Hoạt động liên kết (tt)

Một phần của tài liệu MÔN NHẬP MÔN ĐIỆN TOÁN (Trang 84)

‰ Có 2 cơ chế liên kết các file của 1 chương trình là liên kết tĩnh (static link)vàliên kết động (dynamic link).

‰ Liên kết tĩnh là hoạt động liên kết xảy ra tại thời điểm dịch, trước khi chương trình chạy, tất cảcác vịtrí chứa thông tin chưa hoàn chỉnh đều phải được hiệu chỉnh lại cho hoàn chỉnh.

‰ Liên kết động là hoạt động liên kết xảy ra tại thởi điểm chạy chương trình, cụ thể tại lần đầu tiên chạy lệnh chứa thông tin chưa hoàn chỉnh (hay mỗi lần chạy lại). Mỗi lần chương trình chạy đến lệnh chứa thông tin chưa hoàn chỉnh, hệ thống sẽ

dừng tạm thời chương trình, cố gắng liên kết với module liên quan, hiệu chỉnh lại lệnh hiện hành sao cho có thể chạy được rồi tiếp tục chạy chương trình từlệnh này.

‰ Liên kết động có nhiều ưu điểm hơn liên kết tĩnh và hầu hết các hệ thống hiện nay (Windows, Linux) đều sử dụng chủ yếu cơ

chếliên kết động.

Chương 4 : Lập trình

Khoa Công nghệ Thông tin Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM

Môn : Nhập môn điện toán

Slide 168 Chương 4 : Lập trình

4.3 Phát triển phần mềm

‰ Phần mềm phục vụnhu cầu cho người dùng hiện nay khá phức tạp, khá lớn nên người ta không thể viết ngay ra mã nguồn chương trình ngay sau khi được đặt hàng về bài toán cần giải quyết.

‰ Từ bài toán cần giải quyết đến khi có được chương trình giải quyết bài toán đó, người ta phải thực hiện nhiều công việc khác nhau, tốn nhiều thời gian, công sức,...

‰ Người ta dùng thuật ngữ "qui trình phát triển phần mềm" (Software Development Process)đểmiêu tảcụthể, chi tiết trình tự các công việc cần phải thực hiện để xây dựng được chương trình từbài toán cần giải quyết.

‰ Người ta đã đưa ra và dùng nhiều qui trình phát triển khác nhau

đểxây dựng phần mềm, trong đóqui trình phát triển phần mềm hợp nhất (Unified Software Development Process) hiện được dùng phổbiến nhất.

Khoa Công nghệ Thông tin Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM

Môn : Nhập môn điện toán

Slide 169 Chương 4 : Lập trình

Một phần của tài liệu MÔN NHẬP MÔN ĐIỆN TOÁN (Trang 84)