II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
TÀU CÁ Mã số mô đun: MĐ
BẢO TRÌ CÁC THIẾT BỊ CƠ KHÍ TÀU CÁ
Mã số mô đun: MĐ 06
Thời gian mô đun: 76 giờ (Lý thuyết: 18 giờ; Thực hành: 54 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
1. Vị trí
- Mô đun Bảo trì các thiết bị cơ khí tàu cá là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Vận hành, bảo trì máy tàu cá. Được giảng dạy sau mô đun: Bảo trì máy chính, Bảo trì hệ thống điện. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.
2. Tính chất
- Mô đun Bảo trì các thiết bị cơ khí tàu cá là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng. Mô đun này cung cấp cho người người học những kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ làm việc cần thiết nhằm phục vụ công việc bảo trì các thiết bị cơ khí có trên tàu cá.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
Sau khi học xong mô đun người học có khả năng:
1. Kiến thức
- Biết được cách bố trí và vị trí các thiết bị cơ khí trên tàu cá
- Hiểu được nguyên lý hoạt động của các thiết bị cơ khí có trên tàu cá
2. Kỹ năng
- Biết được quy trình bảo trì các thiết bị cơ khí trên tàu như : + Thiết bị tời neo, tời kéo lưới, cẩu,...
2 + Thiết bị đẩy tàu (Hệ trục chân vịt) + Hệ thống khí nén
+ Thiết bị thủy lực,...
- Bảo trì được các thiết bị cơ khí trên tàu cá
3. Thái độ
- Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trong việc bảo trì các thiết bị cơ khí tàu cá, rèn luyện tính cẩn thận, thao tác chính xác;
- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
STT Tên các bài trong mô đun
Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra * 1 Bài 1: Bảo trì hệ trục chân vịt 10 04 06 0 2 Bài 2: Bảo trì hệ thống lái 10 02 08 0 3 Bài 3: Bảo trì máy tời 08 02 04 02 4 Bài 4: Bảo trì hệ thống cẩu 08 02 06 0 5 Bài 5: Bảo trì máy nén khí 10 02 06 02 6 Bài 6: Bảo trì bơm nước 10 02 08 0 7 Bài 7: Bảo trì máy khai thác 08 02 06 0
8 Bài 8. Thực hiện an toàn trong bảo
trì thiết bị cơ khí 08 02 04 02
Kiểm tra hết mô đun 04 04
Cộng 76 18 48 10
Ghi chú:* Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành.
3
2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Bảo trì hệ trục chân vịt Thời gian : 10 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được quy trình bảo trì hệ trục chân vịt - Biết được các hư hỏng , nguyên nhân phát sinh
- Bảo dưỡng và điều chỉnh được sự làm việc của trục chân vịt - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Nội dung
1. Bảo trì hệ trục chân vịt
2. Kiểm tra nhiệt độ gối đỡ trục
3. Kiểm tra phớt đầu trục, gioăng đệm làm kín
Bài 2: Bảo trì hệ thống lái Thời gian: 10 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được hư hỏng, nguyên nhân phát sinh hư hỏng của hệ thống lái
- Kiểm tra và phân loại được các chi tiết của hệ thống lái trên tàu thủy như: máy lái, cơ cấu truyền động, bánh lái, trục lái... đạt yêu cầu kỹ thuật
- Tuân thủ đúng quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.
Nội dung
1. Kiểm tra cơ cấu truyền động 2. Kiểm tra trục lái và bánh lái 3. Kiểm tra góc lái
Bài 3: Bảo trì máy tời Thời gian: 08 giờ
Mục tiêu:
4
- Kiểm tra và phân loại được các chi tiết của máy tời trên tàu thủy như: máy tời, cơ cấu truyền động, cơ cấu điều khiển, dây tời, móc tời đạt yêu cầu kỹ thuật
- Tuân thủ đúng quy định về an toàn và vệ sinh môi trường
Nội dung
1. Kiểm tra cơ cấu truyền động trục và ly hợp 2. Kiểm tra tang chứa cáp
3. Kiểm tra cơ cấu xếp cáp
Bài 4: Bảo trì hệ thống cẩu Thời gian: 08 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên lý hoạt động và kết cấu của cẩu. - Biết kiểm tra hư hỏng của cẩu.
- Xử lý và điều chỉnh được một số hư hỏng thông thường, đảm bảo kỹ thuật.
- Tuân thủ đúng nguyên tắc an toàn, vệ sinh công nghiệp.
Nội dung:
1. Kiểm tra cơ cấu truyền động 2. Kiểm tra may
3. Khắc phục sự cố khác của hệ thống
Bài 5: Bảo trì máy nén khí. Thời gian: 10 giờ
Mục tiêu:
- Biết được hư hỏng, nguyên nhân phát sinh hư hỏng của máy nén khí. - Biết cách kiểm tra hư hỏng của máy nén khí.
- Xử lý được những hư hỏng thông thường đảm bảo kỹ thuật. - Có ý thức an toàn lao động và thái độ cẩn thận.
5
Nội dung:
1. Những hư hỏng, nguyên nhân phát sinh. 2. Kiểm tra, phân loại hư hỏng.
3. Bảo dưỡng, thay thế một số chi tiết của máy nén.
Bài 6: Bảo trì bơm nước Thời gian : 10 giờ
Mục tiêu:
- Biết được hư hỏng, nguyên nhân phát sinh hư hỏng của bơm nước - Biết được cách kiểm tra các thông số kỹ thuật của bơm nước
- Xử lý và điều chỉnh được các thông số của bơm làm việc đảm bảo kỹ thuật
- Tuân thủ quy định về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.
Nội dung:
1. Những hư hỏng, nguyên nhân phát sinh hư hỏng. 2. Kiểm tra, phân loại hư hỏng.
3. Điều chỉnh được các thông số của bơm làm việc bình thường. 4. Bảo dưỡng, thay thế một số chi tiết của bơm.
Bài 7: Bảo trì máy khai thác Thời gian : 08 giờ
Mục tiêu:
- Biết được hư hỏng, nguyên nhân phát sinh hư hỏng của máy khai thác - Biết được cách kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy khai thác
- Xử lý và điều chỉnh được các thông số của máy làm việc đảm bảo kỹ thuật
- Tuân thủ quy định về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.
6
1. Những hư hỏng, nguyên nhân phát sinh hư hỏng. 2. Kiểm tra, phân loại hư hỏng.
3. Điều chỉnh được các thông số của máy làm việc bình thường. 4. Bảo dưỡng, thay thế một số chi tiết chính của máy khai thác.
Bài 8: Thực hiện an toàn trong bảo trì thiết bị cơ khí Thời gian : 8 giờ
Mục tiêu:
- Biết được các quy định về an toàn lao động trên tàu cá
- Tuân thủ và chấp hành đầy đủ các quy định về an toàn lao động khi bảo trì các thiết bị cơ khí
- Có thái độ, trách nhiệm thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động trên tàu cá
Nội dung:
1. Thực hiện an toàn khi kiểm tra các thiết bị cơ khí 2. Thực hiện an toàn khi bảo trì các thiết bị cơ khí
3. Thực hiện an toàn phòng chống cháy nổ khi bảo trì các thiết bị cơ khí
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Tài liệu giảng dạy
- Giáo trình “Bảo trì các thiết bị cơ khí tàu cá” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề vận hành, bảo trì máy tàu cá.
- Tài liệu phát tay cho học viên.
2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ
Máy vi tính, máy chiếu, đĩa, băng hình minh họa, sơ đồ hệ thống các thiết bị cơ khí
7
- Phòng học lý thuyết có trang bị bảng, phấn, máy chiếu projector, máy vi tính, màn hình.
- Trang bị dụng cụ, thiết bị thực hành
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra lý thuyết bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm; kiểm tra thực hành bằng bài thực hành (quan sát đánh giá mức độ thành thạo thao tác trong công tác thực hành).
- Kết thúc mô đun: đánh giá kết quả đạt được của người học bằng bài kiểm tra lý thuyết, thực hành.
2. Nội dung đánh giá
- Phần kiến thức :
+ Biết được cấu tạo của các thiết bị cơ khí trên tàu cá.
+ Trình bày được quy trình bảo trì các thiết bị cơ khí trên tàu cá. - Phần kỹ năng :
+ Bảo trì được các thiết bị cơ khí trên tàu cá - Phần ý thức :
+ Có ý thức trách nhiệm về an toàn lao động + Có ý thức vệ sinh và bảo vệ môi trường.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Chương trình mô đun “Bảo trì các thiết bị cơ khí tàu cá” áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
8
- Chương trình mô đun “Bảo trì các thiết bị cơ khí tàu cá” có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên).
- Chương trình này được áp dụng trong cả nước.
- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo tạo
- Phương pháp giảng dạy lý thuyết, bài tập: Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận, tạo nội dung tình huống lấy người học làm trung tâm; kết hợp với sử dụng hiệu quả thiết bị hỗ trợ giảng dạy như: Máy chiếu, phim, ảnh...
- Giảng dạy thực hành: Tuân thủ nguyên tắc giáo viên làm mẫu sau đó hướng dẫn người học thực hành, kiểm tra đánh giá và chỉnh sửa cho người học.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
- Cấu tạo và khả năng làm việc của các thiết bị cơ khí
- Thực hiện được các bước công việc cần thiết trong quá trình bảo trì - Có ý thức an toàn lao động khi sử dụng các thiết bị cơ khí
4. Tài liệu tham khảo
[1] Trần Thái Vũ; Thiết bị mặt boong; Đại học Nha Trang – 2005.
[2] Nguyễn Đăng cường. Thiết kế và lắp ráp thiết bị tàu thủy. NXB khoa học kỹ thuật 2000.
[3] Công nghệ sửa chữa tàu thủy . NXB Khoa học kỹ thuật. Hà nội.1984. [4] Trương Bá Trung, Bùi Hồng Dương, Trịnh Đình Mạnh, Đỗ Ngọc Toàn. Máy phụ tàu thủy. Đại học hàng hải. 2003.