BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK (Trang 28 - 32)

B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

Năm 2004, 2005 và 6 tháng đầu năm 2006

Đơn vị: VND

Các chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 6 tháng đầu năm

20061. Doanh thu thuần 6.793.033.446 14.600.319.328 10.232.224.931 1. Doanh thu thuần 6.793.033.446 14.600.319.328 10.232.224.931 2. Giá vốn hàng bán 5.053.788.358 11.894.483.664 8.343.028.778 3. Lãi gộp 1.739.245.088 2.705.835.664 8.343.028.778 4. Chi phí quản lý 1.039.365.886 1.453.290.797 1.168.860.531

5. Doanh thu từ hoạt động tài chính 8.766.970 21.060.497 3.184.3726. Chi phí từ hoạt động tài chính 259.560.304 250.757.984 82.470.846 6. Chi phí từ hoạt động tài chính 259.560.304 250.757.984 82.470.846 7. Thu nhập trước thuế từ

hoạt động tài chính

-250.793.334 -229.697.487 -79.286.4748. Thu nhập trước thuế 449.085.868 1.022.847.380 641.049.148 8. Thu nhập trước thuế 449.085.868 1.022.847.380 641.049.148 9. Thuế thu nhập doanh nghiệp 125.744.043 286.397.266 179.493.761 10. Lợi nhuận sau thuế 323.341.825 736.450.114 461.555.387

Căn cứ vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp cung cấp và các thông tin khác, cán bộ tín dụng đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp như sau:

a. Thẩm định Bảng cân đối kế toán

_Thẩm định chi tiết các khoản mục tài sản

+Về tiền mặt: hiện nay công ty giao dịch tiền gửi chủ yếu tại VPBank – Chi nhánh Hà Nội, nhưng chủ yếu công ty để tiền mặt phục vụ cho nhu cầu nhập hàng và chi phí thường xuyên. Hầu như các khoản nhập hàng của công ty được thanh toán ngay do đó lượng tiền mặt của công ty thường xuyên dao động từ 300-600 triệu đồng.

+ Về các khoản phải thu: tại thời điểm 30/06/2006 các khoản phải thu của công ty lên tới xấp xỉ 5.266 triệu đồng, trong đó: công nợ phải thu khách hàng xấp xỉ 1.266 triệu đồng, bao gồm 19 công ty: công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội nợ 51 triệu đồng, công ty liên doanh nhà máy Bia Việt Nam nợ 178 triệu đồng, công ty xây dựng số 3 Hà Nội nợ 168 triệu đồng…Doanh số nợ của mỗi công ty thường xuyên ở mức dưới 200 triệu đồng, Giám đốc công ty cho biết các khoản phải thu của công ty được thu hồi tương đối nhanh, khoản nợ lâu cũng chỉ kéo dài từ 1-3 tháng.

+ Về lượng hàng tồn kho: hàng tồn kho của công ty tính đến thời điểm lập báo cáo xấp xỉ 619 triệu đồng bao gồm 16 chủng loại hàng hóa, với xấp xỉ 200 hàng

hóa. Tuy nhiên, tại thời điểm cán bộ tín dụng kiểm tra kho của doanh nghiệp (30/07/2006) cho thấy hàng tồn kho của công ty xấp xỉ 1.000 triệu đồng. Theo Giám đốc công ty cho biết lượng hàng tồn kho của công ty có rất ít vì chủ yếu công ty chỉ nhập khi có đơn đặt hàng của công ty nước. Cán bộ tín dụng đã kiểm tra kho hàng của công ty tại số 89, ngõ 173, Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội thì thấy lượng hàng trong kho tương đối nhiều, nhưng chủ yếu là hàng đã bán nhưng chưa giao.

+ Về tài sản cố định: Tài sản cố định của công ty giá trị còn lại là xấp xỉ 1.393 triệu đồng bao gồm 4 chiếc xe ô tô (01 xe BMW, 01 xe Toyota Zace, 01 xe Matiz và 01 xe tải 1,25 tấn) và một số đồ dùng thiết bị văn phòng khác.

_Thẩm định chi tiết khoản mục nguồn vốn

Vốn của công ty được hình thành từ các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong đó chủ yếu là vốn chủ sở hữu. Cụ thể, theo báo cáo tại thời điểm 30/06/2006 như sau:

+ Về các khoản vay ngắn, trung và dài hạn: tại thời điểm này dư nợ tín dụng ngắn hạn tại VPBank- Chi nhánh Hà Nội số tiền là 822 triệu đồng (khoản cấp hạn mức tại VPBank- Chi nhánh Hà Nội với số tiền tối đa 1.400 triệu đồng) và vay người thân bạn bè là 500 triệu đồng. Ngoài ra, công ty còn có khoản vay trung hạn với dư nợ 514 triệu đồng. Đây là khoản công ty vay mua chiếc ô tô BMW trả góp tại VPBank – Chi nhánh Hà Nội.

+ Về các khoản phải trả cho người bán: công ty chủ yếu nhập hàng theo hình thức thanh toán tiền ngay, đôi khi phải đặt tiền trước để có đúng chủng loại, số lượng hàng và được hưởng giá ưu đãi. Tại thời điểm lập báo cáo, khoản phải trả cho người bán của công ty âm, đây là do công ty đã đặt tiền mua hàng cho một số nhà cung cấp mà chưa lấy hàng hóa.

+ Về vốn chủ sở hữu: Vốn kinh doanh của công ty tại thời điểm lập báo cáo đã lên đến 8.000 triệu đồng, lợi nhuận để lại theo báo cáo thuế là 88 triệu đồng. Tuy nhiên, trên thực tế khoản lợi nhuận để lại hàng năm của công ty hàng năm tương đối lớn, dao động từ 300-700 triệu đồng.

b. Thẩm đinh Báo cáo kết quả kinh doanh

Công ty trách nhiệm hữu hạn Nước và Môi trường thành lập năm 2001, qua theo dõi tình hình hoạt động của công ty cũng như xem xét sổ sách theo dõi cho thấy: tình hình hoạt động của công ty tương đối có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận năm sau liên tục tăng cao hơn năm trước, doanh thu năm 2004 đạt xấp xỉ 6.793 triệu đồng đem lại lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 323 triệu đồng, doanh thu năm 2005 đạt xấp xỉ 14.600 triệu đồng, đem lại lợi nhuận xấp xỉ 736 triệu đồng, mức lợi nhuận tăng hơn 2 lần so với năm 2004. Đặc biệt với 6 tháng đầu năm 2006, công ty đã đạt doanh thu 10.232 triệu đồng, đem lại lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 462 triệu đồng, đây là dấu hiệu tốt phản ánh hoạt động kinh doanh của công ty thời gian tới là đang được mở rộng và hoạt động có hiệu quả.

c. Tính toán các tỷ số tài chính và xếp hạng tín dụng khách hàng

Sau khi tính toán, phân tích các tỷ số tài chính, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá cho điểm khách hàng dựa mẫu xếp hạng tín dụng của VPBank. Cán bộ tín dụng đã đánh giá chung về công ty trách nhiệm hữu hạn Nước và Môi trường như sau:

Kết luận: Tình hình tài chính nói chung là bình thường, có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Sau đó, kết hợp với các nội dung thẩm định khác, cán bộ tín dụng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp như sau:

_Xếp hạng tín dụng: A

_Xếp hạng tín dụng kết hợp: Tốt

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK (Trang 28 - 32)