70.00Hiệu suất khí hóa ɳ (%)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển hệ thống khí hóa sinh khối để cung cấp năng lượng quy mô nhỏ ở Việt Nam (Trang 88)

- Số liệu thu thập từ hệ thống thí nghiệm và kết quả có thể đạt được

70.00Hiệu suất khí hóa ɳ (%)

Hiệu suất khí hóa ɳ (%)

Than hoa Gỗ keo Viên nén

mùn cưa

Vỏ hạt điều

Lõi ngô Gỗ cao su Cọng

thuốc lá Trấu ép 4.51 2.37 2.21 2.27 2.09 2.00 1.94 1.93 Tỷ suất sinh khí sản phẩm (m3/kg)

89

Kết luận chƣơng 3

- Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng nghiên cứu cải tiến, làm chủ và phát triển công nghệ khí hóa sinh khối ở Việt Nam là hoàn toàn khả thi, chúng ta có thể tự nghiên cứu phát triển, cũng như thiết kế, chế tạo hệ thống khí hóa sinh khối cho mục đích cung cấp năng lượng chất lượng cao. (Với minh chứng đây là hệ thống thứ 3 tác giả đã thiết kế, chế tạo tính đến thời điểm hiện tại)

- Kết quả cũng cho khả năng hoàn thiện và sản xuất thương mại công nghệ này ở dải rộng hơn ở Việt Nam trong tương lai, qua đó góp phần gia tăng giá trị sản xuất, giảm chi phí nhập khẩu công nghệ, chi phí chuyên gia, chủ động trong sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng và xử lí sự cố, tăng tính ứng dụng của công nghệ này.

- Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho các kĩ sư thiết kế, vận hành công nghệ khí hóa nói chung và công nghệ khí hóa sinh khối nói riêng.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên hệ thống khí hóa sinh khối cho phép ta rút ra một số kết luận sau:

- Hệ thống khí hóa mới phát triển có tính ưu việt hơn so với lò khí hóa thuận chiều truyền thống và thậm chí ngay cả đối với lò khí hóa thử nghiệm đã cải tiến và điều chỉnh (lò cũ), chi tiết được thể hiện qua các khía cạnh sau:

+ Đặc tính vận hành: vận hành đơn giản và ổn định hơn do không phải phân chia thân lò thành 2 buồng khí hóa gần như biệt lập như mô hình nguyên bản (việc duy trì 2 buồng là rất phức tạp, tính ổn định kém do trường nhiệt độ thường xuyên bị dao động)

+ Đặc tính năng lượng được cải thiện: do các điều kiện của phản ứng khí hóa (nhiệt độ, nồng độ các chất khí, char, hắc ín) được cải thiện nên chất lượng khí sản phẩm được cải thiện, hiệu suất cao hơn.

+ Hàm lượng hắc ín được cải thiện: do giản đồ (profile) nhiệt độ được cải thiện, vùng nhiệt độ cao (700 - 8000C) được mở rộng nên khả năng khử hắc ín thành khí sản phẩm tốt hơn.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy việc cấp gió nhiều cấp giúp cải thiện hắc ín đáng kể, không những thế nếu việc cấp gió hợp lí ở 3 cấp còn có thể cải thiện được đặc tính năng lượng của thiết bị. Kết quả nghiên cứu giúp ta chọn được chế độ vận hành phù hợp để kết hợp với động cơ - máy phát sản xuất điện năng như: i) với than hoa thí nghiệm có hàm lượng hắc ín thấp nhất (19,51 mg/m3) và hiệu suất cao nhất là (67,21%) ứng với thí nghiệm Th3 (TN*22) với tỷ lệ cấp gió G1, G2, G3 lần lượt là 27%, 40% và 33% và hệ số ER = 0,38. ii) với mẩu gỗ keo thí nghiệm có hàm lượng hắc ín thấp nhất (31,55 mg/m3) là thí nghiệm Gk8 với tỷ lệ cấp gió G1, G2, G3 là 29%, 42%, 29% và ER = 0,32. Kết quả này cũng gần tương đồng với kết quả được San Shwe Hla [94] và Juan Daniel Martinez đã công bố [54]. - Nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng của độ ẩm trong sinh khối đến giản đồ nhiệt độ, đặc tính năng lượng, hàm lượng hắc ín đối với thiết bị khí hóa sinh khối là rất rõ ràng. Kết quả cho thấy, trong điều kiện khí hóa xảy ra nếu độ ẩm càng cao thì hiệu suất thiết bị càng giảm, lượng hắc ín sẽ tăng và ngược lại. Kết quả giúp cho người thiết kế, sử dụng xác định được xu hướng tác động và lường trước được những vấn đề sẽ tác động đến hệ thống khí hóa sinh khối khi độ ẩm thay đổi.

- Việc thay đổi các loại sinh khối trên cùng một thiết bị cho thấy kết quả là hoàn toàn khả thi, tuy nhiên kết quả cũng cho thấy i) để đạt được hiệu quả khí hóa tốt với tất cả các loại nhiên liệu ở cùng một chế độ vận hành là khó khả thi, ii) mỗi cấu trúc lò có khả năng khí hóa hiệu quả với một vài loại sinh khối nhất định (có đặc tính tương đồng).

90

- Kết quả cho thấy với lò khí hóa một cấp thì chế độ vận hành chỉ tác động thông qua ER, tuy nhiên với lò khí hóa sinh khối nhiều cấp gió thì chế độ vận hành được quyết định bởi cả lưu lượng gió G1, G2, G3 và chỉ số ER, vì vậy trong một số trường hợp thì quy luật tác động của ER trong lò khí hóa nhiều cấp gió là rất nhỏ hoặc thậm chí không theo quy luật này. (chi tiết trong mục 3.6.4 và bảng PL3.3).

- Kết quả nghiên cứu đã xác định được tỷ suất sinh khí của một số loại sinh khối ở Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị này, kết quả này có thể là tài liệu tham khảo cho những người thiết kế, chế tạo và sử dụng công nghệ khí hóa sinh khối.

91

CHƢƠNG 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển hệ thống khí hóa sinh khối để cung cấp năng lượng quy mô nhỏ ở Việt Nam (Trang 88)