II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
1. Các hư hỏng chủ yếu và nguyên nhân gây ra các dạng hư hỏng của các thiết bị cơ khí trên tàu cá
thiết bị cơ khí trên tàu cá
2. Các phương pháp kiểm tra, phát hiện các hư hỏng 3. Xử lý, khắc phục sự cố
4. Vận hành lại thiết bị
Bài 7: Thực hiện an toàn trong vận hành thiết bị cơ khí Thời gian: 8 giờ
Mục tiêu:
- Biết được các quy định về an toàn lao động trên tàu cá
- Tuân thủ và chấp hành đầy đủ các quy định về an toàn lao động khi vận hành các thiết bị cơ khí
- Có thái độ, trách nhiệm thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động trên tàu cá
Nội dung:
1. Thực hiện an toàn khi kiểm tra các thiết bị cơ khí. 2. Thực hiện an toàn khi vận hành các thiết bị cơ khí
3. Thực hiện an toàn phòng chống cháy nổ khi vận hành các thiết bị cơ khí
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Tài liệu giảng dạy
- Giáo trình “Vận hành các thiết bị cơ khí tàu cá” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề vận hành, bảo trì máy tàu cá.
- Tài liệu phát tay cho học viên.
2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ
Máy vi tính, máy chiếu, đĩa, băng hình minh họa, sơ đồ hệ thống các thiết bị cơ khí
- Phòng học lý thuyết có trang bị bảng, phấn, máy chiếu projector, máy vi tính, màn hình.
- Trang bị dụng cụ, thiết bị thực hành: 1. Xưởng thực hành
2. Máy tời
3. Hệ trục chân vịt 4. Hệ thống lái tàu 5. Máy cẩu
6. Máy nén khí 7. Máy bơm nước
8. Bộ đồ nghề sửa máy : Bộ tuýp, cần khóa lực, bộ khóa vòng-miệng,... 9. Đồ bảo hộ lao động
10. Dầu D.O
11. Dụng cụ vệ sinh công nghiệp : bàn chà, giẻ lau, xà phòng, ... 12. Các loại vật liệu cần thiết khác trong quá trình thực tập. 13. Khay đựng, ...
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra lý thuyết bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm; kiểm tra thực hành bằng bài thực hành (quan sát đánh giá mức độ thành thạo thao tác trong công tác thực hành).
- Kết thúc mô đun: đánh giá kết quả đạt được của người học bằng bài kiểm tra lý thuyết, thực hành.
2. Nội dung đánh giá
- Phần kiến thức :
+ Biết được cấu tạo của các thiết bị cơ khí trên tàu cá.
- Phần kỹ năng :
+ Vận hành được các thiết bị cơ khí trên tàu cá + Kiểm tra, vệ sinh được các thiết bị cơ khí. - Phần ý thức :
+ Có ý thức trách nhiệm về an toàn lao động + Có ý thức vệ sinh và bảo vệ môi trường.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Chương trình mô đun “Vận hành các thiết bị cơ khí tàu cá” áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
- Chương trình mô đun “Vận hành các thiết bị cơ khí tàu cá” có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên).
- Chương trình này được áp dụng trong cả nước.
- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo
- Phương pháp giảng dạy lý thuyết, bài tập: Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận, tạo nội dung tình huống lấy người học làm trung tâm; kết hợp với sử dụng hiệu quả thiết bị hỗ trợ giảng dạy như: Máy chiếu, phim, ảnh...
- Giảng dạy thực hành: Tuân thủ nguyên tắc giáo viên làm mẫu sau đó hướng dẫn người học thực hành, kiểm tra đánh giá và chỉnh sửa cho người học.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
- Cấu tạo và khả năng làm việc của các thiết bị cơ khí.
- Có ý thức an toàn lao động khi sử dụng các thiết bị cơ khí
4. Tài liệu tham khảo
[1] Trần Thái Vũ; Thiết bị mặt boong; Đại học Nha Trang – 2005.
[2] Nguyễn Đăng cường. Thiết kế và lắp ráp thiết bị tàu thủy. NXB khoa học kỹ thuật 2000.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN