Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự đƣợc quy định tại Điều 10 BLTTDS, cụ thể: “Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”.
Tại khoản 1 Điều 180 BLTTDS cũng quy định:
“Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau trong việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 của Bộ luật này”.
Bản chất của quan hệ dân sự đƣợc thiết lập trên cơ sở tự nguyện và quyền tự định đoạt của đƣơng sự, do đó việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ này đƣợc thực hiện theo những biện pháp nhất định, trong đó hòa giải là một biện pháp quan trọng và là nguyên tắc bắt buộc trong tố tụng dân sự. LTM 2005 cũng thừa nhận một trong những hình thức giải quyết tranh chấp là hoà giải giữa các bên [11, Khoản 2 Điều 317].
Hòa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng, đƣợc thực hiện nhằm mục đích phát huy truyền thống đoàn kết, tƣơng trợ giữa các bên tham gia quan hệ kinh tế, nâng cao kết quả giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thƣơng mại. Chủ thể tranh chấp nếu thực hiện tốt nguyên tắc hòa giải sẽ hạn chế những tốn kém về tiền bạc, thời gian của cơ quan tiến hành tố tụng cũng nhƣ của bản thân họ. BLTTDS cũng quy định cụ thể việc hòa giải đƣợc thực hiện ở tất cả các giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm, từ khi chuẩn bị xét xử đến khi bắt đầu xét xử tại phiên tòa, trừ những vụ án không đƣợc hòa giải nhƣ yêu cầu đòi bồi thƣờng gây thiệt hại đến tài sản Nhà nƣớc, hoặc những vụ án kinh tế phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội.
21
Việc hòa giải là thủ tục bắt buộc khi giải quyết các vụ án kinh tế, đặc biệt là cấp sơ thẩm. Việc hòa giải hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm của các Thẩm phán, tuy nhiên xu hƣớng chung của các Thẩm phán là hƣớng tới việc làm rõ đúng sai giữa các doanh nghiệp mà chƣa hoặc không quan tâm đúng mức đến vấn đề mà các đƣơng sự hƣớng tới là lợi nhuận nên việc hoà giải ít khi đạt đƣợc kết quả mà thƣờng phải đƣa vụ việc ra xét xử. Việc này đôi khi dẫn đến sự tự thỏa thuận giữa các đƣơng sự trong các giai đoạn tố tụng tiếp sau sẽ kém hiệu quả.