4.4.2.1. Quản lý tốt nội vi
Đây là nhóm giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm dễ thực hiện nhất nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện. Dựa vào các tiêu chí sau:
- Ý thức trách nhiệm của hầu hết nhân viên làm việc trong bệnh viện. - Cải tiến và hợp lý hóa hoạt động chuyên môn tại bệnh viện.
- Tăng cường công tác bảo vệ môi trường bệnh viện.
4.4.2.2 Giải pháp kinh tế
Hiện tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong không có kinh phí hàng năm cho công tác bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm, giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, an toàn cho nhân viên y tế. Tất cả các hoạt động phục vụ bệnh nhân trong bệnh viện đều phải chờ kinh phí từ Bộ Y tếđể sữa chữa cơ sở vật chất hay mua sắm dụng cụ, máy móc, trang thiết bị. Do thường xuyên thiếu kinh phí, các yêu cầu cấp bách đặt ra luôn bị chậm trễ, khó thực hiện thành công. Vì vậy, nhà nước cần ưu tiên nguồn kinh phí cho ngân sách sự nghiệp môi trường.
4.4.2.3 Giải pháp kêu gọi đầu tư
Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và các nước trên thế
giới. Tích cực nghiên cứu khoa học, đúc kết và rút kinh nghiệm lâm sàng, áp dụng có hiệu quả các phương pháp điều trị tiên tiến trên thế giới vào bệnh viện, tranh thủ
sự giúp đỡ của các đối tác, thiết lập nhiều mối quan hệ cho các dự án đầu tư về cơ
sở hạ tầng trang thiết bị, công tác bảo vệ môi trường bệnh viện, ngăn ngừa ô nhiễm, công tác chống nhiễm khuẩn, an toàn cho nhân viên y tế.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
- Nhìn chung công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong cơ bản đã thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế ban hành, cụ thể:
100% phân loại rác thải tại nguồn,
92,5% nhận biết đúng mùa sắc của thùng, bao bì, túi đựng chất thải rắn, 100% các xe tiêm, xe thủ thuật được trang bị đầy đủ túi, thùng đựng chất thải lây nhiễm, chất thải sắc nhọn.
100% rác thải trong bệnh viện được xử lý trong khuôn viên của bệnh viện,
đối với rác thải thông thường thì được tập trung về hố rác và đốt, đối với rác thải rắc y tế nguy hại thì được tập trung tại lò đốt rác ở nhiệt độ cao của bệnh viện.
- Nhân viên y tếđều được trang bịđầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động.
- Quy trình quản lý CTRYT theo đúng trình tự các khâu: Phân loại chất thải tại nguồn, lưu trữ tại khoa phòng, thu gom vận chuyển về nhà lưu trữ chung của bệnh viện và cuối cùng là xử lý.
- Ý thức trách nhiệm của hầu hết nhân viên y tế làm việc trong bệnh viện về
việc bảo vệ môi trường thực hiện tương đối tốt và làm đúng theo quy định trong bệnh viện. Vẫn còn nhiều nhân viên y tế chưa được tập huấn về vấn đề rác thải y tế
và tác hại của rác tải y tếảnh hưởng đến môi trường.
- Hệ thống trang thiết bị lưu giữ, thu gom và vận chuyển CTRYT còn thiếu, chưa đồng bộ theo đúng quy định của Bộ Y tế.
- Công tác kiểm tra, giám sát chưa được quan tâm chặt chẽ. Sự kết hợp giữa trưởng ban quản lý với các khoa, phòng trong việc giải quyết chất thải y tế chưa
đồng bộ.
5.2. Đề nghị
- Cần trang bị thêm các thùng đựng chất thải, dụng cụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế.
- Cần có cán bộ chuyên trách cho lĩnh vực môi trường tại bện viện Đa khoa huyện Quế Phong để quản lý chuyên sâu trong vấn đề bảo vệ môi trường tại bệnh viện tốt hơn.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho các cán bộ công nhân viên trong bệnh viện nhằm nâng cao y thức, trách nhiệm, trong việc thu gom,vận chuyển và lưu trữ chất thải rắn y tế.
- Cần có sự quan tâmcủa ban lãnh đạo hơn tới công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại bệnh viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong, năm 2008, Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong, năm 2013, “ Báo cáo quan trắc giám sát chất lượng môi trường”.
3. Đông Bích, (2009), “ 380 tấn chất thải rắn y tế thải ra mỗi ngày”.
4. Bộ KHCN&MT, Cục môi trường, năm 1997, Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2006), " Sức khoẻ và môi trường ", Nhà xuất bản Y học.
6. Bộ Y tế, Hà Nội, (2007). Quy chế quản lý chất thải y tế, Bộ Y tế, Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT.
7. Bộ Y tế (2008),“ Quy chế quản lý chất thải y tế” ban hành kèm theo Quyết định số
43/2007/QĐ-BYT ngày 30tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế.
8. Bộ Y tế (2009),“ Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành y tế giai đoạn 2009 – 2015 ”, Quyết định số 1783/QĐ-BYT ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 9. Huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, điều kiện tự nhiên, năm 2011,
http://nghean.gov.vn/.
10. Sở Y tế Nghệ An, năm 2011, Các đơn vị trực thuộc, Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong.
11. Bùi Thanh Tâm, năm 2002, Quản lý vệ sinh môi trường bệnh viện,Hội thảo về
quản lý môi trường trong ngành y tế.
12. Nguyễn Thị Xuân Thu, năm 2007,“ Đánh giá hiện trạng thu gom,vận chuyển và quản lý rác y tế tai bệnh viện Chợ Rẫy”.
13. UBND tỉnh Nghệ An, năm 2013, “Kế hoạch quản lý chất thải rắn y tế tỉnh Nghệ An đến năm 2015”.
14. Trần Mỹ Vy, năm 2011, "Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn bệnh viện Hóc Môn".