Quy hoạch, tổ chức, quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng loài của tầng cây gỗ tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc - Chợ Đồn - Bắc Kạn. (Trang 59)

Xác lập rõ ràng phạm vi ranh giới rừng đặc dụng, xây dựng các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội thông qua các hoạt động bảo tồn để thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào khu vực bảo tồn, đây là cơ sở để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và cán bộ khu bảo tồn, tạo bước đệm vững chắc cho mọi hoạt động bảo tồn có hiệu quả. Ngăn chặn hoạt động khai thác gỗ trái phép đặc biệt, những loài cây gỗ thuộc nhóm quý hiếm nằm trong Sách đỏ và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, công ước CITES từ rừng đặc dụng.

Xác định ưu tiên trong bảo tồn các loài và các quần hệ/phân quần hệ, đặc biệt là những loài quý hiếm đã xác định được vị trí phân bố cần phải được ưu tiên bảo tồn trước.UBND tỉnh cần có sự chỉ đạo đối với các cơ quan hành pháp tại địa phương nhằm phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm lâm luật và quy định của địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Tăng cường kết hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các lực lượng liên ngành trong việc ngăn chặn, truy quét, xử lý các vi phạm lâm luật nhằm tăng cường hiệu lực quản lý.

Nâng cao vai trò của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, những người có uy tín tại địa phương tham gia tích cực vào công tác quản lý, tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước, của địa phương về bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên. Xây dựng và hoàn thiện hương ước quản lý bảo vệ rừng để người dân tham gia, tự điều chỉnh những hành vi sử dụng thiếu bền vững làm suy giảm tài nguyên rừng.

Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp được quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

Kiểm tra kiểm soát thường xuyên các tụ điểm buôn bán lâm sản. Sử dụng các biện pháp mạnh để trấn áp bọn lâm tặc, xây dựng các chốt, trạm lưu động nhằm ngăn ngừa việc khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản từ rừng đặc dụng.

Khu bảo tồn nên chủ động phối hợp với UBND huyện sở tại và chính quyền địa phương các xã có chung ranh giới với khu bảo tồn để phối hợp cùng phòng chống cháy, bảo vệ rừng trên khu vực.

Không cho làm nương rẫy, làm nhà trên đất giao khoán trồng rừng và bảo vệ rừng. Quy hoạch bãi chăn thả gia súc theo từng thôn xóm để hạn chế tình trạng chăn thả gia súc vào khu rừng đặc dụng.

Xây dựng hệ thống bảng thông báo nội quy ra vào khu bảo tồn ở các đường chính từ các thôn, bản quanh khu bảo tồn đi lên rừng. Xây dựng các biển hiệu tuyên truyền, nhắc nhở, biển hiệu ngăn cấm mang lửa vào rừng, biển báo cấp nguy cơ cháy rừng tại các cửa rừng nơi bà con hay đi lại nhằm nâng cao ý thức của mọi người dân trong QLBVR.

Ban quản lý khu bảo tồn và các xã cần giao khoán diện tích rừng cho hộ dân tham gia bảo vệ, gắn trách nhiệm cụ thể để người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng,hạn chế việc phá rừng và khai thác trộm lâm sản như hiện nay.

4.4.3. Chính sách và sinh kế

Hoàn thiện chương trình phổ biến hệ thống chính sách, pháp luật, thể chế về quản lý bảo vệ rừng, nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ củi trái phép, hạn chế việc việc mở rộng đất canh tác và khai thác quá mức các loại LSNG.

Xây dựng phương án đồng quản lý giữa chủ rừng, cộng đồng dân cư thôn, cấp chính quyền địa phương. Lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội để cải thiện sinh kế của các cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm, giảm sức ép vào khu BTTN.

Xây dựng các chính sách khuyến khích người dân tham gia vào công tác QLBVR, chính sách hỗ trợ người dân trong phát triển kinh tế - xã hội.

Khuyến khích người dân sử dụng các nguồn năng lượng khác thay thế củi, tiết kiệm củi: Bếp đun cải tiến tiết kiệm củi, bếp bioga, bếp ga,… để giảm việc lên rừng khai thác củi đun.

Xây dựng cơ chế chính sách về định canh định cư, ổn định cuộc sống cho người dân sống trong khu bảo tồn. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, thay thế nguyên liệu làm nhà gỗ bằng các nguyên liệu khác.

Về nguyên tắc thì bảo tồn là bảo vệ nghiêm ngặt các nguồn tài nguyên thiên nhiên có trong khu bảo tồn, nhưng thực tế thì do nhu cầu cuộc sống, hàng năm người dân trong khu vực vẫn vào rừng để khai thác tài nguyên. Do đó, trong khi áp lực của người dân vẫn còn, nếu chỉ tập trung bảo vệ mà không có giải pháp để giải quyết hài hòa giữa nhu cầu sử dụng của cộng đồng với bảo tồn một cách hợp lý thì việc bảo vệ nghiêm ngặt chỉ là lý thuyết. Bởi đói nghèo là nguyên nhân sâu xa nhưng cũng là nguyên nhân chính dẫn tới việc xâm hại tài nguyên rừng, chính vì vậy giải quyết vấn đềđói nghèo là giải pháp mang tính chủđạo.

4.4.4. Khoa hc, k thut

Nhìn chung chất lượng và khả năng tái sinh phục hồi rừng núi đá vôi kém hơn so với các loại rừng trên núi đất. Do vậy để phục hồi rừng cần quan tâm hơn nữa tới việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

Với 4 kiểu thảm thực vật trên núi đá vôi có thành phần loài khá đa dạng, nhưng những cây có giá trị kinh tế thì ít, hầu hết các kiểu thảm thực vật đều đã bị tác động khá mạnh bởi các hoạt động của người dân. Do đó cần phải khoanh nuôi bảo vệ các kiểu thảm thực vật này, đặc biệt là những kiểu thảm có loài Nghiến, Trai lý, Táu phân bố, tránh mọi tác động của người dân địa phương. Trong phân khu phục hồi sinh thái áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo tồn diễn thế tự nhiên, kết hợp tái sinh tự nhiên với trồng các loài cây bản địa và các biện pháp lâm sinh khác. Khoanh nuôi có xúc tiến tái sinh trên các đối tượng rừng phục hồi sau nương rẫy và sau khai thác còn thiếu cây giá trị cao.

Đồng thời kết hợp với sự tác động kỹ thuật của con người nhằm cải thiện cấu trúc rừng theo những mục tiêu cụ thể là trồng bổ sung cây bản địa trên núi đá vôi: Nghiến, Trai lý, Lát hoa, Sến mật, Gội nếp, Gội tẻ, Phay, Giổi, Xoan, Trám trắng, Trám đen, Chò xanh, Chò nâu…. Nhiệm vụ là giám sát, bảo vệ, phòng chống cháy, trồng và chăm sóc cây trồng bổ sung, có thể khoán cho dân bảo vệ.

Xây dựng vườn thực vật để phục vụ nghiên cứu và bảo tồn những loài thực vật thân gỗ quý hiếm đang có nguy cơ bịđe dọa ngoài tự nhiên.

Xây dựng mô hình trồng một số loài lâm sản ngoài gỗ phổ biến tại vườn nhà hoặc dưới tán rừng được nhận khoán bảo vệ mà người dân đang có nhu cầu như: một số loài cây thuốc, tre, trúc, song, mây, rau ngót rừng, rau bò khai, nấm hương, mộc nhĩ,… Đây là nguồn cung cấp thuốc chữa bệnh, nguyên vật liệu để đan lát, xây dựng và cung cấp thực phẩm cho người dân. Ngoài ra nên khuyến khích người dân làm vườn rau tại nhà để trồng các loại rau xanh theo mùa đáp ứng nhu cầu cuộc sống và làm giảm áp lực không cần thiết lên tài nguyên rau rừng.

Chất đốt là nguồn nguyên liệu không thể thiếu đối với người dân miền núi, không thể ngăn cấm họ khai thác củi khi không có nguồn nguyên liệu thay thế. Chính vì vậy, có thể khuyến khích người dân trồng một số loài cây làm củi đun ở gần nhà để làm chất đốt (keo dậu lấy thân, cành làm củi, lá làm thức ăn cho gà rất tốt), một số loài cây gỗ để tỉa cành làm củi và có khả năng cung cấp gỗ hoặc tận dụng nguồn chất đốt từ các sản phẩm nông nghiệp. Xây dựng phòng bảo tàng tại khu bảo tồn, để trưng bày các mẫu tiêu bản các loài thực vật quý hiếm trong khu bảo tồn.

Các cấp chính quyền, các chủ rừng phải xây dụng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, hoạt động và phương án bảo vệ rừng từng năm, từng giai đoạn trên phạm vi địa phương mình quản lý.

Nghiên cứu chọn loại cây thích hợp để trồng vào các khu rừng trông hỗn giao nhằm nâng cao việc phòng cháy rừng.

Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác phòng cháy, chữa cháy, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc liên quan đến việc bảo vệ và phát triển rừng.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình thực tập và nghiên cứu cho thấy KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân lạc là nơi có sựđa dạng về loài cây thân gỗ. Trong đó có rất nhiều các loài cây thân gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế và giá trị sự dụng cao.

Tuy nhiên ngày nay sự đa dạng đó đang chịu tác động của rất nhiều yếu tố như môi trườn, khí hậu và đặc biệt là con người.

Bên cạnh những tác động tích cực thì cũng có rất nhiều các tác động tiêu cực làm suy giảm tính đa dạng của các loài thực vật thân gỗ.

5.2. Kiến nghị

Để bảo vệ được tính đa dạng của loài thực vật thân gỗ thì cần phải có các giải pháp cụ thể trong việc bảo tồn và phát triển các lòa thực vật thân gỗ như:

-Nâng cao năng lực, trách nhiệm cho cán bộ bảo vệ KBT.

-Nâng cao tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân trong việc bảo vệ rừng. -Đặc biệt chú ý phát triển kinh tế cho người dân sống trong vùng đệm mà không ảnh hưởng đến rừng và các lòa thực vật thân gỗ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Baur G.N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

2. Bộ tài nguyên môi trường, Ngân hàng Thế giới, Sida (2005), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2005 - Đa dạng sinh học, Nxb Lao Động xã hội. 3. Cao Thị Lý (2007) với luận án: “Nghiên cứu bảo tồn ĐDSH: những vấn đề liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên rừng ở một số khu bảo tồn thiên nhiên vùng Tây Nguyên”

4. Công ước đa dạng sinh học 1992

5. Bùi ThếĐồi (2001), Nghiên cứu một sốđặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên quần xã thực vật rừng trên núi đã vôi tại ba địa phương ở miền Bắc Việt Nam,

Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Lâm nghiệp.

6. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.

7. Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn, Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc (2011), Báo cáo đánh gía kết quả hoạt động của Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện ChợĐồn, tỉnh Bác Kạn

8. Ngô Tiến Dũng (2004), “Đa dạng hệ thực vật Vườn quốc gia Yok Đôn”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (5), tr 696 – 698.

9. Nguyễn Bá Thụ (1995), Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, Luận án PTS Khoa học Lâm Nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp. 10. Nguyễn Bá Thụ (2002), “Tính đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Cúc Phương”, Bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Cúc Phương, tr 73 – 86, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Duy Chuyên, Nguyễn Huy Dũng (2003), “Hiện trạng và giải pháp bảo vệ các loài thực vật rừng quý hiếm ở Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, (10), tr 1320-1322.

12. Nguyễn Đức Kháng (1996), “Điều tra tổ thành thực vật rừng vùng núi cao vườn quốc gia Ba Vì”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995, trang 30-33, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Gia Lâm (2003), “Đa dạng sinh học tài nguyên rừng ở Bình Định”,

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (5), tr 609-664).

14. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999), Bảo tồn đa dạng sinh học, Nxb Nông Nghiệp.

15. Nguyễn Huy Dũng (2005), “Tài nguyên rừng trên núi đá vôi và vấn đề quản lý”, Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, tập 5 – Lâm nghiệp, tr 106-112, Nxb Chính Trị quốc gia.

16. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997, Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, NXB

Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Odum P. E. (1971), Cơ sở sinh thái học, Bản dịch từ tiếng Nga, Nxb Đại học và THCN, Hà nội 1979.

18. Phạm Quang Bích (2002), “Kết quả nghiên cứu đa dạng thực vật thuộc dự án ICBG tại Cúc Phương”, Bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Cúc Phương, tr 43- 54, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Phạm Quốc Hùng (2005), “Đánh giá khả năng tái sinh phục hồi rừng vùng Đông Bắc Việt Nam”, Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông

thôn 20 năm đổi mới, tập 5 – Lâm nghiệp, tr 240-249, Nxb Chính Trị quốc gia. 20. Quyết định số 2159/QĐ-BNN-KL ngày 17/7/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc công bố hiện trạng rừng năm 2007.

21. Sở Nông nghiệp & PTNT Thái Nguyên, Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên (2008), Báo cáo dự án xác lập Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

22. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

23. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam,

24. Trần Văn Con (2001), “Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và khả năng ứng dụng trong kinh doanh rừng tự nhiên”, Nghiên cứu rừng tự

nhiên, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr. 44-59.

Tiếng Nước Ngoài

25. Brummitt R.K., 1992. Vascular Plant Families and Genera. Kew. Royal Botanic Gardens.

26. Odum, E.P (1971), Fundamentals of ecology, 3rd ed. Press of WB. SAUNDERS Company.

27. Richards P.W (1952), The tropical rain forest, Cambridge University

Press, London.

28. Van Steenis. J (1956), Basic principles of rain forest Sociology, Study of

tropical vegetation prceedings of the Kandy Symposium UNESCO.

29. Warren Weaver & Claude Elwood Shannon (1963). The Mathematical Theory of communication. Univ. of Illinois Press. ISBN 0252725484.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng loài của tầng cây gỗ tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc - Chợ Đồn - Bắc Kạn. (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)