Phương pháp tổng hợp viết báo cáo

Một phần của tài liệu “Đánh giá hiệu quả công nghệ xử lý nước thải Công ty mỏ - tuyển đồng Sin Quyền huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. (Trang 35)

- Tổng hợp có chọn lọc thông qua các số liệu thu thập được.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tổng quan về Công ty mỏ - Tuyển đồng Sin Quyền * Thông tin liên lạc

+ Tên đơn vị: Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền - Lào Cai + Tên cơ sở: Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền.

+ Địa chỉ mỏ: Xã Bản Vược - Huyện Bát Xát - Tỉnh Lào Cai. + Tel: 020.3898 760 + Fax: 020.38987 711

+ Người đại diện: Lý Xuân Tuyên - Chức vụ: Giám Đốc + Email: info@dongsinquyen.vn +Website: www.dongsinquyen.vn

* Tổng quan về mỏđồng Sin Quyền

Mỏ đồng Sinh Quyền được các nhà địa chất Đoàn Địa chất 5 thuộc Tổng cục Mỏ & Địa chất đi dò tìm quặng phóng xạ Uản phát hiện ra vết lộ đầu tiên cạnh bờ suối Ngòi Phát từ trước những năm 1960, lúc đó họ chưa biết là quặng đồng.Đến năm 1961, hàng trăm nhà địa chất Đoàn Địa chất 5 đã đặt chân tới xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và đặt nền móng cho công nghiệp khai thác đồng sau này.

Đến năm 1973, mỏ đồng Sin Quyền được xác định ở độ sâu hơn, âm 350 so với mặt nước biển, dài 5 km. Ngoài ra còn có cả hỗn hợp vàng, bạc,…

Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền - Lào Cai là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Khoáng sản - Vinacomin, có nhiệm vụ khai thác và tuyển quặng đồng tại mỏ đồng Sin Quyền.

Mỏ đồng Sin Quyền thuộc xã Cốc Mì và xã Bản Vược huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Mỏ đồng Sin Quyền nằm ở phía Bắc sườn Đông Bắc dãy Hoàng Liên Sơn tỉnh Lào Cai, phía hữu ngạn sông Hồng, ngay sát biên giới Việt - Trung. Phía Nam cách TP Lào Cai 25km. Toạ độ trung tâm 22037’20’’ độ vĩ Bắc; 103048’50’’ độ kinh Đông. Suối Ngòi Phát chảy qua chia khu mỏ thành 2 khu khai thác là khu Đông và khu tây với tổng diện tích của toàn bộ khu vực khai thác - tuyển khoáng thuộc mỏ đồng Sin Quyền khoảng 290ha. Sản lượng khai thác hàng năm khoảng 1,2 triệu tấn, hệ số bóc đất đá bình quân:

6,8T/T. Tổng khối lượng đất đá và quặng: 8,6 triệu tấn/năm, trong đó quặng nguyên khai là 1,2 triệu tấn. tuổi thọ mỏ là 45 năm.

Công nghệ khai thác: Khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò (việc khai thác hầm lò chỉđược tiến hành vào năm thứ 13 khi khối lượng quặng khai thác lộ thiên đã hết).

Công nghệ tuyển: Cộng nghệ đập nghiền truyền thống, tuyển nổi tập hợp lấy tinh quặng thô, sau đó nghiền lại và tuyển chọn riêng đồng. Công nghệ khử nước sau tuyển thực hiện theo 2 giai đoạn gồm cô đặc và lọc.

4.1.1. Lch s hình thành và phát trin ca Công ty m - Tuyn đồng Sin Quyn

Mỏ đồng Sin Quyền được tìm kiếm tỷ mỷ từ năm 1966 đến năm 1975 và được thăm dò sơ bộ năm 1976 đến năm 1979. Kết quả báo cáo đã làm rõ được cấu trúc địa chất của mỏ, khoanh định được các thân quặng đồng và xác định được trữ lượng đồng kim loại và một số khoáng sản đi kèm như: S, TR2O3,

Fe,Au, Ag

Công ty Mỏ Tuyển Đồng Sin Quyền - Lào Cai được thành lập từ tháng 9/2003, sau hơn 2 năm tiến hành xây dựng cơ bản và chính thức đi vào hoạt động sản xuất ngày 20/05/2006, có tiền thân từ Xí nghiệp liên doanh đồng Lào Cai, sau đó là Xí nghiệp mỏ tuyển đồng Sin Quyền Lào Cai nay đổi tên thành Công ty mỏ tuyển đồng Sin Quyền - Lào tại xã bản Vược huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Nhiệm vụ chính của công ty là khai thác quặng Đồng và tiến hành tuyển để tạo ra tinh quặng Đồng với hàm lượng 25% Cu và tinh quặng Sắt với hàm lượng Fe đạt 61%, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Quy mô lao động của công ty hiện nay gồm 560 người, trong đó có 100 lao động nữ, trên 50 người có trình độ đại học các chuyên ngành khai thác mỏ, địa chất, tuyển khoáng, cơ khí, hóa, kinh tế ...

Năm 2008, mặc dù chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, công ty đã tích cực tháo gỡ khó khăn duy trì sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ khai thác và tuyển khoáng, công ty còn chú trọng đầu tư xây dựng cơ bản các công trình, thiết bị phụ trợ phục vụ

sản xuất, sinh hoạt, hoạt động của công nhân và nhân dân địa phương nơi công ty đứng chân.

Năm 2008 công ty đã đầu tư xây dựng đường giao thông thôn Nậm Chỏn, nhà trẻ công ty, nhà tập thể CBCNV, kè chống sạt lở phân xưởng, cơ sở hạ tầng khu tái định cư thôn Minh Trang ... với tổng giá trị thực hiện 26,11 tỷ đồng. Động viên CBCNV trong công ty ủng hộ các hoạt động xã hội 133.208.200đ. Tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho CBCNV.

Năm 2009 cả nước tiếp tục chịu sự tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp có sự trao đổi sản phẩm với nước ngoài. Để tiếp tục duy trì nhịp độ sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống người lao động, công ty đã chủ động đề ra nhiều biện pháp tích cực rất đáng ghi nhận để củng cố phát triển công ty.

Từ năm 2010 đến nay, công ty không ngừng phát triển, khai thác một cách có hiệu quả, công suất khai thác ngày càng tăng và đạt doanh thu lớn.

Có thể khẳng định công ty Mỏ - Tuyển đồng Sin Quyền đã rất nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, tiếp tục đứng vững trong khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, đảm bảo đời sống người lao động. Thể hiện vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường, đóng góp nhất định cho sự phát triển chung của đất nước và tỉnh Lào Cai nói riêng.

4.1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

4.1.2.1 Điều kiện về vị trí địa lý

Mỏ đồng Sin Quyền thuộc xã Cốc Mì và xã Bản Vược huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Mỏ đồng Sin Quyền nằm ở phía Bắc sườn Đông Bắc dãy Hoàng Liên Sơn tỉnh Lào Cai, phía hữu ngạn sông Hồng, ngay sát biên giới Việt - Trung. Phía Nam cách TP Lào Cai 25km. toạ độ trung tâm 220

37’20’’ độ vĩ Bắc; 1030

48’50’’ độ kinh Đông. Khu mỏ có diện tích 200ha theo giấy phép khai thác khoáng sản số 3101/GP - ĐCKS ngày 26/12/2001.

Khu mỏ nằm trên các khu đồi núi và có suối Ngòi Phát chảy qua. - Phía Đông Bắc giáp với sông Hồng, khoảng cách từ 300 - 1000m. - Phía Tây Bắc giáp với xã Cốc Mỳ, khoảng cách 1500m.

- Phía Tây Nam và Đông Nam là các dãy núi có độ cao từ 800 - 3000m Khu mỏ nằm trên bờ phải sông Hồng, đầu Bắc dãy Hoàng Liên Sơn, cách sông Hồng 500÷1000 m, địa hình Tây Nam cao, Đông Bắc thấp.

Khu vực mỏ có địa hình phân cắt có 3 dạng: cao, trung bình, thấp. Đồi núi có hướng kéo dài Tây Bắc - Đông Nam:

+ Đồi núi thấp có độ cao từ 200÷300m, phân bố sát bờ phải sông Hồng, mức độ phân cắt trung bình tạo nên các khe, thung lũng hẹp, ngắn. Địa hình được tạo thành trên địa tầng paleozoi, kainozoi.

+ Đồi núi trung bình có độ cao từ 300÷500m, phân bố bao trùm diện tích mỏ. Địa hình dày, bị phân cắt khá mạnh, hai bên sườn núi có nhiều khe suối, lộ nhiều đá gốc, nhiều vách đá dốc đứng, sườn núi có độ dốc trung bình 300 -500, đỉnh cao nhất tới 800m. Địa hình phát triển trên địa tầng proterozoi.

+ Địa hình núi cao có độ cao trên 1500m. Địa hình bị phân cắt mạnh mẽ, sườn dốc, nhiều vách đứng, đỉnh nhọn. Dạng địa hình này bao trùm phạm vi khối xâm nhập granitoit Pốen, đới Fanxipang. Cây cối phát triển rất phong phú.

* Hệ thống giao thông:

Trong khu mỏ hiện nay có tuyến đường bộ và đường thuỷ: Tuyến đường ôtô từ vùng Vi Kẽm về thành phố Lào Cai khoảng 25km, đường đổ bê tông, ôtô đi lại dễ dàng, từ thành phố Lào Cai về Hà Nội khoảng 400km có đường sắt, đường bộ QL40, QL2 và đường thuỷ dọc sông Hồng.

* Hệ thống sông suối:

Trong khu mỏ có 02 suối lớn đó là suối Ngòi Phát và suối Tân Long, hiện nay nguồn cung cấp nước cho tổ hợp khai thác - tuyển khoáng Sin Quyền được lấy từ suối Ngòi Phát ngay sát cạnh công trường lộ thiên. Nhìn chung việc cung cấp nước hiện nay trên khu vực khai trường tương đối ổn định, đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

* Đặc điểm địa hình

Địa hình khu mỏ gồm các đồi núi cao với độ cao tuyệt đối từ 100 ÷

350m, có phương kéo dài Tây Bắc - Đông Nam, sườn dốc nghiêng về phía Đông Bắc. Các sườn núi đều dốc, địa hình bị phân cắt mạnh.

Trong khu mỏ có 13 suối nhỏ và một suối lớn là suối Tân Long (Cốc Mỳ) nằm ở ranh giới Tây Bắc khu thăm dò, suối Tân Long có nước chảy

quanh năm, nước suối trong không màu, không mùi và vẫn được nhân dân lấy về phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

4.1.2.2. Điều kiện về khí tượng, thủy văn

* Điu kin v khí tượng

Lào Cai có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song do nằm sâu trong lục địa bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, nên diễn biến thời tiết khí hậu có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Một số nơi có năm đã xảy ra hiện tượng đột biến dị thường với những biểu hiện đặc trưng của hai yếu tố là nền nhiệt độ và lượng mưa.

Khu vực mỏ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa, nắng nóng, mưa (từ tháng 4 đến tháng 9), mùa khô, lạnh, ít mưa kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, đây là đặc trưng của khí hậu miền Bắc Việt Nam, mùa hè bị ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô và nóng, mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 3) có gió mùa Đông Bắc lạnh và ẩm.

Nhiệt độ, độ ẩm:

Nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong nhiều năm khu vực huyện Bát Xát được thể hiện dưới bảng 4.1

Bảng 4.1. Nhiệt độ và độẩm tương đối trung bình các tháng trong nhiều năm khu vực huyện Bát Xát (Lào Cai )

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Nhiệt độ

TB (0C) 13,6 14,4 18,6 22,4 26,5 26,9 28,0 28,6 26,2 22,2 20,3 14,8 21,9

Độ ẩm

TB (%) 79 85 89 91 93 95 92 94 93 87 82 80 88

(Nguồn:Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Lào Cai )

Vùng mỏ là vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ bình quân hàng năm là 22,50C, cao nhất là 420C, thấp nhất là 20

C.

Nhiệt độ trung bình năm 21,5-220C, nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông từ tháng 12 năm trước đến tháng 1,2 năm sau, trung bình 140C, nhiệt độ cao nhất vào mùa hè trong tháng 7 và tháng 8 nhiệt độ trung bình từ 28-290

Độ ẩm tương đối trung bình năm là 88%, một độ ẩm rất cao. Độ ẩm tương đối cao nhất vào mùa mưa từ tháng 5-9, trung bình đạt 93%, cao nhất vào tháng 6(95%). Độ ẩm tương đối thấp nhất vào mùa khô, tháng 10 đến tháng 4 năm sau, trung bình đạt 84-85%, thấp nhất vào tháng 1(79%).

Lượng mưa:

Lượng mưa và cường độ mưa của khu mỏ khá lớn, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng tháng 9. Trong thời gian này lượng mưa thường chiếm khoảng 80÷85% lượng mưa cả năm.

Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trong thời gian này không nhiều và phân bố không đều, chúng chỉ chiếm khoảng 15÷20% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1363mm, lượng mưa ngày lớn nhất xác định được là 212mm.

Chế độ mưa có ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Mưa làm sạch không khí, cuốn theo các chất ô nhiễm và bụi trong không khí, trên mặt đất mưa rửa trôi các chất ô nhiễm. Chất lượng mưa tùy thuộc vào chất lượng khí quyển và môi trường trong khu vực. Chế độ mưa trong khu vực có ảnh hưởng rất lớn đến việc đáng giá khả năng gây ô nhiễm nguồn nước và tính toán thiết kế các hệ thống thoát nước, xử lý nước.

Bảng 4.2. Lưu lượng mưa trung bình tháng trong nhiều năm khu vực huyện Bát Xát(mm)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Trạm Bát

Xát 48,3 22,5 29,4 91,2 99,8 188,4 168,4 356,6 175,9 88,9 61,8 48,9 1363,6

(Nguồn:Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Lào Cai )

Theo số liệu của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Lào Cai thì số ngày mưa trung bình năm vào khoảng từ 100 đến 136 ngày(chiếm 27-37%).

Gió và hướng gió

Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 với hướng gió chủ đạo là Tây và Tây Tây Bắc theo dãy Hoàng Liên Sơn đi vào. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với hướng gió chủ đạo là Bắc và Đông Bắc.

Bảng 4.3. Tốc độ gió trung bình tháng trong nhiều năm khu vực huyện Bát Xát (m/s) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Tốc độ gió TB (m/s) 2,8 2,6 2,3 2,0 1,9 1,5 1,4 1,1 1,3 1,7 2,2 2,4 1,9

(Nguồn:Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Lào Cai ) Sương

Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở mức độ rất dày.Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung lũng kín gió còn xuất hiện sương muối, mỗi đợt kéo dài 2 ÷ 3 ngày.

Lượng bốc hơi

Lượng bốc hơi bình quân năm bằng khoảng 60% tổng lượng mưa trong năm. Trong các tháng mùa khô lượng bốc hơi cao hơn nhiều so với lượng mưa.

* Điu kin thy văn

Đặc điểm nước mặt

Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện khá dày và phân bố tương đối đều. Các suối chính: Trên địa bàn huyện Bát Xát hệ thống suối, khe khá dày mật độ trung bình từ 1÷1,5km suối/km2. Các suối chính bao gồm: Ngòi Phát, suối Lũng Pô, Suối Quang Kim, Ngòi Đum. Các suối này đều có lưu lượng lớn, dòng chảy xiết thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Tuy nhiên, cần quan tâm đến phòng chống lũ và các giải pháp kỹ thuật khi thi công các công trình xây dựng.

Khu vực mỏ nằm trên bờ Tây Nam sông Hồng, đầu bắc dãy Hoàng Liên Sơn, cách sông Hồng 500÷1000 m. Địa hình Tây Nam cao, Đông Bắc thấp.

Sông Hồng đoạn phụ cận Lào Cai nơi Suối Ngòi Phát là nguồn tiếp nhận nước thải của mỏ đổ vào, có độ cao lòng sông là 71,32 m, độ cao mức nước thay đổi 74,5÷78,5 m; thung lũng sông rộng 80÷100 m, lưu lượng nhỏ nhất trong mùa khô là 100 m3/s, mùa mưa (tháng 8) lưu lượng lớn nhất là 2.900 m3/s, lưu lượng bình quân là 100÷120 m3

/s.

Suối Ngòi Phát là suối lớn nhất khu mỏ, bắt nguồn từ vùng núi Tây Nam cắt ngang qua vùng mỏ, có nước quanh năm chảy vào sông Hồng. Căn cứ vào số liệu quan trắc giữa thời kỳ thăm dò địa chất thì lưu lượng nhỏ nhất

là 3,5 m3/s (ngày 26/5/1967), lưu lượng lớn nhất là 226 m3

/s (ngày 11 tháng 6 năm 1968), từ năm 1969 đến giữa năm 1970 lưu lượng lớn nhất của nó đạt 300 m3/s, lưu lượng bình quân 30÷50 m3

/s.

Hồ thải có nhiệm vụ chứa nước thải từ nhà máy tuyển quặng và cung cấp cho bơm tuần hoàn phục vụ quá trình tuyển, nước thải hầu như không được thải ra ngoài môi trường. Như vậy, chế độ thủy văn của hồ thải phụ thuộc vào chế độ mưa, và lượng nước mưa chảy tràn.

Đặc điểm nước dưới đất

Tầng chứa nước bở rời trong hệ Đệ tứ của vùng dự án phân bố không liên tục trong khu vực chân núi và thung lũng sông phía Đông Bắc vùng dự án

Một phần của tài liệu “Đánh giá hiệu quả công nghệ xử lý nước thải Công ty mỏ - tuyển đồng Sin Quyền huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)