Theo điều tra thực tế thì toàn khu KTX, hoạt động xử lý nước thải chưa được triệt để. Lý do chính là KTX mới được xây dựng xong, hệ thống cống thoát nước, bể phốt, bể lắng vẫn còn hoạt động tốt. Trong khi đó qua điều tra cho thấy có tới 75% ý kiến cho rằng nước chưa đảm bảo chất lượng.
thoát nước thải của từng phòng theo hệ thống thoát nước được xả trực tiếp xuống bể thải của từng kí túc, nước thải của từng kí túc sau đó chảy vào cống dẫn nước thải chung của toàn khu rồi chảy xuống con suối nhỏ phía sau khu KTX bốc mùi hôi và làm thay đổi màu sắc nước con suối. Bên cạnh đó, nước thải của khu kí túc còn bị rò rỉ chảy xuống hồ sinh thái giữa khuôn viên khu kí túc làm ô nhiễm và làm mất cảnh quan khu hồ, tác động trực tiếp đến các loại động, thực vật thủy sinh vì vậy rất cần được xử lý.
Nước thải sinh hoạt của khu KTX ĐH Thái Nguyên đổ xuống con suối còn gây ảnh hưởng đến môi trường, cụ thể là: ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm dùng cho sinh hoạt, nước cho canh tác nông nghiệp, môi trường sống của các sinh vật sống trong nước và xử lý nước trước khi thải ra con suối là rất cần thiết.
Bảng 4.2. Qua việc quan trắc nước thải sinh hoạt khu kí túc xá K2 trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ta có số liệu như sau: Các chỉ tiêu BOD5 (mg/l) COD (mg/l) TSS (mg/l) NO3- (mg/l) Pts (PO4-) (mg/l) 302,7 368,4 190 141,1 29,3 QCVN 14: 2008 30 - 50 30 -
* Qua kết quả phân tích các chỉ tiêu các chất ở trên bảng cho thấy: Hàm lượng các chất đều vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép. (QCVN 14:2008), cụ thể hàm lượng BOD5, COD, TSS, Tổng N, tổng P đều vượt quá nhiều lần cho phép..
hàm lượng các chất đầu vào 0 50 100 150 200 250 300 350 400
BOD5 COD TSS NO3- Pts
kết quả QCVN 14: 2008
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện hàm lượng các chất có trong nước thải so với QCVN 14: 2008
* Nhìn vào biểu đồ ta thấy rõ được hàm lượng các chất có trong nước thải cao hơn so với QCVN 14: 2008.
1. BOD5: vượt ngưỡng quy chuẩn 10,09 lần 2. COD: vượt ngưỡng quy chuẩn
3. TSS: vượt ngưỡng quy chuẩn 3,8 lần 4. Tổng N vượt ngưỡng quy chuẩn 4,7 lần 5. Tổng P vượt ngưỡng quy chuẩn.