Những cải tiến và khắc phục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển hệ thống khí hóa sinh khối để cung cấp năng lượng quy mô nhỏ ở Việt Nam (Trang 44)

- Ảnh hưởng của giản đồ nhiệt độ trong lò

3.1.1.2Những cải tiến và khắc phục

Ở VIỆT NAM

3.1.1.2Những cải tiến và khắc phục

Từ những phân tích công nghệ, nghiên cứu đặc tính nhiên liệu và nghiên cứu thử nghiệm tác giả đã có những cải tiến và điều chỉnh như sau:

- Cải tiến cấu trúc buồng khí hóa: i) Điều chỉnh lại khoảng cách các cửa cấp gió cho phù hợp với thực tế, duy trì cố định một cửa cấp gió chính để duy trì vùng cháy chính, ii) điều chỉnh kết cấu lò để lò có điểm thắt vừa phải để tạo vùng cháy chính (tập trung). Như vậy ta vừa cố định được vùng cháy chính với nhiệt độ đủ cao (khoảng 800-10000C), vừa

-10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 -50 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600 650 700 750 800 850 900 n h iet d o ( oC)

Thoi gian (phut)

T1 T2 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8

45

cải thiện được khí động và khả năng truyền nhiệt trong lò, vừa tăng thời gian lưu khí sản phẩm trong lò, nâng cao vùng nhiệt độ cao để khi cấp gió bổ sung vào vùng nhiệt phân và vùng khí hóa thì hiện tượng cháy khí nhiệt phân (flaming pyrolysis) xảy ra tốt hơn để giảm hắc ín [27]. Thêm vào đó, lò tránh được hiện tượng mất kiểm soát vùng cháy dẫn đến cháy sát ghi, giảm tuổi thọ thiết bị, hoặc tắt lò với nhiên liệu khó cháy giúp sử dụng đa dạng loại nhiên liệu. Tuy nhiên, để nhiên liệu lưu chuyển tốt, tránh đóng xỉ mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu công nghệ, tác giả đã tính toán và thiết kế đường kính và chiều cao vùng thắt một cách hợp lí dựa trên lí thuyết và kinh nghiệm thực tế.

- Bổ sung thiết kế bộ gia nhiệt cho không khí cấp vào lò và thiết kế áo nhiệt đề tận dụng nhiệt cũng như duy trì ổn định nhiệt thân lò. Nhiệt độ không khí cấp vào lò đạt 150 – 2000C. Điều này không những giúp cải thiện quá trình nhiệt trong lò (ổn định nhiệt) mà còn làm tăng hiệu suất tổng của thiết bị. Ngoài ra, còn cải thiện được tốc độ gia nhiệt ở vùng nhiệt phân dẫn đến lượng hắc ín giảm, lượng char tăng [87].

- Cải tiến khoang thải tro xỉ và cơ cấu thải tro dạng ghi lật sang dạng vít tải để thải tro kiểu liên tục, tránh hiện tượng tắc kẹt và thiết kế vít thải tro làm việc ở vùng nhiệt độ thấp hơn (dưới vùng đệm) để tăng tuổi thọ bộ thải tro, đồng thời giảm được lượng tro bụi bị cuốn theo dòng khí sản phẩm (do tro xỉ được kéo xuống từ từ, và tách biệt khoang thải tro xỉ với khoang lấy khí sản phẩm ra). Thiết bị này còn cho phép sử dụng đa dạng các loại nhiên liệu kể cả nhiên liệu có hàm lượng tro cao, giảm bớt độ phức tạp và sức lao động cho người vận hành, và hướng dần tới thương mại hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển hệ thống khí hóa sinh khối để cung cấp năng lượng quy mô nhỏ ở Việt Nam (Trang 44)