Pháp.
1. Nguyên tắc ghi chép các nghiệp vụ bán hàng.
- Giá bán dùng để hạch toán là giá ghi trên hoá đơn trừ giảm giá bớt giá mà doanh nghiệp chấp nhận cho khách hàng.
- Thuế thu được ghi bán hàng sẽ được hạch toán vào giá bán mà doanh nghiệp thu hộ Nhà nước sau này phải thanh toán.
- Phần chiết khấu dành cho khách hàng mặc dù đã trừ vào tổng số tiền trên hợp đồng nhưng vẫn được tính vào giá bán hàng và được hạch toán như một khoản chi phí tài chính.
- Chứng từ dùng để hạch toán nghiệp vụ bán hàng là các hoá đơn báo đòi, báo có.
Để hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, kế toán Pháp phân biệt thành ba loại hoạt động chính,với nguyên tắc thu nhập tương ứng với chi phí
Các tài khoản về chi phí Các tài khoản về thu nhập TK60-65; 681: Chi phí kinh doanh
thường
TK66; 686: Chi phí tài chính TK67; 687: Chi phí bất thường
TK70-75; 781: Thu nhập kinh doanh thường
TK76; 786: Thu nhập tài chính TK77; 787: Thu nhập bất thường
3. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ bán hàng:
- Khi bán hàng thu tiền ngay hoặc chưa thu tiền:
Nợ TK 530,512,514,411: Tổng giá có thuế
Có TK 701: Giá chưa thuế
Có TK 4457: TVA thu hộ nhà nước - Khi hàng đã bán bị trả lại:
Nợ TK 701 : Trị giá của hàng bị trả lại theo giá không thuế. Nợ TK 4457: Thuế TVA của hàng bán bị trả lại.
Có TK 530,512... Giá có thuế của hàng bị trả lại. - Bán hàng có chiết khấu dành khách hàng:
+ CK trên hoá đơn báo đòi (CK ngay trên HĐ lần đầu): Nợ TK 665: Phần CK.
Nợ TK 530,512... Số còn phải thu. Có TK 701: Giá không thuế.
Có TK 4457: Thuế TVA thu hộ nhà nước. + CK trên hoá đơn báo đòi (sau khi lập hoá đơn): Nợ TK 665: Phần CK theo giá không thuế. Nợ TK 4457: TVA của phần CK.
- Bán hàng có giảm giá, bớt giá cho khách hàng:
Nợ TK 709: Phần giảm giá cho khách hàng. Nợ TK 4457: Thuế TVA của giảm giá, bớt giá. Có TK 530,512,514,441
- Bán hàng đã giao nhưng chưa có hoá đơn: Nợ TK 418: Tổng giá có thuế. Có TK 701: Giá chưa thuế.
Có TK 4457: Thuế TVA thu hộ nhà nước.
4. Điều chỉnh chi phí và thu nhập cuối năm.
Để xác định chính xác kết quả kinh doanh cần hạch toán đúng chi phí và thu nhập, do đó cuối năm cần tiến hành điều chỉnh chi phí và thu nhập.
Do kế toán Pháp có đặc điểm là những khoản chi phí và thu nhập thuộc hoạt động của năm báo cáo nhưng chưa có chứng từ sẽ tính vào chi phí và thu nhập của năm báo cáo. Ngược lại, những khoản chi phí và thu nhập trả trướcvà nhận trước của năm sau sẽ trừ vào chi phí và thu nhập của năm báo cáo.
Cuối niên độ kế toán, phải thực hiện các bút toán chênh lệch hàng hoá để xác định giá vốn hàng tiêu thụ vì toàn bộ số tiền mua hàng hoá được tính hết vào chi phí mua hàng. Do đó, cuối kỳ cần phải xác định chênh kệch tồn kho để điều chỉnh số tiền mua hàng hoá về trị giá xuất bán.
Trị giá hàng hoá = Trị giá hàng hoá + Trị giá hàng hoá - Trị giá hàng xuất bán trong kỳ tồn đầu kỳ mua trong kỳ tồn cuối kỳ
Sơ đồ 10: Kế toán chênh lệch tồn kho hàng hoá
TK37 (Tồn kho hàng hoá ) TK6037 (CL tồn kho hàng hoá ) KC hàng hoá tồn đầu kỳ
Kết chuyển hàng tồn cuối kỳ (Kiểm kê cuối kỳ này)
Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành kết chuyển các tài khoản chi phí và thu nhập vào tài khoản 12 “Xác định kết quả niên độ”
Sơ đồ 11: Kế toán xác định kết quả niên độ.
TK loại 6 TK12 (kết quả niên độ) TK loại 7 KC chi phí cuối kỳ KC thu nhập cuối kỳ
TK120 (lãi) TK129 (lỗ)
KC lãi cuối kỳ KC lỗ cuối kỳ
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của nước Pháp trong việc hạch toán tiêu thụ, ta thấy chế độ kế toán Việt Nam đã phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường và hoà nhập dần vào thông lệ kế toán quốc tế. Việc tìm hiểu về chế độ kế toán của các nước trên thế giới là hết sức cần thiết khi mà nền kinh tế Việt Nam đang hướng về hội nhập thế giới, đang ngày càng mở rộng cơ chế để thu hút đầu tư nước ngoài thì việc ban hành hay hoàn thiện hệ thống kế toán Doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam, với thông lệ và chuẩn mực kế toán là điều tối quan trọng góp phần rút ngắn khoảng cách về sự phát triển của Việt Nam so với thế giới.