Các nhân tố bên ngoài:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 25 - 27)

Các nhân tố bên ngoài là những nhân tố khách quan tác động tới ngân hàng mà ngân hàng, các nhân tố này thường là rất nhiều và có diễn biến khó lường trước, các nhân tố khách quan tác động chính đó là:

(*) Môi trường chính trị và pháp luật:

Các yếu tố chính trị và pháp luật tạo ra khuôn khổ pháp lý của môi trường để doanh nghiệp hoạt động. Môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh là điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế quan hệ bình đẳng, có cơ hộ cạnh tranh, thiết lập quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Ràng buộc

doanh nghiệp chịu quan hệ pháp lý đối với khách hàng. Các yếu tố liên quan đến chính trị pháp luât bao gồm:

- Sự ổn định về chính trị và đường lối ngọai giao. - Sự cân bằng trong các chính sách của chính phủ.

- Vai trò và các chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính Phủ đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội

- Sự can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh tế xã hội

- Các quy định và chức năng nhiệm vụ, đối tượng hoạt động đối với các ngân hàng thương mại, cũng như các chính sách về lãi suất, tiền tệ mà ngân hàng nhà nước đưa ra để điều tiết nền kinh tế…..

(*) Các yếu tố về kinh tế:

Các yếu tố kinh tế tác động đến cả khả năng huy động vốn và thực hiện cho vay của ngân hàng. Khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao thì thường là có tác động thuận lợi cho các ngân hàng cả về huy động vốn đầu vào và sử dụng nguồn vốn tín dụng có hiệu quả. Khi nền kinh tế suy giảm, các doanh nghiệp, hộ gia đình, … đều nằm trong vòng quay của nền kinh tế nên các ngân hàng gạp khó khăn trong khả năng thu nợ, dẫn đến nguy cơ rui ro rất lớn.

(*) Đối thủ cạnh tranh:

Hiện nay trong xu thế tự do hóa, sự mở của các chính sách của Đảng, Chính Phủ đối với các thành phần kinh tế. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các ngân hàng quốc doanh bị cạnh tranh gay gắt bởi các ngân hàng ngoài quốc doanh được thành lập, thị trường ngày càng bị chia sẻ thu hẹp dần. Với tư cách là một ngân hàng quốc doanh lớn trên địa bàn, nhưng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Quỳnh Lưu cũng gặp phải sự cạnh tranh lớn từ các ngân hàng thương mại khác, điều này đòi hỏi ngân hàng phải có chiến lược phát triển phù hợp trong thời gian tới.

(*) Đạo đức người vay.

Đạo đức người vay được đánh giá trên hai khía cạnh là năng lực pháp lý và uy tín của người đó trên lĩnh vực vay nợ.

Năng lực pháp lý là những năng lực được quy định cụ thể về mặt pháp lý mà người vay cần phải có. Một khách hàng được xem xét cho vay khi có đủ năng lực pháp luật dân sự năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của luật pháp.

Uy tín trên lĩnh vực vay nợ được hiểu như sự sẵn lòng và quyết tâm trả nợ và thực hiện các điều khoản trong hợp đồng tín dụng. Uy tín được biểu hiện quan trọng nhất trong tín dụng là tính thật thà, liêm chính của một con người và khi thực hiện việc cho vay đối với các hãng kinh doanh hoặc cá nhân. Tuy nhiên việc đánh giá uy tín người vay chủ yếu dựa trên phán đoán trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng bởi vì đây là điều rất khó lượng hoá.

(*) Khả năng trả nợ của người vay.

Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đối với ngân hàng điều quan trọng của việc thu hồi gốc và lãi phải từ lợi nhuận thu được từ kết quả hoạt động kinh doanh chứ không phải là việc phát mại tài sản đảm bảo. Điều này được nhấn mạnh hơn bao giờ hết đối với các món vay là hộ nông dân, khi điều kiện sử dụng vốn dễ xảy ra những rủi ro. Chính vì vậy khi xem xét đánh giá khách hàng, ngân hàng phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố khả năng, năng lực của khách hàng, việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích của khách hàng.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w