So sánh các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái:

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO HỐI ĐOÁI VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO HỐI ĐOÁI (Trang 31 - 36)

II. Rủi ro hối đoái 1 Khái niệm :

3. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro hối đoá

3.6. So sánh các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái:

3.6.1. So sánh các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái trong ngắn hạn:

Các công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái trên đều có những ưu và nhược điểm riêng của nó. Khi tỷ giá biến động ngược lại với dự đoán của nhà kinh doanh thì hoá ra không phòng ngừa rủi ro lại tốt hơn. Thực tế này đặt ra cho nhà quản lý hai vấn đề quan trọng cần giải quyết:

* Có nên phòng ngừa rủi ro hối đoái hay không? Trường hợp nào nên phòng ngừa? Trường hợp nào không nên?

* Phòng ngừa rủi ro hối đoái bằng công cụ nào? Hợp đồng kỳ hạn sử dụng thị trường tiền tệ, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi, hay công cụ nào khác.

Để minh hoạ cho vấn đề này và hiểu rõ hơn về các công cụ phòng ngừa chúng ta xét ví dụ sau:

Ngày 14/02/1990 Công ty Lufthansa đã ký một hợp đồng với một công ty của Anh trị giá 2.000.000 GBP. Thanh toán bằng GBP. Sau 180 ngày tỷ giá giao ngay của GBP hiẹn tại 1,50 USD; tỷ giá kỳ hạn 180 ngày của GBP hiện tại là 1,47 USD.

Lãi suất Anh Mỹ

Lãi tiền gửi 180 ngày 4,5% 4,5%

Lãi tiền vay 180 ngày 5,0% 5,0%

Một quyền chọn mua GBP hết hạn sau 180 ngày cò giá trị thực thi là 1,48 USD và giá mua là 0,03 USD

Một quyền chọn bán GBP hết hạn sau 180 ngày có giá trị thực thi là 1,49 USD và giá mua là 0,02 USD.

Theo dự báo tỷ giá giao ngay tương lai sau 180 ngày của Lufthansa là:

Kết quả có thể Xác xuất

1,43 USD 20%

1,46 USD 70%

1,52 USD 10%

Công ty Lufthansa phải cân nhắc việc sử dụng 1 trong các công cụ để xác định giải pháp tốt nhất.

Phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn. Mua GBP kỳ hạn 180 ngày.

Số USD cần sau 180 ngày = khoản phải trả GBP x Tỷ giá kỳ hạn GBP 2.000.000 x 1,47 = 2.940.000 USD

* Phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ:

Vay USD đổi thành GBP, đầu tư GBP, hoàn trả khoản vay sau 180 ngày: Số GBP phải được đầu tư 2000.000 /(1+0,045 ) = 1.913.880

Số tiền bằng USD cần để đổi thành GBP để gửi: 1.913.880 x 1,50 = 2.870.820 USD

Lãi suất và gốc của khoản vay USD sau 180 ngày: 2.870.820 x (1 + 0,05) = 3.014.436 USD * Phòng ngừa bằng quyền chọn mua:

Mua một quyền chọn mua (tính toán dưới đây giả thiết rằng quyền chọn được thực thị vào ngày cần GBP hoặc không được thực thi) Giá thực tế thì 1,48 USD giá mua 0,03 USD).

Tỷ giá giao ngay có thể sau 180 ngày Giá quyền chọn Thực thi quyền chọn Tổng giá phải trả cho 1 GBP Tổng giá phải trả cho 2.000.000 GBP Xác xuất 1,43 USD 0,03

USD Không 1,46 USD

2.920.000

USD 20%

1,46 USD 0,03

USD Không 1,49 USD

2.980.000 USD 70% 1,52 USD 0,03 USD Có 1,51 USD 3.020.000 USD 10%

* Giữ nguyên không phòng ngừa:

Mua 2.000.000 CBP trên thị trường giao ngay sau 180 ngày.

Tỷ giá giao ngay dự tính sau 180 ngày Số USD cần để mau 2.000.000 GBP Xác xuất 1,43 USD 2.860.000 20% 1,46 USD 2.920.000 70% 1,52 USD 3.040.000 10%

Mỗi giải pháp thay thế được phân tích để dự tính chi phí danh nghĩa bằng USD trả cho khoản phải trả ghi bằng GBP. Chi phí được biết chắc chắn đối với phòng ngừa bằng tỷ giá kỳ hạn và phòng ngừa qua thị trường tiền tệ. Tuy nhiên chi phí sử dụng quyền chọn mua hoặc giữ quyền không phòng ngừa tuỳ thuộc vào tỷ giá giao ngay sau 180 ngày.

Phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn tốt hơn phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ bởi vì chi phí bằng USD ít hơn rõ ràng 2.940.000 USD so với 3.014.360 USD. Nếu so với việc phòng ngừa hợp đồng quyền chọn mua cho thấy có một cơ hội 80% là phòng ngừa bằng quyền chọn sẽ đắt hơn là phòng ngừa bằng kỳ hạn. Do đó trong trường hợp này phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn là tối ưu đối với quyết định phòng ngừa rủi ro hối đoái đối với một khoản phải trả. Tuy nhiên không phòng ngừa lại là giải pháp tối hơn cả vì có đến 90% xác xuất chi phí bằng USD ít hơn so với quyết định phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn.

Như vậy, quyết định tốt nhất là không nên phòng ngừa. Nhưng nếu Lufthansan quyết định phòng ngừa rủi ro hối đoái thì nên sử dụng hợp đồng kỳ hạn do đôi khi có độ chênh lệch về dự báo tỷ giá. Mặt khác nó phải thường xuyên định kỳ đánh giá các quyết định trên cơ sở tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn, lãi suất…

* Đối với khoản phải thu việc phân tích các kỹ thuật phòng ngừa cũng được tiến hành tương tự như việc phân tích các kỹ thuật phòng ngừa khoản phải trả từ đó công ty có quyết định phòng ngừa rủi ro hối đoái một cách tối ưu nhất.

Mặc dù hợp đồng kỳ hạn cố định được giá trị các khoản chi trả, hay thu nhập bất luận sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường nhằm giúp công ty có thể có thể xác định chắc chắn hiệu quả kinh doanh nhưng nó vẫn chưa hoàn toàn thuận lợi cho công ty nếu tỷ giá biến động ngược lại với dự kiến. Chẳng hạn trong trường hợp đồng nhập khẩu, vì nhà nhập khẩu sợ rằng ngoại tệ sẽ lên giá trong tương lai so với nội tệ nên quyết định mua ngoại tệ có kỳ hạn để phòng ngửa rủi ro. Nếu khi đáo hạn ngoại tệ giảm giá điều này ảnh hưởng bất lợi cho công ty so với việc không phòng ngừa thì tốt hơn. Thay vì bị ràng buộc trong hợp đồng kỳ hạn, Công ty có thể mua ngoại tệ trên thị trường với giá thấp hơn. Và đối với hợp đồng nhập khẩu thì ngược lại do đó hợp đồng có kỳ hạn chưa phải là cách phòng ngừa tối ưu, song dẫu sao nó cũng giúp nhà quản lý yên tâm hơn trong sự đối diện với rủi ro

hối đoái. Mặt khác khi sử dụng thị trường tiền tệ ngoài những ưu điểm nó mang lại cho công ty phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá hối đoái bằng hoạt động vay và cho vay. Song trong trường hợp khoản phải thu của công ty không chắc chắn hợp đồng dễ bị đổ bể thì việc phòng ngừa bằng công cụ thông qua thị trường tiền tệ rất nguy hiểm do khoản thu, không thu được mà khoản phải trả đến hạn vẫn phải trả. Do đó nhà xuất khẩu phải tiên liệu được trước khi ra quyết định phòng ngừa. Tuy nhiên công ty cũng phải xem xét đến công cụ khác như phòng ngừa rủi ro hối đoái bằng hợp đồng quyền chọn mua và quyền chọn bán. Đây là một công cụ phòng ngừa linh hoạt hơn so với phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn, thị trường tiền tệ vì nó phụ thuộc vào ý muốn của người mua hợp đồng có muốn thực thi hợp đồng hay không khi hợp đồng đáo hạn. Nếu có lợi người mua hợp đồng sẽ thực thi hợp đồng nếu bất lợi thì người mua hợp đồng quyền chọn có thể không thực thi hợp đồng và chịu mất phí quyền chọn để mua, bán ngoại tệ ngoài thị trường với tỷ giá có lợi. Công cụ này tuy linh hoạt song mức phí quyền khá cao có thể ảnh hưởng đến kết quả chung của Công ty theo chiều hướng bất lợi. Ngoài ra còn có thể áp dụng các công cụ khác như là hợp đồng tương lai phù hợp đối với các hợp đồng có quy mô nhỏ. Những công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái ngắn hạn trên đây có ưu và nhược điểm và nó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như: tỷ lệ lãi suất, tỷ giá giao ngay trên thị trường… Từ đó nhà quản trị tài chính phải biết áp dụng linh hoạt, phân tích, so sánh các kỹ thuật để chọn ra một kỹ thuật tối ưu nhất. Nhưng cũng phải cân nhắc có nên phòng ngừa hay không phòng ngừa thì tốt hơn. Như ví dụ đề cập ở trên thì không phòng ngừa lại tốt hơn vì đôi khi bỏ tiền ra mua một sự chắc chắn mà kết quả lại không dùng đến nó. Cho nên nhà quản trị tài chính phải đưa ra một giải pháp hợp lý nhất cho mõi hợp đồng của mình để đảm bảo các khoản phải trả phải thu trong tương lai tránh được sự biến động (rủi ro) hối đoái gây nên.

Trên đây là những công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái trong ngắn hạn nó chỉ phù hợp với các thương vụ trong thời gian ngắn hạn, còn dài hạn nó lại không

mang lại hiệu quả mong muốn. Do đó khi áp dụng các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái trong dài hạn chúng ta phải xem xét nên lựa chọn kỹ thuật nào là tối ưu: được áp dụng cho phòng ngừa dài hạn như là bằng hợp đồng kỳ hạn dài hạn , Swap tiền tệ, phòng ngừa bằng vay song song, thu sớm trả trễ, phòng ngừa chéo, đa dạng hoá các đồng tiền. Các giải pháp này đòi hỏi gắn liền với chiến lược phát triển dài hạn của công ty kinh doanh quốc tế.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO HỐI ĐOÁI VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO HỐI ĐOÁI (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w