Bảng 4.3. Bảng theo dõi diễn biến số cây của thực vật thủy sinh.
Công thức Số lượng cây trung bình
Bắt đầu M± SD 2 tuần M± SD 4 tuần M± SD Đối chứng Bèo tây 9 14,3±0,58a 21,6±1,15a Rau ngổ 9 18,3±0,58a 28±1a Rau muống 9 18±1b 26,3±0,58b LSD0,05 1,4891 1,8836
Ghi chú: Các số có cùng chỉ số a, b,c,d (theo cột), không có sự sai khác có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%.
số lượng cây trung bình
9 9 9 14,3 18,3 18 21,6 28 26,3 0 5 10 15 20 25 30
Đối chứng Bèo tây Rau ngổ Rau muống
Bắt đầu 2 tuần 4 tuần
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện số lượng cây trung bình trong thời gian làm thí nghiệm
Số lượng cây của các loài thực vật thủy sinh có sự tăng trưởng nhanh chóng. Theo dõi thấy mật độ của các loại vật thủy sinh tăng dần từ khi bắt đầu đến tuần 2, tuần 4 đặc biệt là rau ngổ sau 4 tuần đã phát triển rất nhanh.
- Bèo tây: thân cây bèo tây xanh,mập và to hơn ban đầu. Điều này cho thấy bèo tây thích nghi với môi trường và có thể sinh trưởng phát triển tốt trong môi trường đó. Vì vậy có thể sử dụng đẻ xử lý hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt. Phần rễ và thân lá của bèo khi trưởng thành có thể thu gom và xử lý tập trung.
- Rau ngổ: sau 4 tuần theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây ngổ cho thấy cây phát triển rất nhanh, cây vươn cao, lá xanh tốt, sinh trưởng nhanh điều đó chứng tỏ cây có khả năng thích nghi rất tốt và có khả năng xử lý hàm lượng các chất thải trong nguồn nước thải sinh hoạt là rất tốt.
- Rau muống: Thực tế cho thấy, rau muống rất hay mọc ở những bờ ao hay mương dẫn nước thải, hoặc những nơi có chứa nước thải chăn nuôi hay nước thải sinh hoạt. Qua thí nghiệm cho thấy rau muống cũng phát triển khá nhanh trong môi trường nước thải. Vì vậy cây rau muống cũng có khả năng xử lý các chất dinh dưỡng trong nước thải.