6. Đóng góp mới của đề tài
2.4.1. Các chỉ tiêu về sinh lý :
a. Xác định tỷ lệ nảy mầm (%) và độ dài mầm (cm):
- Xác định tỷ lệ nảy mầm của hạt theo phương pháp LAB Voikekova 1967 [25]: Ngâm hạt trong đĩa pêtri có lót bông tẩm nước cất và dung dịch hoá chất , mỗi đĩa 15 hạt và tiến hành ngâm 45 hạt/1 công thức, hàng ngày tưới nước cất và dung dịch hoá chất (tưới 2 lần/1 ngày vào buổi sáng và chiều mát). Hàng ngày theo dõi, đếm số hạt nảy mầm so với tổng số hạt đã ngâm ở mỗi công thức sau 7 ngày. Xác định tỷ lệ % nảy mầm ở mỗi công thức rồi so sánh với đối chứng theo công thức:
Tỷ lệ nảy mầm (%) = x 100%.
- Xác định độ dài mầm bằng cách dùng thước đo qua thời gian: hàng ngày đo chiều dài rễ mầm bằng thước có chia độ đến mm, đo từ gốc mầm đến đầu mút cao nhất của rễ mầm.
Số hạt nảy mầm Tổng số hạt đem gieo
b. Xác định trọng lượng tươi, khô của cây (g/cây) theo phương pháp Petoburgxki 1968 [25]:
- Tiến hành lấy mẫu ở các giai đoạn, 7 lá. ở giai đoạn này lấy mẫu, sau đó rửa sạch đất, dùng giấy thấm khô rễ. Cân và xác định trọng lượng tươi, sau đó đem sấy khô cho đến khi trọng lượng không đổi ta được trọng lượng khô. Mỗi công thức lấy 5 cây.
c. Xác định hàm lượng diệp lục tổng số trong lá cây ở giai đoạn 7 lá và trỗ cờ:
- Cách lấy mẫu: mỗi công thức cân 0,5 gam mẫu (lá ngô tươi), chiết rút diệp lục bằng cách nghiền trong aceton 100%, lọc bằng bơm hút chân không, dẫn aceton tới 50ml, đo OD ở bước sang 662nm và 644nm.
- Hàm lượng diệp lục được tính theo công thức Mac Kinney [25]: Ca = 9,784.E662 – 0,990E644 (mg/l)
Cb = 21,426E644 – 4,650.E662 (mg/l) Ca + b = 5,134.E662 + 20,436.E644 (mg/l)
- Tính hàm lượng diệp lục/g lá A = (mg/g lá tươi). Trong đó: A: hàm lượng sắc tố tính ra mg/g lá tươi.
C : nồng độ diệp lục (mg/l). V : thể tích axeton dùng để rút.
P : trọng lượng lá lấy dể phân tích (g).