0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng hoa Tulip

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA TULIP NHẬP NỘI VỤ ĐÔNG XUÂN 2013 - 2014 TẠI THÁI NGUYÊN. (Trang 27 -27 )

* Chuẩn bị củ giống

Nên chọn các củ giống có nguồn gốc xuất xứ và yêu cầu ngoại cảnh phù hợp với điều kiện sản xuất tại khu vực trồng. Chọn những củ giống có áo vỏ

mỏng, hoặc hơi dài, áo củ phải còn nguyên vẹn, không rách không hư hỏng hoặc bị bong ra. Các củ giống phải đồng màu, không có những vết màu lạ trên củ, tránh trồng những củ có vết trầy xước hoặc vết cắt. Củ hoa tulip cần 6 – 8 tuần lạnh để có thể ra rễ và nở hoa đúng cách. [15]

* Làm đất, lên luống

Đất trồng hoa tulip phải được thoát nước tốt và đất kiềm là tốt nhất. Nếu đất có tính axit thì phải bón vôi trước khi trồng. Đào xới đất kĩ lưỡng, nhỏ

mịn, thêm những loại phân hữu cơ mục nát hoặc là trộn than bùn cho những nơi

đất còn nghèo dinh dưỡng. Đất phải có đủđộ sâu. Đất thoát nước tốt nhưng vẫn có khả năng giữ ẩm tốt. Trước khi trồng 10 ngày hoặc 1 tuần nên xử lí đất bằng hóa chất để loại trừ cỏ dại và mầm mống gây bệnh.[15]

Lên luống: Việc lên luống là cần thiết để vừa tiện cho việc chăm sóc và vừa tạo không gian cho củ tulip phát triển tối ưu. Làm luống rộng 45 – 60 cm, cao 30 cm tạo điều kiện cho rễ có không gian phát triển.[15]

Thời vụ trồng: Tiến hành trồng củ giống hoa vào thời điểm khi nhiệt

độ ban đêm chênh lệch khoảng 4,4 – 10 oC. Điều này tùy thuộc vào địa điểm trồng hoa. Nếu trồng quá sớm sẽ dẫn đến sự tăng trưởng mầm sớm và dễ bị

thiệt hại bởi sương giá.[15]

Tùy thuộc vào kích thước củ giống hoa mà trồng với khoảng cách từ 12 – 30 cm giữa các củ. Trồng trên luống rộng 1 m. Nếu chu vi củ từ 8 – 9 cm thì mật độ là 2 triệu củ /ha, nếu chu vi củ từ 10 – 11 cm thì mật độ là 500.000 củ/ha.

* Cách trồng

Trước khi trồng, đưa củ tulip vào tủ lạnh khoảng 8 – 10 tuần ở nhiệt độ

dưới 5 oC, sau khi trồng thì duy trì nhiệt độ 13 oC trong 2 – 3 tuần đầu cho đến khi ra rễ. Điều này giúp củ có được độ lạnh cần thiết để “khởi động” mầm. Củ

giống phải được xử lý bằng các chế phẩm diệt nấm. Phổ biến nhất là Captan 50 WP, hoặc cũng có thể sử dụng các chế phẩm sinh học như Biosept ( bưởi ) và Bio.

Đào hố sâu khoảng 10 cm, lót phân xuống dưới, trộn nhẹ phân với đất.

Đặt củ hoa xuống đất, giữu phần mềm ở trên, phần rẽ ở dưới. Lấp đầy đất lại. Chú ý nên bỏ lớp áo củ trươc khi trồng. Che chắn để tránh bị phá hoại bởi động vật, đặc biệt là chuột.

*Chăm sóc

Tưới nước: sau trồng tưới nước đẫm vào đất, nếu thời tiết mưa đủ ẩm thì không cần tưới. Nếu thời tiết khô hanh thì tưới 1 lần/ngày trong tuần đầu. Chú ý tưới đủ ẩm, không tưới quá nhiều sẽ gây thối củ. Khi hoa nở phải cung cấp thường xuyên.

Bón phân: bón photpho và kali, một ít nitơ. Trộn bột xương hoặc Super phosphate với đất làm túi bầu để chuẩn bị cho củ. Bón vôi nếu đất có tính axit. Quy trình bón phân:

+ Giống ra hoa vào mùa Xuân:

Trộn vào trong đất 5 thìa đầy phân hòa tan với tỉ lệ 10 – 10 – 10 cộng với 2 cốc bột xương.

+ Giống nở vào mùa Hè và mùa Thu:

Nên bón phân hàng tháng từ khi chồi bật lên cho tới cây ra hoa. Bón 7 thìa đầy phân hòa tan tỉ lệ 10 – 10 – 10 chia ra làm 2 – 3 lần

Sau khi cây nở hoa, bón thúc bằng phân N – P – K (5–10–10) với một lượng thấp , tránh bón nhiều đạm.

Tỉa hoa: Sau khi hoa tàn thì cắt chúng đi để ngăn chặn sự hình thành hạt giống vì hạt giống sẽ sử dụng dinh dưỡng trong củ, không có lợi cho vụ sau.

Loại bỏ lá: Với những củ giống mà để lại trong đất để năm sau cho ra hoa tiếp thì không nên cắt bỏ lá mà để lá tự héo khô. Lá xanh sản xuất dinh dưỡng tích lũy vào củđể năm sau ra hoa tiếp.

Đào và bảo quản củ giống: Khi các lá trên cây chuyển màu vàng thì tiến hành đào củ giống lên, rửa sạch và phơi khô. Sau đó cất vào nơi mát mể, không có ánh sang trực tiếp. Chú ý khi bảo quản không để cùng hoa quả trái cây nếu không sẽ rất dễ lây bệnh nấm. Củ giống được bảo quản ở nơi có nhiệt

độ từ 10 – 15 oC.

* Phòng trừ sâu bệnh hại * Bệnh hại

Bệnh đốm vòng tulip ( do nấm Botrytis tulipan ): Là những đốm tròn được bao phủ bởi lớp bụi màu xám xuất hiện trên lá. Các đốm bệnh lây lan nhanh chóng và gây hại cho cả vườn. Nếu các củ giống đã bị nhiễm bệnh, thân cây phát triển sẽ bị biến dạng ngay từ ban đầu, trên các củ giống có các vết bệnh màu nâu.

Phòng trừ: Các cây bị bệnh cần được đào lên và đốt cháy. Phun Biosept 33 SL ( 0,1 % ). Thay với Bioczos BR ( 300 – 400 ml pha với 1 m3 nước ). Các chế phẩm khác bao gồm: Bravo 500 SC, Amistar 250 SC, Dithane NeoTec 75 WG.

Bệnh thối gây ra do vi khuẩn Erwinia carotovora: Lá bị nhiễm bệnh, cây không ra hoa hay hoa rụng sớm trước khi nở. Vỏ củ có thể xuất hiện vết thấm nước và thối. Củ giống bị nhiễm có mùi thối, mềm và xốp. Phòng trừ: Củ nên trồng trong đất thoát nước tốt, trồng mật độ hợp lí, tránh gây tổn thương cơ giới, tiến hành loại bỏ ngay các củ giống bị nhiễm, tàn dư cây bị bệnh, vệ sinh vườn tược. Tất cả các thiết bị nên được khử trùng giữa

việc sử dụng thuốc tẩy gia dụng với 10 %, rượu 70 %, hoặc là một trong các hợp chất thương mại.

Bệnh đốm hoa Tulip do virus Breaking: Triệu chứng gồm sọc hoặc vệt màu trắng hoặc màu sắc khác trong các cánh hoa màu bình thường. Lá có thể

xuất hiện đốm rõ ràng. Nó tồn tại trong các củ giống và lây truyền từ cây này sang cây khác do sự di chuyển và chích hút của rệp vừng.

Phòng trừ: Ngắt bỏ các lá, củ giống bị bệnh. Kiểm soát rệp bằng các loại thuốc trừ sâu.

Bệnh gây ra do yếu tố sinh lí, môi trường: Nguyên nhân chủ yếu là do sự tác động và kết hợp của thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh lí của củ

giống. Vấn đề này có liên quan với sự thiếu hụt Canxi, thừa hoặc thiếu các nguyên tố dinh dưỡng.

* Sâu hại:

c sên ( Achatina fulica ): Khí hậu ẩm có lợi cho sự phát sinh các loại

động vật thân mềm, không côn trùng.

Phòng trừ: Giữ vườn luôn sạch sẽ thoáng mát, loại bỏ những tàn dư cây trồng. Thường xuyên kiểm tra và tiêu diệt ổ trứng của chúng nhanh nhất có thể.

Rệp vừng ( Anuraphis tulipae ): Loại sâu hại phổ biến nhất và phiền phức nhất trên hoa tulip. Chúng hút chất lỏng trong lá cây làm cho cây còi cọc, lá và nụ bị biến dạng.

Phòng trừ: Ngâm củ giống bị nhiễm rệp hoặc nguồn gốc nhiễm rệp trong nước ở nhiệt độ trên 40 oC trong 30 phút sẽ tiêu diệt mầm rệp. Củ giống bị nhiễm rệp có thể được rắc Methoxychlor hoặc nhúng trong Malathion để

kiểm soát hiệu quả.

* Thu hoạch và bảo quản

Thời gian thự cắt tốt nhất với hoa Tulip là khi nụđã hình thành màu hoàn toàn nhưng chưa hé nở. Nếu thu cắt muộn thì khó khăn cho việc vận chuyển và bảo quản, thời gian bảo quản và sử dụng hoa ngắn. Nếu thu cắt quá sớm hoa nở

Cách cắt: Dùng dao sắc để cắt và cắt đến điểm giao nhau với lá trên cùng nếu có ý định để củ trong đất đến năm sau và hoa có cuống hoa dài, cắt đến gần sát mặt đất gồm cả lá với những cây tulip có độ dài cuống hoa ngắn và không có ý định để củ trong đất đến năm sau. Sau khi cắt chon gay vào xô nước sạch

để tránh mất nước. Lưu trữ ở nơi thoáng mát cho đến khi chúng ta tiến hành các hoạt động tiếp theo, điều này sẽ giúp duy trì độ mở từ từ của hoa.

Bảo quản hoa cắt:

-Đối với hoa cắm bình luôn luôn cắt gốc và thay nước, rửa lọ thường xuyên.

Thả đá lạnh và 2 thìa đường vào bình Buổi tối nên cho vào phòng lạnh

-Đối với hoa để vận chuyển đem đi tiêu thụ thì phải để trong kho lạnh. Tiến hành phân loại đóng gói để dễ dàng bảo quản và vận chuyển hơn. Xử lý qua các chất khử trùng để tăng tuổi thọ của hoa. Theo kết quả nghiên cứu của Dĩnh Văn Cường và các nghiên cứu khác chỉ ra rằng dung dịch bảo quản tươi cho thêm 8 – HQC( 200mg/l) hoặc 6 –BA(15mg/l, là chất ức chế Ethylen) thì không những làm cho tuổi thọ cắm bình hoa Tulip dài hơn 3 ngày so với giống

đối chứng, đồng thời làm tăng độ nở và thời gian nở mỗi ngày của hoa, nâng cao tuổi thọ hoa cắm bình, phẩm chất hoa tốt ( Đào Thanh Vân 2010)[18].

PHN 3

ĐỐI TƯỢNG, NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Gồm 4 giống hoa Tulip nhập nội từ Hà Lan, do viện Nghiên Cứu Rau Quả cung cấp - Giống Ile de France - Giống Verandi - Giống Strong Gold - Giống Barcelona 3.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu. - Thời gian nghiên cứu:

Thí nghiệm được tiến hành vào vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014 ( Từ tháng 12/2013 đến tháng 1/2014).

- Địa điểm thí nghiệm:

Thí nghiệm được tiến hành trong khu nhà lưới của khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.3.Nội dung nghiên cứu.

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của một số

giống hoa tulip nhập nội vụĐông Xuân 2013 - 2014 tại Thái Nguyên.

3.4.Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA TULIP NHẬP NỘI VỤ ĐÔNG XUÂN 2013 - 2014 TẠI THÁI NGUYÊN. (Trang 27 -27 )

×