6. Đóng góp mới của đề tài
1.7. Mối liên quan giữa các nguyên tố vi lượng với enzim
Việc phát hiện ra mối liên quan khăng khít giữa các nguyên tố vi lượng và các enzim vào đầu thập kỷ 40 của thế kỷ XX (Warbung Christian 1943) nhờ phân lập và nghiên cứu các chế phẩm prôtêin (trong đó có các enzim) có độ tinh khiết cao đã giúp ta hiểu rõ được cơ chế tác dụng và nguyên nhân của hoạt tính sinh học mạnh mẽ của nhóm các nguyên tố này, nó là chìa khoá giải thích sự tham gia của kim loại trong quá trình trao đổi chất và năng lượng. Hiện tại người ta đã phát hiện hơn 1000 hệ enzim khác nhau có chứa các kim loại hoặc được 17 kim loại có nguyên tử lượng từ 11 đến 56 trong bảng hệ thống tuần hoàn hoạt hoá (Dixơn 1961). Các nguyên tố vi lượng thường kết hợp với các chất hữu cơ tạo nên các phức hợp hữu cơ -khoáng, ví dụ sự tham gia của Mn đóng vai trò là cầu nối giữa glixin-1-prolin (cơ chất) và enzim prolindaza (McElroy, Nason 1954) [3]. H2C – NH2 O=C Mn++ S Prôtêin N H2C CHOO- H2C CH2
CH2 O =C NH2 O Cu2+ O NH2 C=O CH2
Khi phức hợp được hình thành thì điện tử (e) từ enzim qua kim loại được truyền tới nguyên liệu một cách dễ dàng.
Như vậy các nguyên tố vi lượng và enzim có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Không thể vắng mặt các nguyên tố vi lượng trong hoạt động của các enzim trong cơ thể sống. Sự tham gia của các nguyên tố vi lượng trong cấu trúc của enzim đã làm tăng hoạt tính của các enzim và qua đó thúc đẩy các quá trình sinh lý, sinh hoá diễn ra một cách thuận lợi.