Không ghi vào khu vực này
BCQT là bảng tổng hợp tình hình thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu và tình hình thực hiện thu, chi của đơn vị trong quý, năm.
Thông qua báo cáo quyết toán thấy được những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác chấp hành dự toán để từ đó đơn vị có biện pháp khắc phục vì vậy báo cáo quyết toán phải đảm bảo các nguyên tắc sau :
- Số liệu trong BCQT phải chính xác, trung thực với số liệu trong sổ kế toán. Nội dung BCQT phải kèm theo cả nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo mục lục ngân sách Nhà nước.
Báo cáo quyết toán năm, quý của đơn vị không được quyết toán chi lớn hơn thu. BCQT năm của đơn vị dự toán cấp dưới gửi đơn vị dự toán cấp trên, phải kèm theo báo cáo cân đối TK cuối ngày 31/ 12 báo cáo phân tích quyết toán, bảng cân đối tài khoản kế toán.
Trình tự lập báo cáo quyết toán quý, năm :
Sau khi thực hiện song công tác khoá sổ cuối ngày 31/ 12. Số liệu trên sổ kế toán phải đảm bảo cân đối và khớp đúng với số liệu trên sổ kế toán của cơ quan tài chính kho bạc Nhà nước cả về tổng số và chi tiết. Khi đó đơn vị mới được lập quyết toán năm.
Cuối tháng, cuối quý một công việc quan trọng phải làm là tiến hành cộng sổ kế toán. Đối với các sổ tổng hợp thì cộng phát sinh bên nợ, phát sinh bên có rồi cộng luỹ kế từ đầu tháng, đầu quý cộng luỹ kế từ đầu năm và ghi số dư cuối tháng, cuối quý. Đối với các loại sổ chi tiết thì cộng số phát sinh trong tháng và cộng luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng, cuối quý.
Đối với công tác khoá sổ cuối năm, kế toán tiến hành thanh toán chỉ tiêu cuối năm cho thanh toán dứt điểm các khoản nợ vay tạm ứng, tạm thu, tạm giữ, các khoản tạm cấp, nộp khôi phục kinh phí (nếu có). Các khoản chưa thanh toán được phải có quyết định có thẩm quyền và xử lý theo quy định… sau đó tiến hành đối chiếu số liệu với các đơn vị dự toán trực thuộc và với Kho bạc Nhà nước.
Sau khi đối chiếu số liệu, kế toán tiến hành cộng phát sinh bên nợ, số phát sinh bên có của từng khoản trong tháng, cộng luỹ kế từ đầu quý, đầu năm, ghi số dư bên nợ, số dư bên có cuối tháng, cuối quý sau đó gạch hai gạch ở dưới để khoá sổ kế toán. Thực
hiện việc xác nhận và xét chuyển số dư tài khoản tiền gửi cuối ngày 31/ 12 cho các đơn vị dự toán.
Căn cứ vào các chứng từ số liệu trong sổ kế toán, kế toán tiến hành lập BCQT quý, BCQT năm. Đây là bảng tổng hợp tình hình các nhiệm vụ chủ yếu và tình hình thực hiện dự toán thu, chi của đơn vị. Đồng thời qua đó cơ quan tài chính thấy được các mặt hạn chế trong việc chấp hành dự toán.
Phòng tài chính huyện có trách nhiệm thẩm tra báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách huyện trình UBND huyện phê chuẩn. Sau khi hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn, BCQT năm được thành lập thành 4 bản.
+ 01 bản gửi hội đồng nhân dân huyện + 01 bản gửi UBND huyện
+ 01 bản gửi sở tài chính vật giá (Nếu có bổ sung và điều chỉnh) + 01 bản lưu tại phòng tài chính huyện.
* Thời hạn gửi BCQT :
Đối với BCQT quý đơn vị phải nộp chậm nhất là 25 ngày sau khi kết thúc quý. Đối với BCQT năm của cấp dưới gửi cấp trên chậm nhất la ngày 15 tháng 3 năm sau. Đối với dự toán ngân sách huyện.
* Thời gian chỉnh lý quyết toán là hết 28 tháng 2. Đối vớingân sách huyện.
Cùng với việc quyết toán quý, quyết toán năm kế toán phải lập bảng cân đối tài khoản.
Báo cáo quyết toán được sử dụng ở phòng TC-KH huyện Ninh Giang gồm : + Bảng cân đối tài khoản.
+ Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng. + Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính.
Ngoài ra để phục vụ cho việc quyết toán kinh phí đã sử dụng theo từng nguồn cấp phát và nội dung chi đơn vị lập thêm các phụ biểu chi tiết sau :
+ Phụ biểu chi tiết kinh phí hoạt động đề nghị đã sử dụng. + Bảng đối chiếu HMKP.