Quảng cáo trực tuyến

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 46)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.2. Quảng cáo trực tuyến

5.2.1. Các hình thức quảng cáo trực tuyến

Một số hình thức quảng cáo trực tuyến ra đời đầu tiên:

- Quảng cáo banner truyền thống: dạng hình chữ nhật, chứa những đoạn văn bản ngắn,có hìnhđộng (animated pictures).

- In-line : định dạng trong một cột đặt ở dưới bên trái hoặc bên phải của website. - Pop-up: một màn hình riêng chứa nội dung quảng cáo xuất hiện khi người dùng

Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển cũng như nhu cầu của xã hội, ngày nay các công ty đã chú ý đến yếu tố công nghệ và đưa ra nhiều lựa chọn đa dạng như cung cấp miễn phí bản tin (newsletter), quảng cáo qua các tập tin nội dung đa phương tiện (multimedia), qua các tập tin âm thanh, hình ảnh truyền phát trực tiếp, đặt logo kết nối tới website doanh nghiệp, v.v…

Ở Mỹ, Nhật và Châu Âu, những nơi thương mại điện tử đạt tới trình độ phát triển cao, cả hai loại hình quảng cáo truyền thống và quảng cáo trực tuyến cùng phát triển một cách hài hoà. Tại Việt Nam, hai hình thức quảng cáo có thị phần lớn hiện nay là quảng cáo qua báo hình và báo giấy. Dựa theo mức sống cũng như thói quen của người dân, trong những năm tới đây báo hình vẫn đóng vai trò chủ chốt, đạt doanh thu cao nhất trong thị trường quảng cáo. Trong khi đó, quảng cáo báo giấy sẽ gặp những khókhăn nhất định, đặc biệt trong cạnh tranh trực tiếp với quảng cáo trực tuyến do loại hình sau có lợi thế về mặt không gian và thời gian. Như vậy, với sự phát triển mạnh của Internet và các dịch vụ trực tuyến hiện nay, sự cạnh tranh giữa quảng cáo trực tuyến và quảng cáo truyền thống diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nhưng dù cạnh tranh ở mức độ nào, hai loại hình quảng cáo này sẽ bổ trợ cho nhau để góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp quảng cáo trong nước phát triển mạnh hơn nữa.

5.2.2. Doanh thu chưa cao nhưng tiềm năng phát triển lớn

Internet tốc độ cao (ADSL) trở nên phổ biến hơn cũng là lúc thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam chuyển động. Tuy nhiên, số website và báo điện tử có nguồn thu hoàn toàn dựa vào quảng cáo còn khá ít.

Các địa chỉ thu hút quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam vẫn chưa nhiều, chủ yếu tập trung ở các báo điện tử lớn như VnExpress, VietnamNet, Tuổi trẻ, Dân trí và một số website tin tức như 24h.com.vn. Trên các website tin tức và một số báo điện tử trong nước, khách hàng quảng cáo trực tuyến thường xuyên và chiếm diện tích lớn nhất chính là các công ty đa quốc gia như Ford, Toyota, Nokia, Samsung, LG hoặc các công ty lớn trong lĩnh vực viễn thông như Tổng công ty Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty Cổ phần Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Cổ phần Viễn thông Sài Gòn (S-Fone). Doanh số ước tính của quảng cáo trực tuyến năm 2006 chiếm 1,2% thị phần toàn ngành. Cơ cấu thị phần của quảng cáo trực tuyến dự tính tăng lên từ 1,8% đến 2% vào năm 2007. Với xu thế phát triển của báo điện tử và các dịch vụ trực tuyến, tốc độ tăng trưởng của thị trường quảng cáo trực tuyến ước đạt 70– 100%/năm.20 Như vậy, thị

phần của quảng cáo trực tuyến tuy còn nhỏ so với toàn ngành nhưng tốc độ tăng trưởng dự đoán là khá cao. Với nhịp độ này, quảng cáo trực tuyến sẽ nhanh chóng phổ biến và được nhân rộng trong thời gian tới, giúp nâng cao doanh thu cho các nhà cung cấp dịch vụ. Theo Tổng Giám đốc Công ty ACNielsen Việt Nam, “năm 2006 là năm quan trọng của quảng cáo trực tuyến. Trong vòng 5 đến 10 năm tới quảng cáo trực tuyến sẽ có khả năng tăng trưởng thị trường gấp nhiều lần hiện nay”.21 VietnamNet và VnExpress, hai báo điện tử có lượng độc giả lớn nhất hiện nay, cho biết doanh thu quảng cáo tăng trưởng mạnh theo từng năm, nhất là hai năm trở lại đây. Năm 2004, doanh thu quảng cáo trực tuyến của VietnamNet không bao gồm các chuyên trang, phụ trương là 3,8 tỷ đồng; năm 2005 là 4,35 tỷ đồng, dự kiến năm 2006 là 4,6 tỷ. Doanh thu của VnExpress năm 2004 là 11,1 tỷ đồng, năm 2005 khoảng 20,25 tỷ đồng, dự kiến năm 2006 là 31,7 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2004. Dựa theo kết quả kinh doanh như trên của VnExpress thì doanh số quảng cáo của báo là khá tốt so với tạp chí lớn .

Số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam đang tăng mạnh, vì thế quảng cáo trực tuyến dần dần trở thành hình thức quảng cáo quan trọng. Đây là xu hướng chung trên toàn cầu. Trong năm 2005, theo thống kê của ACNielsen về số lượng người tham gia giao dịch trên mạng (Netratings), con số 627 triệu người mua sắm qua Internet đã chứng minh quảng cáo trực tuyến đang gia tăng mức độ ảnh hưởng một cách nhanh chóng.

5.2.3. Quảng bá thương hiệu online

Xây dựng và quảng bá thương hiệu là vấn đề quan trọng hàng đầu cho tất cả các doanh nghiệp. Có một thương hiệu độc đáo và biết cách quảng bá sẽ khiến công ty bạn nổi bật trong đám đông và thu hút được sự chú ý của khách hàng.

5.2.3.1. Tận dụng sức mạnh internet

Theo số liệu thống kê gần đây của dự án Pew Internet and American Life, có hơn một nửa số người thường xuyên sử dụng internet vào việc tìm kiếm thông tin về những vấn đề mà họ quan tâm. Nếu như internet là công cụ đầu tiên mà người lướt web sử dụng để tìm thông tin về công ty hoặc đối tượng mà họ quan tâm thì đương nhiên internet là công cụ kì diệu để các công ty quảng bá sức mạnh cũng như thương hiệu của mình. Bạn có biết hiệu quả của internet trong việc quảng bá hình ảnh công ty bạn không? Hãy thử gõ tên công ty của bạn trên google và bạn sẽ thấy ngay điều gì đang xảy ra. Nếu tên công ty bạn xuất hiện ngay từ dòng đầu tiên của kết quả tìm kiếm thì điều đó thật tuyệt. Nếu tên công ty của bạn xuất hiện ở những trang phía sau thì bạn cần phải làm rất nhiều việc để thay đổi điều đó.

5.2.3.2. Tạo website riêng

Nếu bạn muốn tận dụng tối đa sức mạnh của internet trong việc quảng bá thương hiệu thì bạn cần phải mua một tên miền phù hợp, càng gần với tên công ty bạn càng tốt, và phải thật dễ tìm kiếm. Và ngay bây giờ bạn hãy lập một website để quảng bá thương hiệu công ty. Hãy làm sao đó để khi độc giả tìm kiếm thông tin về công ty bạn thì thông tin đó phải ở những dòng đầu tiên của kết quả tìm kiếm, nếu làm được điều đó thì bạn sẽ thấy ngay hiệu quả.

Quảng cáo trên những website lớn

Cũng theo kết quả nghiên cứu của dự án Pew Internet thì: 1/3 số người lướt web thường tìm kiếm thông tin về các công ty hoặc cá nhân mà họ quan tâm trên công cụ tìm kiếm của những website nổi tiếng, như website LinkedIn chẳng hạn. Hãy tăng mức độ phổ biến của hình ảnh công ty bạn trên internet bằng việc liên kết với những thương hiệu nổi tiếng khác như Facebook, Twitter, LinkedIn…Nói cách khác, hãy quảng cáo về công ty bạn trên những website nổi tiếng, bởi vì đây là những website có lượng bạn đọc rất lớn. Khi đăng tin hoặc treo banner quảng cáo trên đó thì ngay lập tức sẽ có rất nhiều

người biết đến “quý danh” công ty bạn. Đồng thời cũng đừng quên đặt link website của bạn trên những diễn đàn thu hút nhiều người quan tâm… hình ảnh về công ty bạn sẽ được quảng bá rộng rãi hơn.Nếu có thể, bạn đừng quên trau chuốt một bài PR thật hoàn hảo để post lên các website như: EzineArticles.com, Buzzle.com, và ArticlesBase.com. Đăng bài ở những website trên là cách đơn giản để khẳng định tính chuyên nghiệp của công ty bạn, không chỉ khách hàng trong nước mà khách hàng ngoài nước cũng nhanh chóng biết đến tên tuổi của công ty bạn. Với mỗi bài viết, bạn đừng quên để lại đường link trực tiếp đến website của công ty. Tôi tin rằng với những cách thức như trên thì hình ảnh công ty bạn sẽ sớm được quảng bá rộng rãi đến mọi người.

5.2.3.4. Tạo Blog hoặc Vlog

Một trong những cách rất tốt để củng cố hình ảnh công ty bạn đó là qua blog cá nhân. Bạn hãy lập một blog riêng và không quên có những bài viết PR cho công ty mình. Thế mạnh của việc mở blog cá nhân là bạn có thể chứng minh, giải thích, nhấn mạnh, và đưa ý kiến riêng của mình về tất cả những thông tin bạn muốn người khác hiểu về công ty của bạn. Mặt khác bạn sẽ nhân danh… cá nhân để liên lạc với những cá nhân khác, sự liên hệ này sẽ mang tính thân mật hơn.

Nếu có thể, thay vì lập một blog bình thường, bạn hãy lập một video blogs. Video blogs là cách cực kì hữu hiệu trong việc bạn quảng bá hình ảnh công ty. Hãy thử nhìn vào những đại gia video blogs như: YouTube, Google Video, MySpaceTV, Apple iPod và iTunes, Hulu, Yahoo, Windows Media, IMEEM, và MetaCafe bạn sẽ học hỏi được nhiều điều.

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w