thấp nhất là 29 tuổi còn chủ hộ có tuổi cao nhất trong những hộ được điều tra là 59 tuổi. Nhân khẩu bình quân của các hộ điều tra là 4,16 người trong đó thì lao động bình quân là 2,64 người. Diện tích ao nuôi trung bình là 4.598 m2 trong 50 hộ điều tra thì có 49 hộ có vay vốn ngân hàng phục vụ cho sản xuất, chăn nuôi cá rô phi đơn tính của hộ cho thấy nhu cầu muốn vay vốn khá cao nhưng hiện

nay tại xã chưa có nhiều hỗ trợ về tài chính cho các hộ tham gia nuôi cá cũng như chuyển đổi mô hình sản xuất nhằm tăng năng suất sản phẩm nông nghiệp cũng như tăng thu nhập cho gia đình. Thu nhập bình quân trong 1 năm của các hộ điều tra là 125 triệu đồng trong đó các hộ cho biết trung bình thu nhập từ nuôi cá chiếm 65% tổng thu nhập của hộ. Các hộ điều tra cho biết về số tiền được vay để hỗ trợ sản xuất trung bình là 52 triệu đồng.

Bảng 4.4 Tình hình tiêu thụ cá của hộ nuôi cá rô phi đơn tính trên địa bàn xã

Tiêu chí ĐVT Thu gom Bán buôn Bán lẻ

Giá bán TB trong năm 1000

đồng 29,05 29,5 32,33 6 tháng đầu năm 1000 đồng 27,1 27,5 31,66 6 tháng cuối năm 1000 đồng 31 31,5 33 Số lượng hộ giao dịch Hộ 11 50 6 Tỷ lệ giao dịch % 17,27 77,84 4,89

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra 2015)

Nghiên cứu tại địa phương cho thấy khi cá đạt đến khối lượng thương phẩm thì các hộ chăn nuôi bắt đầu xuất bán và cá khi xuất bán có độ đồng đều về khối lượng cao do nuôi cùng 1 lứa vì vậy mà không có phân loại cá khi bán. Giá cả chỉ ảnh hưởng bới yếu tố thị trường do nhu cầu của từng thời điểm khác nhau trong năm thì mỗi thời điểm có giá bán khác nhau nhưng nhìn chung với 6 tháng đầu năm giá bán cá thấp hơn so với giá bán của 6 tháng cuối năm. Giá bán cá của các hộ trung bình có biến động tăng qua từng tác nhân trong đó khi bán cho tác nhân bán lẻ có giá cao nhất với 32,33 nghìn đồng/kg. Bán cho tác nhân thu gom có giá thấp nhất với 29,05 nghìn đồng/kg. Điều tra 50 hộ có chăn nuôi cá thì có 11 hộ có giao dịch buôn bán cá với đối tượng thu gom, cả 50 hộ đều có giao dịch với tác nhân bán buôn chiếm tỷ lệ giao dịch khối lượng sản phẩm cao nhất. Tác nhân bán lẻ có 6 hộ có giao dịch

và có tỷ lệ giao dịch chiếm 4,89% khối lượng giao dịch trung bình của các hộ. Như vậy thì tác nhân bán buôn có mối liên kết cũng như giao dịch nhiều nhất với các hộ do nguyên nhân là các tác nhân bán buôn chủ yếu hoạt động trong khu vực huyện nên việc đến tận những hộ chăn nuôi mua sản phẩm sẽ giảm chi phí cho các tác nhân bán buôn.

Hình 4.1 Hình thức giao dịch của hộ với các tác nhân

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra 2015)

Nghiên cứu cho thấy rằng các hộ nuôi cá rô phi đơn tính không có hợp đồng mua bán bằng văn bản mà chủ yếu là giao dịch trực tiếp không hợp đồng vì các đối tượng trung gian sẽ đến và mua trực tiếp không có thỏa thuận về giá và khối lượng mua trước đó. Việc bán không có hợp đồng làm cho người chăn nuôi chịu nhiều rủi ro trong kinh tế nhưng lại là hình thức phổ biến trong giao dịch của hộ chiếm tới 84% số hộ điều tra. Hợp đồng bằng miệng chiếm 15% số hộ điều tra và hợp đồng miệng chủ yếu thông qua điện thoại và thỏa thuận chủ yếu về giá và khối lượng mua bán giữa hai bên. Hình thức hợp đồng bằng văn bản chỉ có 1% trong tổng số những hộ chăn nuôi được điều tra có hợp đồng văn bản với bên mua và nội dung hợp đồng khi được hỏi cho biết chủ yếu là những cam kết về giá cả khi có biến động gia trên thị trường, nhưng thỏa thuận về khối lượng mua, thời điểm mua, cách thức mua, hình thức thanh toán. Như vậy với hình thức hợp đồng có thể thấy rằng người nông dân có những ràng buộc với người mua và giúp cho người nông dân chăn nuôi cá hạn chế được rủi ro trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Bảng 4.5 Giá trị gia tăng trong 100 kg cá của hộ trong năm

Diễn giải ĐVT Giá trị

kênh 1 Giá trị kênh II Giá trị kênh III I. Giá bán 1000đ 29,05 29,50 32,33

III. Tổng chi phí (TC) 1000đ 1.887,60 1.887,60 1.887,60 1. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 1.077,60 1.077,60 1.077,60

Giống 1000đ 50 50 50

Chi phí thức ăn 1000đ 1000 1000 1000

Thú y, phòng bệnh… 1000đ 7,60 7,60 7,60

Chi phí khác 1000đ 20 20 20

2. Khấu hao TSCĐ 1000đ 10 10 10

3. Công lao động gia đình 1000đ 800 800 800

IV.Giá trị gia tăng((VA) 1000đ 1.827,4 1.872,4 2.155,4 V. Thu nhập Thuần (GPr) 1000đ 1.017,4 1.062,4 1.345,4 GO/IC Lần 2,7 2,74 3 VA/IC Lần 1,7 1,74 2 GPr/IC Lần 0,94 0,99 1,25

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra 2015)

Tác nhân người sản xuất tham gia vào tất cả các kênh trong chuỗi giá trị cá rô phi xã Ngọc Châu. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu 3 kênh tiêu thụ chính và trong 3 kênh có kênh 3 là kênh đem lại giá trị gia tăng cho người chăn nuôi cao nhất, với 100kg cá rô phi khi tham gia vào kênh 3 người chăn nuôi có giá trị gia tăng 2.155,4 nghìn đồng/100kg cá. Kênh 1 là kênh có giá trị gia tăng thấp nhất với 1.827,4 nghìn đồng/100kg cá. Nguyên nhân dẫn tới việc có giá trị gia tăng chênh lệch như vậy là do cùng với 1 mức chi phí bỏ ra cho chăn nuôi 100kg cá nhưng kênh 3 người chăn nuôi bán trực tiếp cho người bán lẻ thu mua với giá cao hơn người bán buôn và người thu gom đến mua như vậy đem lại thu nhập cao hơn 2 kênh còn lại và việc cùng với 1 mức chi phí trung gian là 1.077,6 nghìn đồng/kg mà lại có thu nhập cao hơn cho nên giá trị gia tăng thu được sẽ cao. Nếu xét về hiệu quả kinh tế thì người chăn nuôi tham gia vào kênh 3 có lợi nhất vì chỉ tiêu GO/IC và VA/IC đều cao hơn 2 kênh còn

lại. Với GO/IC đạt 3 lần tức khi người chăn nuôi cá bỏ ra 1 đồng chi phi sẽ thu lại được 3 đồng GO. Chỉ tiêu VA/IC của người chăn nuôi khi tham gia vào kênh 3 đạt 2 lần cho thấy rằng khi bỏ ra 1 đồng chi phí người chăn nuôi thu lại được 2 đồng giá trị gia tăng.

Thu nhập thuần của các hộ nuôi cá được tính bằng cách lấy giá trị gia tăng thu được trừ đi khấu hao tài sản cố đinh và công lao động gia đình được quy đổi khi nuôi 100kg cá với giá công thị trường hiện hành tại xã là 200 nghìn đồng/ công lao động nông nghiệp. Trong 3 kênh nghiên cứu, kênh 3 là kênh có thu nhập thuần đem lại cho người sản xuất cao nhất. Chỉ tiêu Gpr/IC đạt 1,25 lần cho thấy hiệu quả khi người nông dân nuôi cá tham gia kênh tiêu thụ 3 đạt khá cao.

4.1.3.2 Thực trạng tác nhân thu gom

Là tác nhân thứ 3 trong chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính xã Ngọc Châu và là tác nhân kết nối người chăn nuôi với các tác nhân khác. Trong nghiên cứu, người thu gom tham gia vào 2 kênh tiêu thụ là kênh 1 và kênh 4 nhưng giới hạn nghiên cứu ở kênh 1.

Bảng 4.6 Đặc điểm về tác nhân trung gian người thu gom

STT Diễn giải ĐVT Giá trị

1 Sồ hộ điều tra Hộ 15

2 Số hộ có chủ hộ là nam Hộ 11

3 Tuổi BQ Tuổi 44,46

4 Thâm niên nghề Năm 8,4

5 Lượng vốn BQ/hộ Triệu đồng 82

6 Hộ có vay vốn Hộ 13

7 Thu nhập TB/Năm Triệu đồng 171,1

8 Thu nhập TB/Năm từ thu gom cá Triệu đồng 150

9 Lượng cá thu gom/ngày kg 2300

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra 2015)

Qua nghiên cứu 15 hộ tham gia vào công tác thu gom cá rô phi đơn tính xã Ngọc Châu thì có 11 hộ có chủ hộ là nam giới còn 4 hộ có chủ hộ là nữ và tuổi bình quân của các đôi tượng thu gom là 44,46 tuổi. Các tác nhân thu gom có thâm niên trung bình là 8,4 năm tham gia vào công tác thu gom cá rô phi đơn tính. Các đối tượng thu gom có 13 hộ có vay vốn để phục vụ cho công tác thu gom cá và lượng vốn vay trung bình là 82 triệu đồng/hộ. Thu nhập trung bình của các hộ thu gom trong 1 năm là 171,1 triệu đồng trong đó thì thu nhập từ thu gom cá rô phi đóng góp 150 triệu đồng. Các tác nhân thu gom trung bình có lượng cá thu gom trên 1 ngày là 2.300 kg. Tác nhân thu gom chủ yếu là các tác nhân trong khu vực huyện ngoài ra còn có một số thu gom là người trong xã có nhiều năm làm trung gian thu gom sản phẩm.

Bảng 4.7 Tình hình tiêu thụ cá của tác nhân thu gom

Tiêu chí ĐVT Bán buôn Bán lẻ

Giá bán TB trong năm 1000 đồng 35 37

6 tháng đầu năm 1000 đồng 33 34,5

6 tháng cuối năm 1000 đồng 37 39,5

Tỷ lệ giao dịch % 90 10

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra 2015)

Tác nhân thu gom có bán cá cho đối tượng khác trong đó có tác nhân bán buôn và bán lẻ, riêng sản phẩm cá rô phi đơn tính xã Ngọc Châu qua điều

tra các hộ thu gom thì không có hiện tượng thu gom mua lại của thu gom. Giá bán cho tác nhân bán buôn là 35 nghìn đồng/kg còn bán lẻ là 37 nghìn đồng/kg cá. Giá bán cá của tác nhân thu gom còn phụ thuộc vào thị yếu tiêu dùng của thị trường trong từng thời điểm trong năm như nghiên cứu cho thấy răng giá bán cá 6 tháng đầu năm thấp hơn so với giá bán cá 6 tháng cuối năm. Chủ yếu tác nhân thu gom có giao dịch với tác nhân bán buôn, nghiên cứu chỉ ra rằng tác nhân thu gom có tỷ lệ giao dịch với bán buôn là 90% khối lượng cá giao dịch. Tác nhân thu gom có tỷ lệ giao dịch với tác nhân bán lẻ chỉ 10% khối lượng hàng hóa cho thấy rằng không chỉ có tác nhân bán buôn là mắt xích phân phối duy nhất của tác nhân thu gom mà còn có cả bán lẻ như vậy tạo cho chuỗi giá trị cá rô phi được đa dạng hơn.

Bảng 4.8 Hình thức giao dịch của tác nhân thu gom với các tác nhân khác

ĐVT: %

STT Tiêu chí Tỷ lệ

1 Bằng hợp đồng miệng 98

2 Hợp đồng bằng văn bản 2

3 Không có hợp đồng 0

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra 2015)

Nghiên cứu 15 tác nhân thu gom cho thấy có 98% tác nhân thu gom hợp đồng buôn bán bằng hình thức hợp đồng miệng và chỉ có 2% là hợp đồng bằng văn bản và thường những hợp đồng bằng văn bản được biết là nhưng hợp đồng có giá trị lớn về khối lượng cũng như kinh tế. Không có tác nhân thu gom nào khi bán hàng là không có hợp đồng như vậy cho thấy rằng việc nhận biết của các tác nhân về hợp đồng kinh tế được nâng cao. Phân phối sản phẩm với khối lượng lớn nhưng lại không có hợp đồng kinh tế làm cho người thu gom luôn gặp phải những tác động không tích cực từ thị trường, đặc thù của những người thu gom là việc không chỉ phân phối sản phẩm cho 1 đối tượng khách hàng mà còn cho nhiều đối tượng khác, tác nhân thu gom muốn bán hàng nhanh chóng nên đa số sử dụng hình thức mềm trong khi bán chính là tự thỏa thuận giá riêng làm cho

các đối tượng mua có nhiều đối tượng không mua cùng giá với nhau và khi mua bán như vậy thì hình thức hợp đồng không phù hợp cho người thu gom tuy nhiên nếu như người thu gom không có những ràng buộc với người mua thì có rất nhiều yếu tố tiêu cực tác động làm cho người thu gom bị thua lỗ vì vậy mà cần có những biện pháp giúp cho người thu gom nhận thức được rõ nét nhất về những ưu điểm của hợp đồng kinh tế mang lại.

Nghiên cứu kênh tiêu thụ 1 cho thấy tác nhân giao dịch sau của tác nhân thu gom chính là tác nhân bán buôn. Như vậy thì giá bán mà tác nhân bán buôn phải mua cá của tác nhân thu gom trung bình là 35 nghìn đồng/kg cá.

Bảng 4.9 Giá trị gia tăng trong 100 kg cá của tác nhân thu gom

Diễn giải ĐVT Giá trị Tỷ lệ

I. Giá bán 1000đ 35 -

II. Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 3.500 100

III. Tổng chi phí (TC) 1000đ 3.131,67 89,48

1. Chi phí trung gian 1000đ 3.100 88,57

Chi phí mua cá 1000đ 2905 83,00

Chi phí vận chuyển 1000đ 100 2,86

Chi phí dụng cụ 1000đ 50 1,43

Chi phí điện nước 1000đ 45 1,29

2. Khấu hao TSCĐ 1000đ 20 0,57

3. Công lao động 1000đ 11,67 0,33

IV.Giá trị gia tăng((VA) 1000đ 400 11,43

V. Thu nhập thuần (GPr) 1000đ 368,33 10,52

TR/IC Lần 1,129

VA/IC Lần 0,129

GPr/IC Lần 0,119

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra 2015)

Tác nhân thu gom có giá bán trung bình trong năm cho tất cả các tác nhân khác là 35.000 đồng/kg cá. Khi giao dịch 100kg cá rô phi doanh thu của tác nhân thu gom thu lại được là 3.500 nghìn đồng. Chi phí trung gian của tác

nhân thu gom được thu thập và tính toán cho thấy với 100kg cá rô phi đơn tính khi giao dịch tác nhân thu gom phải bỏ ra 3.100 nghìn đồng chi phí trung gian trong đó chi phí chi cho mua cá là lớn nhất chiếm 83% doanh thu của tác nhân thu gom ngoài ra có chi phí vận chuyển và các khoản chi phí khác chiếm phần nhỏ chỉ 17% trong tổng doanh thu. Giá trị gia tăng (VA) của người thu gom khi giao dịch 100kg cá là 400 nghìn đồng chiếm 11,43% doanh thu và chỉ tiêu hiệu quả cho thấy VA/IC đạt 0,129 lần và TR/IC đạt 1,129 lần.

Sau khi trừ đi công lao động gia đình bỏ ra và khấu hao TSCĐ, thu nhập thuần của người thu gom đạt 368,33 nghìn đồng/100kg cá chiếm 10,52% doanh thu, chỉ tiêu GPr/IC đạt 0,119 lần.

4.1.3.3 Thực trạng tác nhân bán buôn

Tác nhân bán buôn tham gia vào 3 kênh chính trong chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính xã Ngọc Châu nhưng khi nghiên cứu đề tài sẽ đề cập tới tác nhân bán buôn trong 2 kênh chính đó là kênh 1 và kênh 2. Tác nhân bán buôn là tác nhân trung gian phân phối sản phẩm từ người thu gom đến tác nhân bán lẻ và có số lượng ít do vậy khi nghiên cứu số tác nhân bán buôn được chọn ngẫu nhiên 10 tác nhân để điều tra thông tin.

Bảng 4.10 Đặc điểm về tác nhân trung gian người bán buôn

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị cá rô phi đơn tính tại xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w