Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng loài của tầng cây gỗ tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc - Chợ Đồn - Bắc Kạn. (Trang 42)

Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý số liệu máy tính với phần mềm Excel 7.0.

3.4.3.1. Xác định các quần xã thực vật rừng

Việc xác định các QXTV được tiến hành theo hệ thống phân loại thảm thực vật rừng của Thái Văn Trừng (1978). Hệ thống phân loại này bao gồm các cấp sau:

I - Kiểu thảm thực vật: tập hợp của những cây cỏ khác loài nhưng cùng chung một dạng sống ưu thế.

Ví dụ: Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.

I. 1 - Kiểu phụ: là những thảm thực vật rừng có tổ thành thực vật đặc trưng được hình thành do ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái khác ngoài khí hậu (hệ thực vật, đá mẹ, đất đai, sinh vật, con người).

Kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đất đá vôi xương xẩu sau khai thác trọc. I.1. a: Xã hợp (sociation): được hình thành bởi những loài cây ưu thế khác nhau, Gồm các dạng sau:

+ Quần hợp (association): có 1 hoặc 2 loài chiếm ưu thế gần như tuyệt đối (chiếm trên 90%).

+ Ưu hợp (dominion): khi số loài cây (dưới 10 loài) có độưu thế tương đối chiếm 40 - 50% theo số cây hoặc theo thể tích.

+ Phức hợp (complexion): khi độưu thế của các loài chưa phân hoá rõ rệt.

3.4.3.2. Đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ

- Để đánh giá về đa dạng thực vật và cấu trúc tổ thành thực vật tiến hành phân tích số loài cây gỗ (s/ha), số cá thể của mỗi loài (Ni/ha) và của lâm phần (N/ha).

- Tính toán tỷ lệ hỗn loài: Hl =s/N

- Độ ưu thế (Dominance) là mức độ che phủ của một loài như là một biểu hiện của sự chiếm lĩnh không gian của loài đó trong lâm phần. Độưu thế được tính bằng giá trị quan trọng (IV%) của loài thông qua số cây hay tiết diện ngang của nó. Theo Daniel Marmillod giá trị IV% có thể tính theo công thức sau:

Trong đó:

+ IVi% là tỷ lệ tổ thành (độ quan trọng) của loài i

+ Ni% là tỷ lệ phần trăm của số cây loài i so với tổng số cây trong OTC 2 % % % i i G Ni IV = +

+ Gi% là tỷ lệ phần trăm tiết diện ngang của loài i so với ΣG của OTC. Theo Daniel M., những loài cây có IV% ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978), trong một lâm phần nhóm loài cây nào đó > 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Cần tính tổng IV% của những loài có trị số này lớn hơn 5%, xếp từ cao xuống thấp và dừng lại khi tổng IV% đạt 50%.

Tổng tiết diện ngang được tính bằng công thức:

G (m2/ha) = G% =

với i=1,2,…n. n là dung lượng mẫu - Chỉ sốđa dạng về loài

Đề tài sử dụng một số phương pháp xác định chỉ sốđa dạng loài sau: + Simpson (1949):

+ Margalef (1958): + Menhinik (1964):

+ Odum, Cantlon và Kornieker (1960):

Trong đó: S là tổng số loài và N là tổng số cá thểđiều tra

Pi là phần tử so sánh (Pi = ni/N) với ni là số cá thể của loài thứ i. Chỉ số đa dạng Shannon-Wiener (H’) (Stoecker/Bergmann, 1977) được tính bằng công thức:

H’=-∑(pi)(lnpi) với i=1,2,…,s

Pi =Ni/N là tỷ lệ cá thể của loài i so với tổng thể, S là số loài trong OTC

Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức: Hệ số tổ thành: = ×10 N N Ki iG G 000 . 10 ) / ( 4 2 N c ha Di i π ∑ ∑ = − = s i i P D 1 2 1 1 N S d log 1 1 − = N S d2 = thÓ c¸ 1000 S d3 =

Trong đó:

Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i Ni: Số lượng cá thể loài i N: Tổng số cá thểđiều tra

3.4.3.4. Lập danh lục thực vật

- Trên cơ sở các mẫu thực vật đã được thu ở địa điểm nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phân loại, xác định tên khoa học theo phương pháp phân loại truyền thống và lập bảng danh lục hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu.

- Tập hợp, hiệu chỉnh và hệ thống hoá thành phần các taxon bậc loài của khu vực nghiên cứu theo hệ thống của Brummitt (1992) và luật danh pháp quốc tế về thực vật (Tokyo, 1994).

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng loài của tầng cây gỗ tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc - Chợ Đồn - Bắc Kạn. (Trang 42)