Bệnh viện huyện Đại Từ tập trung ở khu vực đông dân cư của huyện. Nhìn chung, hệ thống bệnh viện có cơ sở vật chất chưa thực sự đầy đủ và có một số nơi còn xuống cấp chưa được sửa chữa, nâng cấp; mạng lưới nước không hoàn chỉnh và đồng bộ, hệ thống thu gom nước thải tại nhiều bệnh viện là hệ thống hở không được ngâm hóa hoặc có nắp đậy, dẫn đến lượng bùn rác lắng cặn trong cống nhiều, ảnh hưởng tới việc tiêu thoát nước và vệ sinh môi trường. Nước thải từ các khu điều trị không được xử lý sơ bộ loại bỏ các mầm bệnh trước khi thải ra hệ thống xử lý nước thải chung.
Chất thải rắn tại nhiều bệnh viện tuyến huyện chưa được quản lý tốt, chất thải y tế nguy hại được đốt trong lò không đảm bảo kỹ thuật, các khí thải không đạt tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm môi trường bệnh viện và dân cư sinh sống gần bệnh viện cũng bị ảnh hưởng. Việc phân loại rác thải tại nguồn đã được thực hiện tại nhiều bệnh viện, tuy nhiên do y thức của nhân viên bệnh viện còn thấp, tỉ lệ phân loại chất thải chưa được cao.
Việc thiếu các trang thiết bị xử lý phù hợp dẫn tới nguy cơ rác thải nguy hại từ bệnh viện không được xử lý triệt để, là nguồn gây ô nhiễm môi trường, phát tán mầm bệnh cho cộng đồng. Nhiều bệnh viện sử dụng lò đốt rác để xử lý rác thải nguy hại tuy vậy phần lớn là lò đốt rác thủ công hoặc lò đốt rác thiết kế đơn giản chưa hiệu quả cho việc xử lý không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. so sánh với các yêu cầu kỹ thuật về lò đốt CTYT dựa theo TCVN 7380- 2004 và tiêu chuẩnTCVN 7381 -2004 thì nhiều lò đốt không phù hợp. khi thải từ các lò đốt không đạt tiêu chuẩn ảnh hưởng tới môi trường khu vực.
2.2.8 Cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải và lò đốt chất thải y tế cho bệnh viện quy mô cấp huyện
đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2013 đặt mục tiêu xây dựng hệ thống y tế Việt Nam từng bước hiện đại, hoàn chỉnh hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển; Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; Giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống. các bệnh viện phải đảm bảo đủ điều kiện xử lý chất thải y tế và khả năng chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện để hoạt động khám bệnh, chữa bệnh không ảnh hưởng đến người dân và môi trường sống. [4]
Để quản lý tốt CTYT, Bộ Y tế đã ra quyết định số 43/2007/ QĐ- BYT ngày 30/11/2007 về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế thay thế cho Quyết định số 2575/1999/ QĐ- BYT ngày 27/8 năm 1999 của bộ trưởng bộ y tế ban hành quy chế quản lý chất thải y tế trước đây.
Quy chế này được áp dụng đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, nhà hộ sinh, trạm y tế, cở nghiên cứu y dược, y tế dự phòng, đào tạo cán bộ y tế, sản xuất, kinh doanh dược phẩm, vác sin, sinh phẩm y tế (gọi chung là các cơ sở y tế). Trong quy chế có quy định, hướng dẫn chi tiết việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn cũng như các quy định liên quan tới việc thu gom, xử lý và yêu cầu của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. Việc xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải và lò đốt chất thải y tế đạt tiêu chuẩn cho bệnh viện quy mô cấp huyện.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu rác thải tại bệnh viện Đa khoa Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
- Công tác thu gom xử lý rác thải, nước thải y tế tại bệnh viện - Quy trình công nghệ xử lý rác thải và nước thải bệnh viện - Phạm vi nghiên cứu khu vực bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành
- Thời gian tháng 1 năm 2014 đến tháng 4 năm 2014 - Địa điểm tại bệnh viện Đa khoa Đại Từ
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, vị trí địa lý của huyện Đại Từ
+ Vị trí địa lý
+ Điều kiện tự nhiên + Kinh tế, xã hội
3.3.2 Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý chất thải y tế tại bênh viện đa khoa Đại Từ
+ Lượng chất thải và nước thải phát sinh của bệnh viện + Thực trạng thu gom rác thải và nước thải y tế tại bệnh viện + Thực trạng xử lý rác thải và nước thải y tế tại bệnh viện.
3.3.3 Đề xuất các giải pháp kỹ thuật trong việc quản lý chất thải y tế của bênh viện
- Giải pháp trong công tác thu gom, lưu trữ và xử lý rác thải y tế.
3.4 Phương pháp ngiên cứu
3.4.1 Phương pháp kế thừa
- Kế thừa thông tin thừ các nghiên cứu đã thực hiện.
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu về tổ chức hoạt động của bệnh viện Đại Từ.
- Thu thập các số liệu về công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải y tế của bệnh viện.
- Tìm và thu thập các số liệu ở các văn bản, tạp chí, internet..
3.4.3 phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Trực tiếp xuống các bộ phận chức năng tiếp cận quy trình thu gom, xử lý chất thải y tế.
- Tiến hành thống kê trực tiếp các công cụ trang thiết bị máy móc phục vụ cho công tác thu gom, xử lý chất thải y tế.
3.4.4 Phương pháp xác định lượng rác thải phát sinh
- Tiến hành cân đo và theo dõi diễn biến rác thải y tế phát sinh tại bệnh viện.
- Công việc được tiến hành tại bộ phận thu gom rác thải của bệnh viện. - Lượng rác thải được xác định theo ngày được ghi lại tại bảng thống kê. - Thời điểm làm việc cuối giờ làm việc buồi chiều của bệnh viện.
- Dụng cụ: cân định lượng 5 -30kg.
3.4.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu sơ cấp: Lượng rác thải theo dõi được tổng hợp theo tháng sau đó được nhập và tính toán trung bình trên excel.
- Số liệu thứ cấp: Thu thập từ báo cáo công tác quản lý và xử lý chất thải y tế, vệ sinh môi trường, hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, thuyết minh công trình xử lý chất thải lỏng, kết quả kiểm định chất lượng nước thải sau khi xử lý của bệnh viện Đại Từ.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện kinh tế, xã hội
Bản đồ vị trí địa hình huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Vị trí địa lý:
Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, nằm trong toạ độ từ 21°30′ đến 21°50′ vĩ bắc và từ 105°32′ đến 105°42′ kinh đông; phía bắc giáp huyện Định Hóa, phía đông nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, phía đông bắc giáp huyện Phú Lương, phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc, phía nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
Dân số:
Dân số toàn huyện khoảng 160.598 người (năm 2012). Mật độ dân số bình quân khoảng 283 người/km². Các dân tộc chủ yếu tại địa bàn huyện là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu phân bố khá đồng đều trên toàn huyện. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009) dân số huyện giảm 2900 người do có nhiều người di chuyển đi nơi khác.
Cơ sở hạ tầng:
• Giao thông vận tải: Hệ thống tỉnh lộ dài 80 km, hơn 400 km đường giao thông liên xã. Quốc lộ 37 nối huyện Đại Từ với huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang dài 32 km. Tuyến đường sắt Núi Hồng - Quán Triều chạy qua hệ thống các tuyến đường giao thông trong huyện. Tuy nhiên đa phần các tuyến giao thông liên huyện, liên xã có chất lượng chưa tốt.
• Điện: Hệ thống điện lưới quốc gia đã đảm bảo cung cấp cho 31/31 xã, thị trấn với trên 90% dân số được sử dụng điện sinh hoạt.
• Thủy lợi: Hệ thống các công trình thuỷ lợi cơ bản đã đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho trên 60% diện tích đất canh tác.
Khí hậu:
Đại Từ có lượng mưa lớn (trung bình 1.700-1.800 mm/năm) độ ẩm trung bình 70%-80%, nhiệt độ trong năm từ 22°C-27°C, cao nhất trong tháng 6 năm 2013 (32°C), lạnh nhất trong tháng 1 năm 2014 (6°C).
Kinh tế:
Nông nghiệp
Cây trồng lương thực (lúa, ngô) và đặc biệt cây chè là thế mạnh của huyện. Các cây công nghiệp ngắn ngày chính gồm lạc, đậu tương...
Diện tích lúa gieo cấy hàng năm từ 12.000 ha đến 12.500 ha, sản lượng lương thực có hạt năm 2004 đạt 68.150 tấn, tăng 3% so với năm trước. Bình quân lương thực đạt 400 kg/người/năm (2004).
Cây chè là cây kinh tế mũi nhọn, là cây tạo ra sản phẩm hàng hoá vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ nội địa. Diện tích toàn huyện có 5.124 ha, trong đó
chè kinh doanh có 4.470 ha, hàng năm cho sản lượng búp tươi đạt trên 30 ngàn tấn. Cây chè của Đại Từ nói riêng và Thái Nguyên nói chung hiện nay không ngừng cải thiện chất lượng. Giống chè trung du cũ cho năng xuất thấp và chất lượng kém cạnh tranh đang dần được thay thế bằng những giống chè mới LDP1, 777, Bát Tiên v.v là những chè đã được nghiên cứu và chọn lọc từ viện nghiên cứu cây chè Việt Nam, Viện khoa học nông nghiệp. Các giống chè này năng xuất lớn và chất lượng tốt đang góp phần cải nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào cho các máy chè đồng thời tạo thu nhập tốt hơn cho người dân trồng chè. Giống cây chè nói riêng và nhiều giống cây khác có giá trị cao phục vụ cho nông nghiệp, trồng rừng, cây sinh thái cảnh quan...nhằm tạo đa dạng sinh học cho môi trường và lấy gỗ cho các ngành sản xuất khác đang được các vườn giống trong huyện ứng dụng công nghệ sinh học trong quá trình gieo trồng rất tốt đáp ứng không chỉ nhu cầu trong huyện trong tỉnh mà còn bán sang nhiều tỉnh lân cận. Đặc biệt trong lĩnh vực này hiện nay một số hộ gia đình kinh doanh cá thể cũng rất mạnh dạn đầu tư và làm chủ công nghệ tạo ra được những vườn giống tốt có quy mô rất lớn và chuyên nghiệp. Họ còn tham gia sản suất cây giống cho chương trình hợp tác phát triển Đức Deutscher Entwicklungs Dients (DED) được các chuyên viên của tổ chức này đánh giá cao. Ngành sản xuất cây chè và giống cây trồng hiện đang có thể là điểm sáng của nông nghiệp Đại Từ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong những năm gần đây.
Công nghiệp
Chủ yếu là khai thác, sơ chế khoáng sản và chế biến nông sản. Huyện có 2 mỏ than là mỏ Làng Cẩm-xã Phục Linh và mỏ Núi Hồng-xã Yên Lãng. Dự án mỏ đa kim Núi Pháo do công ty trách nhiệm hữu hạn khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo làm chủ đầu từ bắt đầu được triển khai từ 2010.
Du lịch
Điểm du lịch quan trọng nhất của Đại Từ là khu du lịch Hồ Núi Cốc với diện tích 25 km², dung tích 175 triệu m³. Đây là khu du lịch thu hút
nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và tham quan, đồng thời cũng là nơi cung cấp nước phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt cho các huyện phía nam của tỉnh Thái Nguyên. Đến với khu du lịch hồ Núi Cốc quý khách sẽ cảm thấy sự thoải mái và hài lòng với nhiều hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, thăm quan và nghỉ dưỡng như: du thuyền trên mặt hồ thăm các đảo, thăm huyền thoại cung (nghe kể truyền thuyết câu chuyện tình thuỷ chung chàng Cốc - nàng Công), thăm công viên cổ tích, vườn thú, Vui chơi tắm mát ở công viên nước. Tại đây có hệ thống khách sạn, nhà hàng ăn uống phong phú từ bình dân đến cao cấp... Trong nhiều năm nay hồ Núi Cốc đã trở thành một địa chỉ thăm quan hấp dẫn cho du khách gần xa trong và ngoài nước.
Ngoài ra còn có một số điểm di tích lịch sử khác như: Núi Văn - Núi Võ ở Văn Yên và Ký Phú; Di tích 27/7 (xã Hùng Sơn), Khu đài tưởng niệm Thanh niên xung phong (xã Yên Lãng); Khu di tích chiến khu Nguyễn Huệ (xã Yên Lãng); Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên (xã La Bằng) và các khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo trải dài trên 11 xã.
Đại Từ còn là nơi nối liền khu di tích lịch sử ATK (huyện Định Hoá) với Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang).
4.2 Tổng quan về bệnh viện Đa khoa Đại Từ
- Bệnh viện Đa Khoa Đại Từ được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1968
tiền thân là trung tâm y tế huyện Đại Từ với các dãy nhà mái bằng và lợp tôn cơ sở vật chất nhìn chung còn thiếu thốn và lạc hậu. Bệnh viện được xây dựng mới vào tháng 10 năm 2008 theo quyết định số 2347/QĐ- UBND 02/10/2008 về việc tổ chức lại trung tâm y tế các huyện Đại Từ, Võ Nhai, Định hóa, Phú Bình, Phổ Yên được xây mới nhằm đáp ứng công việc khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân.
Địa điểm xây dựng: Phố Sơn Tập I, thị trấn Đại Từ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Diện tích mặt bằng : 25000m2 .
trang thiết bị tương đối đầy đủ và hiện đại về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, y bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu cũng được tăng cường, những năm qua bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ đã chú trọng tập trung nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
- Tính đến hết tháng 10 năm 2013, Bệnh viện Đa khoa Đại Từ đã khám chữa bệnh cho trên 100.000 lượt người. Trong đó chủ yếu là các bệnh về tim mạch, đường hô hấp, huyết áp...Đặc biệt, từ khi Bệnh viện được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ, y bác sỹ…đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác khám và điều trị cho bệnh nhân.
* Sơ lược về hiện trạng cơ sở hạ tầng:
Toàn bộ cơ sở hạ tầng của bệnh viện được tiến hành xây mới và hoàn thiện trong thời gian gần đây, bao gồm các dãy nhà, phòng ban lãnh đạo và các phòng khám chữa bệnh của các khoa bằng các dãy nhà kiên cố hai tâng, hệ thống nước được xây dựng ngầm, đường bê tông, hệ thống xử lý chất thải lỏng theo quy định tuynhiên chưa có hệ thống xử lý chất thải rắn.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của đảng và nhà nước bênh viện đã được đầu tư mới nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho yêu cầu khám chữa bệnh và điều trị của bệnh viện ngày càng tăng số lượt khám chữa bệnh.
- Số giường bệnh theo thiết kết :130 giường. - Số giường bệnh thực kê:150 giường.
Các thiết bị phục vụ khám chữa bệnh như: máy chụp X_quang, máy siêu âm, máy xét nghiệm sinh hóa – máu, xét nghiệm nước tiểu, máy thở, máy nội soi, máy điện tim, máy điều trị sóng ngắn, xe ô tô và các thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác vận chuyển bệnh nhân theo các tuyến.
Qua thực tế cho thấy cơ sở vật chất của bệnh viện là rất đầy đủ và khang trang, đáp ứng được yêu cầu về khám và điều trị bệnh của một số cơ sở y tế tuyến huyện, bệnh viện đã được trang bị một công trình xử lý chất thải lỏng sở bộ đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
3 0 Khoa Nhi + phục hồi chức năng Nhà thuốc Khoa lây Bãi rác Khu xử lý chất thải lỏng Bể nước Vườn thuốc nam Nhà để xe X ét n g X