Kỹ thuật ghép

Một phần của tài liệu giáo trình nhân giống điều nghề trồng điều (Trang 36)

Có nhiều kỹ thuật ghép điều khác nhau có thể được áp dụng để sản xuất cây giống ghép tuy nhiên quy trình kỹ thuật này chỉ giới thiệu hai phương pháp ghép điều phổ biến nhất hiện nay là phương pháp ghép chồi vạt ngọn và ghép chồi nêm ngọn

4.1. Ghép vạt chồi ngọn

 Dùng dao ghép vạt xiên thân gốc ghép một mặt phẳng nghiêng dài 3-4cm,

 cách mặt đất chừng l0 - 15cm  chừa lại 2 - 3 lá thật trên gốc ghép.

Chồi ghép cũng vạt một mặt xiên tương tự sau đó áp mặt cắt của chồi ghép vào gốc ghép

 Dùng băng nilon mỏng quấn chặt từ dưới lên trên để cố định và bịt kín chồi ghép

Hình 4.5. (a,b,c) Thao tác ghép chồi vạt ngọn

4.2. Ghép nêm chồi ngọn

Hình 4.5 - a

Dùng kéo cắt ngang thân gốc ghép cách mặt đất chừng l0-15 cm. Chừa lại 2-3 lá thật trên gốc ghép

Chẻ đôi gốc thành 2 phần bằng nhau và dài khoảng 3 cm

Dùng dao ghép cắt vát chồi thành hình cái nêm

Hình 4.6 - a Hình 4.6 - b

Hình 4.6 - b

Đẩy chồi ghép vào vết chẻ ở gốc ghép Dùng băng nilon mỏng quấn chặt từ dưới lên trên để cố định và bịt kín chồi ghép.

Hình 4.6: (a,b,c,d,e,f) Thao tác ghép chồi nêm Hình 4.6 - f

Chồi ghép hoàn thiện Chồi ghép nảy mầm

Hình 4.7: Chồi sau ghép hoàn thiện

Chú ý: Nếu đường kính của chồi ghép và gốc ghép khác nhau thì nên để

cho một bên mép vỏ của chồi ghép và gốc ghép liền khớp nhau. 5. Các biện pháp chăm sóc sau ghép

Sau khi ghép, bầu cây ghép cần được tưới nước đầy đủ tránh để mặt bầu bị khô.

Sau khi ghép khoảng 20 đến 30 ngày quan sát chồi ghép: nếu thấy chồi ghép tươi, đỉnh sinh trưởng bắt đầu mọc ra những lá non kết quả ghép đã thành công. Nếu dùng dây ghép tự hoại thì không cần tháo bỏ dây ghép.

Trong trường hợp sử dụng các loại dây ghép dai hơn thì cần mở băng phần ngọn bằng cách dùng dao lam rạch nhẹ ở đỉnh chồi ghép khi thấy ngọn chồi ghép phình to và phát triển lá non.

Thường xuyên tỉa các chồi nách mọc ra từ các nách lá của gốc ghép. Đối với chồi ghép đoạn 2 cây ghép thường có 2-3 chồi, trong thời gian vườn ươm thiếu dinh dưỡng nên tỉa bỏ chỉ chừa lại 1 chồi đảm bảo cho cây giống sinh trưởng tốt.

Hình 4.9: Cây điều sau ghép 6 tuần

Sau khi ghép từ 4 - 6 tuần, trên cây ghép có tầng lá đầu tiên phát triển hoàn chỉnh thì tiến hành nhấc rễ và chọn những cây có cùng kích thước xếp thành luống 4 - 6 hàng bầu và che mát trong khoảng 3 - 5 ngày đầu. Sau hai tuần cây ghép có thể đưa đi trồng. Cây ghép có thể được tháo băng hoàn toàn sau 2 tháng kể từ khi ghép.

Ngoài kỹ thuật ghép vát và ghép mắt, trong nhân dân còn thưc hiện kỹ thuật ghép chồi bên. Kỹ thuật này rất thích hợp đối với những vườn điều trồng bằng hạt sau 01 năm tuổi. Thời điểm tiến hành ghép khi tầng lá cuối cùng của gốc ghép đã phát triển hoàn chỉnh.

- Tại gốc ghép dùng dao cắt 3 đường tạo nên 1 hình chữ nhật dài 4 - 6cm, rộng 1,2cm cách mặt đất 15cm, dùng mũi dao tách bỏ lớp vỏ ra.

- Cắt chồi ghép còn 8-10cm và cắt vát 1 mảnh vỏ có kích thước tương đương.

- Đặt chồi ghép vào giữa lớp vỏ tách hở và thân gốc ghép. - Dùng nilon buộc cố định và bịt kín giữ ẩm.

- Khi chồi ghép nảy chồi thường sau 4-5 tuần lễ cắt ngọn gốc ghép ở ngay phía trên chỗ ghép và mở băng nilon.

Các kỹ thuật ghép này có thể áp dụng cải tạo những vườn điều già, vườn điều đã trồng trên 8 năm nhưng năng suất quá thấp do giống xấu. Việc tiến hành cưa đốn cải tạo có thể tiến hành trên một số cây hoặc toàn vườn nhưng yêu cầu mật độ đảm bảo đủ ánh sáng để cây ghép cải tạo phát triển tốt. Quá trình cưa ghép cải tạo thường tiến hành trước mùa mưa đến từ 2 – tháng và gồm các bước sau:

 Dọn sạch cỏ, rác xung quanh cây định đốn cải tạo

 Sử dụng cưa máy cưa đốn ngang cây ở độ cao cách mặt đất 0.5 đến 0.75 m

 Xử lý thuốc trừ nấm bệnh và bôi dầu hắc lên để chống bệnh gây hại và nước ngấm làm mục thân.

 Loại bỏ các chồi yếu, sâu bệnh mọc lên từ gốc chỉ giữ lại 7- 8 chồi khỏe phân bố đều quanh gốc

 Khi thân chồi vượt phát triển có kích thước khoảng 1 cm và tầng lá cuối cùng của gốc ghép đã phát triển hoàn chỉnh thì tiến hành ghép chồi từ giống đã chọn lựa theo phương pháp đã nêu ở mục 3.2 – 4. nêu trên.

 Kiểm tra lại chồi sống sau 60 ngày loại bỏ chồi ghép yếu, chỉ giữ lại 5-6 chồi ghép sống phát triển tốt.

 Chăm sóc chồi sau ghép (dọn cỏ, bón phân).

Chú ý: Sau khi ghép cải tạo cần chú ý che nắng cho chồi ghép.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Câu hỏi

- Tiêu chuẩn cây gốc ghép và chồi ghép đạt yêu cầu là gì?

- Nêu vắn tắt các bước để thực hiện ghép chồi theo phương pháp ghép nêm hoặc ghép vạt ngọn

2. Bài tập thực hành

- Thực hành chuẩn bị dụng cụ, cắt chồi ghép và chọn cây gốc ghép

- Thực hành ghép điều theo phương pháp ghép chồi vạt ngọn (hoặc ghép nêm)

- Thực hành chăm sóc cây sau ghép

C. Ghi nhớ:

- Ghép chồi tốt sẽ đảm bào cây con đem trồng khỏe mạnh, đạt tỉ lệ sống sau trồng cao.

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN

- Vị trí: Mô đun Nhân giống điều là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề ”Trồng điều”; được chọn giảng dạy đầu tiên trong chương trình dạy nghề. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập hoặc kết với một vài mô đun khác theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Nhân giống điều là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nhân giống điều; có tầm quan trọng đặc biệt trong toàn bộ chương trình dạy nghề, yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành cao, vì vậy cần được giảng dạy tại cơ sở đào tạo có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN

- Mô tả được các đă ̣c điểm giống điều tốt và tiêu chuẩn cho ̣n cây điều đầu dòng;

- Trình bày được bước chuẩn bị vườn ươm, chuẩn bị hạt giống, ươm hạt, chăm sóc cây con và ghép

- Thực hiê ̣n được các công viê ̣c trong nhân giống vô tình theo phương pháp ghép chồi để tạo ra cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn;

- Tuân thủ các tiêu chuẩn trong quy trình và các quy định an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN ST T Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra* M1- 01

Giới thiệu chung về cây điều Tích hợp Phòng học, vườn ươm 4 2 2 M1- 02 Đặc điểm thực vật học cây điều Tích hợp Phòng học, vườn ươm 6 2 4 M1- 03 Làm vườn ươm Tích hợp Phòng học, vườn ươm 48 6 42 M1- 04 Kỹ thuật ghép chồi Tích hợp Phòng học, vườn ươm 50 4 44 2

Kiểm tra hết Mô đun 6 6

Cộng 114 14 92 8

1. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun

* Kiểm tra định kỳ

Dựa vào sự tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết và thực hành thí nghiệm, thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận tùy theo từng bài cụ thể đối với từng học sinh trong quá trình giảng dạy và bài tập kỹ năng khi kết thúc một bài.

* Kiểm tra kết thúc mô đun

Mỗi học sinh thực hiện một bài tập kỹ năng trong thời gian giáo viên quan sát và theo dõi thực hiện đánh giá theo yêu cầu và đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá thực hành kỹ năng.

2. Nội dung đánh giá

* Phần lý thuyết:

- Các đặc điểm của cây điều giống tốt - Tiêu chuẩn cây gốc ghép và chồi ghép - Các khâu trong quy trình chăm sóc cây con.

* Phần thực hành:

- Quan sát thiết kế vườn ươm

- Thực hiện xử lý hạt giống, gieo hạt

- Thực hiện ghép điều với tỉ lê ̣ ghép sống > 90% - Thực hiện các khâu chăm sóc cây sau ghép

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

Bài thực hành số 1: Quan sát đặc điểm thực vật học cây điều

Nội dung bài thực hành:

- Quan sát và đo chiều rộng tán cây điều - Phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đực - Phân biệt trái thật (hạt điều) và trái giả

- Xác định cấu tạo của hạt điều

I Tổ chức thực hiện

1. Chia nhóm.

Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. 2. Tổ chức thực hiện

2.1. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở 2.2. Công việc học sinh

II. Quy trình thực hiện TT Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Các đặc điểm cây điều

Giới thiệu các đặc điểm thực vật học cây điều qua hình ảnh Hình ảnh rõ nét Máy vi tính Máy chiếu 2 Quan sát và đo chiều rộng tán cây điều Đo từ gốc ra mép tán theo 4 hướng, rồi cộng các số liệu đo được và chia 4

Đo chính xác Thước dây

3 Phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đực Quan sát nhị và nhụy trên hoa để xác định Xác định đúng hoa đực và hoa lưỡng tính Hoa đực và hoa lưỡng tính

4 Phân biệt trái thật (hạt điều) và trái giả

Quan sát 1 quả điều và xác định Xác định đúng trái thật và trái giả Trái điều nguyên vẹn 5 Xác định cấu tạo của hạt điều Chẻ hạt điều làm đôi, xác định từng phần cấu tạo và màu sắc. Xác định đúng lớp vỏ hạt, lớp vỏ lụa và nhân Hạt điều Dao

III. Điều kiện thực hiện

Địa điểm: thực hiện trên đồng ruộng Quy trình thực hiện

Phiếu thực hành

Phiếu đánh giá sản phẩm

IV. Rút kinh nghiệm

Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời

V. Những lỗi thƣờng gặp

- Không xác định được cách đo chiều rộng tán. - Phân biệt sai hoa đực và hoa lưỡng tính.

VI. Cách thức và tiêu chuẩn đánh giá thực hành

Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ.

- Tuân thủ các bước thực hiện. - Thao tác cẩn thận, thuần thục. - Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Đo đường kính tán cây điều phát triển độc lập

- Qua kết quả đo và kết luận về khoảng cách trồng phù hợp

- Nhận biết hoa đực và hoa lưỡng tính

Tính được tỉ lệ hoa lưỡng tính theo mẫu - Phân biệt các thành phần của hạt

điều

Tính được tỉ lệ nhân của hạt mẫu

Bài thực hành số 2: Thiết kế vƣờn nhân giống

Nội dung:

- Lựa chọn quy mô sản xuất cây giống - Thiết kế vườn nhân cây từ hạt

- Thiết kế vươn nhân chồi ghép I TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Chia nhóm

Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 2. Tổ chức thực hiện

2.1 Công việc của giáo viên - Hướng dẫn

- Làm mẫu

- Kiểm tra nhắc nhở 2.2 Công việc học sinh

Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Thứ tự

Nội dung các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Quan sát,

thiết kế xây dựng vườn ươm

Quan sát thiết kế xây dựng vườn ươm

Đất vào bầu có tỉ lệ: 70-90% đất mặt + 10 - 30% phân chuồng hoai và 0,5% Super lân. - Đo đếm và ghi chép -Xác định đúng tỷ lệ. - Phân hữu cơ, cuốc, xẻng, dụng cụ đựng phân, bảo hộ lao động, phương tiện vận chuyển. 2 Ngâm ủ hạt - Loại bỏ hạt xấu - Ngâm ủ theo quy

trình Hạt trương nở đồng đều Không bị chua Hóa chất xử lý hạt Bao, bể xử lý, khẩu trang, găng tay

- Chiều đặt hạt Đúng chiều đặt hạt 4 Chăm sóc cây con - Tưới nước - Bón phân - Xử lý bệnh hại Bầu luôn đủ ẩm Cây sinh trưởng đồng đều, không bị sâu bệnh phá hại Bình tưới Phân bón Thuốc trừ sâu, trừ bệnh

III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

- Địa điểm: thực hiện trên đồng ruộng - Qui trình thực hiện

- Phiếu thực hành

- Phiếu đánh giá sản phẩm - Các loại dụng cụ làm đất IV. RÚT KINH NGHIỆM

Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời V. NHỮNG LỔI THƯỜNG GẶP

- Quan sát sơ sai.

- Phân – đất không đúng tỷ lệ, đảo phân không đều. - Đóng bàu đất quá lỏng quá chặt.

VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH

- Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ.

- Tuân thủ các bước thực hiện. - Thao tác cẩn thận, thuần thục. - Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Chọn mô hình vườn nhân chồi Tính toán khả năng sản xuất cây ghép - Khảo sát và chọn dòng điều làm

giống

Các tiêu chí chọn cây đầu dòng (hoặc dòng điều đặt mua)

Bài thực hành số 3: Trồng và chăm sóc vƣờn nhân chồi

Nội dung:

- Quan sát thiết kế vườn nhân chồi - Trồng vườn nhân chồi

- Chăm sóc vườn nhân chồi I TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Chia nhóm

Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 2. Tổ chức thực hiện

2.1 Công việc của giáo viên - Hướng dẫn

- Làm mẫu

- Kiểm tra nhắc nhở 2.2 Công việc học sinh

Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Thứ tự

Nội dung các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật

Dụng cụ, trang bị 1 Giới thiệu

kiến thức

Giới thiệu các mô hình nhân chồi Chỉ rõ ưu nhược điểm Bảng, phấn 2 Quan sát thiết kế vườn nhân chồi

Quan sát thiết kế vườn nhân chồi - Đo đếm và ghi chép -Xác định diện tích. Giấy bút, thước đo.

vườn nhân chồi trồng Tiến hành trồng vườn nhân chồi cách xẻng, bảo hộ lao động phương tiện vận chuyển. 4 Chăm sóc vườn nhân chồi - Tưới nước, bón thúc phân khoáng theo tỷ lệ N:P2O5:K2O = 3:1:1 với liều lượng từ 10-50 g/cây - Cắt tỉa nuôi chồi

-Phun thuốc trừ sâu bệnh

- Tưới nước bón phân, phun thuốc đúng liều lượng. - Bấm ngọn tỉa chồi đúng qui định Cuốc, kéo cắt cành, bảo hộ lao động, bình phun thuốc trừ sâu.

III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

- Địa điểm: thực hiện trong vườn ươm - Qui trình thực hiện

- Phiếu thực hành

- Phiếu đánh giá sản phẩm - Các loại dụng cụ cần thiết IV. RÚT KINH NGHIỆM

Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời

Một phần của tài liệu giáo trình nhân giống điều nghề trồng điều (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)