Nguyên nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK (Trang 33 - 36)

B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

2.3.2.2.Nguyên nhân

Những hạn chế trên tại VPBank do nhiều nguyên nhân, song các nguyên nhân chủ yếu là:

Nguyên nhân thuộc về ngân hàng:

Thứ nhất, nguồn thông tin chưa đầy đủ và chất lượng thông tin thấp. Các

thông tin mà VPBank sử dụng trong quá trình thẩm định chủ yếu là thông tin khách hàng cung cấp bởi vì thông tin từ trung thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) còn rất hạn chế, các thông tin từ các tổ chức cung cấp thông tin xếp hạng doanh nghiệp hầu như không có, thông tin do ngân hàng lưu trữ ít, còn các nguồn thông tin khác ngân hàng hầu như không có điều kiện tiếp cận. Bên cạnh đó, thông tin do khách hàng cung cấp không quy định là bắt buộc phải kiểm toán độc lập nên chất lượng không cao. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải xác minh lại số liệu và phân tích kỹ lưỡng, mất nhiều thời gian và chi phí. Tất cả những điều đó đều làm giảm độ chính xác và tăng chi phí cho việc thẩm định.

Thứ hai, nội dung thẩm định còn chưa toàn diện. Tại VPBank thẩm định

tình hình tài chính doanh nghiệp mới chỉ dừng ở thẩm định Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh, chưa quan tâm chú trọng đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ và phân tích dòng tiền, thuyết minh báo cáo tài chính, phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, điều này làm giảm độ chính xác của thẩm định. Điều này không chỉ là hạn chế tại VPBank mà còn ở nhiều ngân hàng thương mại khác do đối tượng chủ yếu của VPBank và các ngân hàng thương mại khác là cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ chưa có thói quen phải lập các báo cáo tài chính đó, đặc biệt là báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, hơn nữa các báo cáo tài chính này đối với họ không bắt buộc phải kiểm toán độc lập. Mặt khác, tại VPBank cán bộ tín dụng chưa lập bảng tài trợ nên chưa thấy được sự biến động nguồn vốn doanh nghiệp trong từng thời kỳ, điều này ảnh hưởng đến việc ngân hàng xác định nhu cầu tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong tương một thời gian nhất định, và làm giảm độ chính xác của thẩm định. Bằng việc nghiên cứu quy trình thẩm định tại VPBank và một ví dụ cụ thể về thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp tại VPBank chúng ta thấy rằng tại VPBank, trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng mới chỉ dừng ở việc tính toán các chỉ số mà không có sự so sánh với các doanh nghiệp trong ngành và số trung bình của ngành (do Việt Nam chưa có tổ chức nào đứng ra nghiên cứu và đưa ra tỷ số trung bình của ngành), cán bộ tín dụng chưa xem xét sự tác động qua lại giữa các tỷ số tài chính. Điều này cho thấy việc đánh giá các tỷ số tài chính vẫn chưa được coi trọng.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ tín dụng tại VPBank còn rất trẻ nên ít kinh

nghiệm trong thẩm định các khoản vay lớn ở một số lĩnh vực phức tạp. Hơn nữa,

họ phải đảm nhiệm nhiều khoản vay cùng lúc, các doanh nghiệp có quy mô, lĩnh vực hoạt động khác nhau nên nhiều khi những đánh giá mang tính lý thuyết, thiếu thực tế. Vì vậy, chưa nắm bắt được tình hình tài chính doanh nghiệp một cách sâu sắc, toàn diện, khó tránh khỏi những sai sót.

Thứ tư, tổ chức thẩm định còn tập trung vào cán bộ tín dụng. Tại VPBank,

thẩm định, lập tờ trình báo cáo kết quả thẩm định, thảo hợp đồng, giám sát theo dõi khoản nợ, đôn đốc và thu hồi nợ, chỉ khâu quyết định và giải ngân giao cho bộ phận khác. Với khối lượng công việc như vậy, một mặt , cán bộ tín dụng không có điều kiện thời gian để thu thập đầy đủ thông tin phục vụ thẩm định, mặt khác có thể xảy ra rủi ro đạo đức khi cán bộ tín dụng có hành vi gian lận thông đồng với khách hàng. Những điều này sẽ làm giảm chất lượng thẩm định và tăng khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng.

Ngoài ra, cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm định của ngân hàng, quy chế giám sát thẩm định chưa sâu sát… đã làm cho chất lượng thẩm định chưa được nâng cao.

Nguyên nhân thuộc về khách hàng

Các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp cho VPBank chủ yếu là các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán, mức độ tin cậy chưa cao. Hơn nữa các báo cáo nhiều khi không trung thực và các doanh nghiệp cố tình che giấu sự thật để được vay vốn ngân hàng. Vì vậy, đã gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, kéo dài thời gian thẩm định và tang chi phí thẩm định.

Nguyên nhân khác

Thứ nhất, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện: hiện nay, các văn bản pháp lý

chung quy định họat động của các doanh nghiệp trong đó có hoạt động của ngân hàng chưa hoàn thiện, các văn bản này chồng chéo nhau và không đồng bộ vì vậy đã gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Sự thiếu ổn định và thường xuyên thay đổi của các văn bản pháp quy khiến các doanh nghiệp phải mất thời gian, chi phí để chỉnh sửa theo đúng quy định. Bên cạnh đó, khả năng kiểm soát vĩ mô còn nhiều bất cập của Chính phủ khiến các dự tính của doanh nghiệp trở nên không chính xác vì vậy làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể làm cho kế hoạch trả nợ của doanh nghiệp không thực hiện được được như dự định. Điều này làm cho chất lượng thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp không tốt.

Thứ hai, chuẩn mực kế toán chưa đảm bảo tính tin cậy và so sánh được của

các thông tin, phạm vi các doanh nghiệp bắt buộc kiểm toán còn rất nhỏ làm cho chất lượng thông tin còn thấp. Điều này làm cho ngân hàng tốn nhiều thời gian và chi phí để xác minh thông tin, chất lượng thẩm định không cao.

Thứ ba, tại Việt Nam chưa có các công ty lớn để đánh giá xếp hạng tín dụng

doanh nghiệp, chưa có cơ quan đưa ra chỉ tiêu số liệu trung bình của các ngành, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước liên quan với nhau…vì vậy chưa có đầy đủ thông tin và đảm bảo chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định của ngân hàng.

Như vậy, thực trạng chất lượng thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại VPBank đã được làm rõ ở chương 2. Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp tại VPBank vẫn còn những hạn chế, bất cập và đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục. Trên cơ sở thực trạng đó, một số giải pháp để nâng cao chất lượng thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp tại VPBank được đề cập ở chương 3.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK (Trang 33 - 36)