Nguyên lý làm việc của bơm xoáy

Một phần của tài liệu MÁY THỦY LỰC CÁNH DẪN (Trang 40)

Giả sử cánh (3) được điền đầy chất lỏng, khi cánh quay với tốc độ lớn sinh ra lực ly tâm. Dưới tác dụng của lực ly tâm chất lỏng văng ra ngoài và đi vào đường dẫn (5) có dạng hình lòng máng. Khi hạt chất lỏng văng ra thì tại đó tạo thành lỗ hỏng, hạt chất lỏng khác lại điền vào tạo thành dòng liên tục. Do kết cấu đường dẫn (7) có hình lòng máng nên chất lỏng lại được dẫn vào cánh tiếp theo và lại văng ra tạo nên quỹ đạo chuyển động của hạt chất lỏng có dạng xoáy lò xo cho tới cửa đẩy của bơm. Do cửa đẩy và cửa hút được ngăn cách với nhau bởi phần cung lồi ngăn cách (5) nên chất lỏng không quay trở lại cửa hút. Như vậy khi chuyển động qua rãnh cánh, năng lượng của dòng chất lỏng tăng lên nhờ nhận năng lượng từ cánh công tác qua mỗi vòng xoáy. Để tránh rò lọt từ phần cao áp sang phần thấp áp thì trên nắp (13) của bơm có đặt một tấm đệm kín (12) có tác dụng là khi khe hở giữa bánh cánh và vỏ lớn thìo

người ta sẽ thay tấm đệm khác để giảm khe hở này. Để ngăn cách giữa khoang công tác với bên ngoài thì tại đầu trục thò ra của bơm (phía động cơ điện lai) có đặt một bộ làm kín kiểu ma sát (11). Tại bệ đỡ (9) của bơm có khoan một lỗ để kiểm tra độ kín của bộ làm kín. Nếu bộ làm kín cổ trục không kín thì sẽ có nước chảy ra ở lỗ khoan này.

Sự thay đổi áp suất của chất lỏng trong bơm được thể hiện trên (Hình 2.38)

Hình 2.38. Sự thay đổi áp suất trong đường dẫn của bơm Các bơm xoáy thường có các thông số cơ bản trong khoảng sau:

- Q = 8 -60 m3/giờ, - H = 25- 250 mH20, - N < 25 KW,

- n = 750 -3000 vòng/phút.

Một phần của tài liệu MÁY THỦY LỰC CÁNH DẪN (Trang 40)