7. Cấu trúc của khóa luận
2.2.3. Ngôn ngữ mang tính chất bi thương
Ngôn ngữ mang chất bi thương xét về từ loại thuộc tính từ diễn tả sự đau buồn, xót xa của con người trước cuộc sống. Điêu tàn là tiếng khóc não nùng, bi hận về “cái đẹp đã chết”, là nỗi chán nản gay gắt thực tại. Đó là “những tháp Chàm bí mật, câm nín mấy trăm năm”. Với Chế Lan Viên, ngay chỉ việc tìm cảm hứng trong hoài niệm cũng bộc lộ rõ sự cô đơn của ông đối với thực tại. Chế Lan Viên tìm về quá khứ nhưng không phải quá khứ tàn tạ mà là quá khứ đau thương của dân tộc Chàm mà Trên đường về ông có viết:
SVTH: Hà Thị Kim Anh - Khoa: Ngữ Văn Trang: -30-
“Đây, những tháp gày mòn vì mong đợi Những đền xưa đổ nát dưới thời gian”
Trong Điêu tàn tiếng kêu hốt hoảng mà sâu thẳm, tiếng kêu khắc khoải về nỗi “cô đơn, bế tắc” của con người đã nhiều lần cất lên:
“Ai kêu ta trong cùng thẳm hư vô Ai réo gọi giữa muôn sao chới với”
(Ngủ trong sao)
Như một nỗi niềm dễ lây lan, cái tôi cô đơn rợn ngợp ấy triền miên trong
Điêu tàn nhanh chóng trở thành cảm hứng chủ đạo của tập thơ. Chất bi thương còn được thể hiện qua cái tôi “đau khổ, ƣu phiền, với buồn lo” nó phát sinh từ sự tàn phá của thời gian, và sự chuyển dời vô cùng của vũ trụ ông viết:
“Ngày mai đây muôn loài rồi tan rã Vũ trụ kia rồi biến ra Hư Không!”
(Bóng tối)
Và:
“Cả Dĩ Vãng là chuỗi mồ vô tận Và Tương Lai là chuỗi huyệt chưa thành
Và Hiện Tại, biết cùng chăng bạn hỡi Cũng đương chôn lặng lẽ chuỗi ngày xanh!”
(Những nấm mồ)
Ta thấy nước non Chàm oanh liệt kia đã Điêu Tàn... biết đâu, non nước Việt Nam cũng sẽ điêu tàn. Viễn tưởng ấy làm cho ông đau lòng, ông cất tiếng lâm li khóc để thức tỉnh chính toàn dân tộc ta. Hay đó cũng là “Cái tôi bế tắc, tuyệt vọng”. Tập thơ là giọng buồn ảo não, có pha màu huyền bí. Ông cay đắng khi nhận ra cái thế giới xung quanh mình đầy rẫy những trò gian trá, bịp bợm, thâm hiểm và xảo quyệt. Chế Lan Viên tìm đến thơ để gửi gắm và giãi bày sự suy ngẫm của mình về cuộc sống. Ông nói đến nỗi đau của dân tộc Chàm cũng là để bộc lộ nỗi đau của chính mình trước cảnh đời hiện tại. Ông
SVTH: Hà Thị Kim Anh - Khoa: Ngữ Văn Trang: -31-
cảm nhận sâu sắc về sự vô nghĩa, “cái u buồn”, “u tối”, “cái sầu vô hạn” được thể hiện trong Xuân:
“Với tôi tất cả đều vô nghĩa Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!”
Hay những con người cô đơn, tuyệt vọng là mảnh hồn tàn: “Ta lặng lẽ nhìn muôn sao tự hỏi:
Mảnh hồn ta tiêu diệt tự bao giờ?”
(Đám ma)
Đằng sau đó ta thấy một trái tim đang quằn quại đau đớn, nhưng khác với các nhà thơ mới với ông đau thương không chỉ như một trạng thái tâm lí mà ông tôn sùng nó, nó bao bọc khắp vũ trụ, ông còn đặt nó lên ngôi cao nhất đó là Đấng sáng tạo:
“Quả tim ta là một Khối U buồn Mạch máu ta là một khối đau thương
Mà Quả đất là Khối sầu vô hạn...”
(Đừng lãng quên)
Và không gian bóng đêm - cái chết chính là một dạng thức biểu hiện của cái Tôi đau thương ấy mà thôi.
Thơ Chế Lan Viên trước cách mạng là sự bế tắc của cái tôi không tìm ra hướng đi cho mình. Nếu như Hàn Mặc Tử tìm về với trăng sao, với cái thế giới thượng tầng mung lung, bát ngát, hướng tất cả thi ca vào một tương lai huy hoàng sáng lạng thì Chế Lan Viên lại lùi về với dĩ vãng xa xưa, với những người đã chết, chân giẫm lên những ngôi mộ đầy hài cốt đã tiêu tan từ vạn kiếp. Trong phong trào Thơ Mới cảm hứng về mùa xuân thường tươi đẹp, sức xuân, hồn xuân, đã làm cho nhiều mạch thơ buồn trở nên tươi tắn như thơ của Huy Cận, Hàn Mặc Tử. Chế Lan Viên cũng miêu tả được nhiều hình ảnh đẹp về mùa xuân. Nhưng vẫn ám ảnh, lòng vẫn lạnh giá băng. Huy Cận, Xuân
SVTH: Hà Thị Kim Anh - Khoa: Ngữ Văn Trang: -32-
diệu tìm ở mùa thu những nét màu nhè nhẹ, những cảm giác lâng lâng hợp với nỗi buồn vô cớ. Chế Lan Viên mùa thu tới mà lòng vẫn buồn giận khôn nguôi, “mùa xuân, mùa vui là cái cớ hãi hùng”. [4; 415]
Như vậy, ngôn ngữ mang tính chất bi thương là một yếu tố nghệ thuật quan trọng giúp ông thể hiện trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình từ đó làm nảy lên ý nghĩa sâu sắc.
2.2.4. Ngôn từ giàu tính tạo hình
Ngôn ngữ thơ nói chung đã giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu nhưng ngôn ngữ đầy ắp hình ảnh, biểu tượng thì chỉ số ít nhà thơ làm được trong đó phải kể đến Chế Lan Viên. Thơ ông luôn có sự đan dệt chồng chéo các lớp hình ảnh, biểu tượng. Hình ảnh được hiểu là: “Hình ảnh vật, cảnh thu được bằng khí cụ quang học như máy ảnh, hoặc để lại ấn tượng tái hiện nhất định trong trí nhớ. Ví dụ như hình ảnh của cuộc đời cũ.”. [5; 425]
Thế giới nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên được tạo lập bằng vô số hình ảnh dày đặc với nhiều dạng thức khác nhau. Có hình ảnh hiển hiện, có hình ảnh kì ảo, lại có hình ảnh vừa thực vừa ảo, có hình ảnh đơn lẻ nhưng nhiều hơn là những hình ảnh được kết thành chuỗi, thành chùm, theo lối liên tưởng bổ sung hoặc đối lập. Tiếp cận với thơ Chế Lan Viên, ta thấy tính tạo hình như một đặc điểm thường trực. Bởi lẽ thấp thoáng sau mỗi từ ngữ, mỗi câu thơ là những hình ảnh đầy sức ám gợi. Đó là một thế giới của những xương tủy, hồn, máu… mà sau mỗi từ ngữ không khỏi khiến người ta hình dung ra những hình ảnh rùng rợn trong tâm trạng vừa lạ lẫm, vừa tò mò, vừa ghê sợ nhưng cũng rất cuốn hút, mê hoặc. Chế Lan Viên là một thi sĩ tài tình trong việc tạo dựng hình hài cho những tư tưởng, những cảm xúc, những sự vật, sự việc trong cuộc sống
“Trong gió rét, tiếng huyết kêu rạo rực ...Ồ ạt trôi nguồn máu chiến trường xa” (Sông Linh)
SVTH: Hà Thị Kim Anh - Khoa: Ngữ Văn Trang: -33-
Ở Điêu tàn thiên về những hình ảnh được tạo bằng tưởng tượng, thậm chí bằng hư tưởng để gây được ấn tượng kinh dị (những nấm mồ, sọ người, xương khô, ma trơi, xương vỡ, máu trào). Mỗi hình ảnh và sự vật được hiện ra trong các so sánh tương đồng hoặc đối lập. Chẳng hạn như: Đó là sự đối lập hình ảnh của qúa khứ và hiện tại tạo nên hai bức tranh tương phản của non nước Chàm. Hình tượng vương quốc Chiêm thành trong quá khứ hiện ra trước mắt người đọc qua bức tranh rực rỡ, huy hoàng của đền đài, cung điện, của vua Chiêm, bên cạnh những thướt tha bay lượn của Chiêm nữ kiều diễm:
“Những đền đài tuyệt mĩ dưới trời xanh Đây, chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng
Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành” (Trên đường về)
Chính những hình ảnh ấy đã thể hiện nỗi buồn và luyến tiếc những ngày qua của nhà thơ. Cái mất đi là nhà nước Chàm. Qua chuyện xưa nhà thơ nói lên bao điều trong hiện tại. Hình ảnh trong Điêu tàn là “Bãi tha ma- cái tôi- vũ trụ”. Hàng loạt những hình ảnh: Xương, sọ người, máu chảy…đặc biệt là máu trở thành màu sắc bao trùm lên tập thơ này. Chỉ đoạn thơ gần chục câu thơ nhưng có tới bảy, tám câu thơ thấm máu:
“Bên đồi loáng ánh tà dương rực rỡ Quằn quại trôi giòng máu thắm sông Linh”
(Sông Linh)
Đối lập với hình ảnh gió, trăng, sao, vũ trụ…của thế giới: “Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa”
(Những sợi tơ lòng)
Nhưng cũng có khi hình ảnh đối lập được nhà thơ xây dựng một cách phức tạp. Hình ảnh thơ đột ngột xuất hiện thể hiện những nội dung riêng, độc
SVTH: Hà Thị Kim Anh - Khoa: Ngữ Văn Trang: -34-
đáo. Nhà thơ hiểu ra điều đơn giản của niềm tin, của quy luật sống. “Vì u buồn là những đóa hoa tƣơi
Vì đau khổ là chiến công rực rỡ.”
(Đừng lãng quên)
Đó là tâm trạng buồn thất vọng của nhà thơ ở đó có sự đối lập giữa hình ảnh của mùa thu rơi rụng, tàn tạ với bức tranh mùa xuân có hình ảnh tươi tắn, mới mẻ của nắng, hàng dừa, cành xoan… (Xuân về).
Vì thế, hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên ít khi tồn tại đơn lẻ, biệt lập mà thường kết thành từng chuỗi, từng chùm, tầng tầng, lớp lớp, như những chùm pháo hoa liên tiếp, nhiều màu sắc và hình dáng, tạo nên khoái cảm thẩm mỹ bất ngờ cho người đọc. Đây là biển được nhìn trong nhiều thời khắc và với nhiều liên tưởng bất ngờ: Đó còn là một bầu trời chứa đầy những đau thương về một quá khứ đã mất, về một dân tộc đã bị vùi vào quên lãng ông viết:
“Dưới trời huyết, tháp Chàm buồn tư lự Khói lam chiều nũng nịu lướt ngàn xanh”
(Sông linh)
Cũng thường gặp trong thơ Chế Lan Viên rất nhiều hình ảnh biểu tượng. Có thể là những biểu tượng đã quen thuộc nhưng cũng có nhiều biểu tượng mới do nhà thơ sáng tạo ra, dựa trên sự mở rộng nghĩa vốn có của từ ngữ và hình ảnh, đem lại cho những hình ảnh quen thuộc một ý nghĩa khái quát mới. Thời Điêu tàn là những biểu tượng tháp Chàm, Sông Linh, Huyệt mộ, nhánh xương khô. Cấu tứ trong thơ Chế Lan Viên, nó cũng là một hình thức quan trọng để sáng tạo và liên kết các hình ảnh thơ. Điêu tàn tác giả thường nhắc đến nỗi tiếc thương non nước Chàm, giống dân Hời, hồn Chiêm quốc. Nhà thơ khẳng định:
“Trong thơ ta dân Chàm sống mãi Trong thơ ta xương máu khó không thôi”
SVTH: Hà Thị Kim Anh - Khoa: Ngữ Văn Trang: -35-
Có thể nói, Chế Lan Viên cảm nhận, suy nghĩ về mọi điều bằng hình ảnh và hình ảnh lại khêu gợi, kích thích cho sự suy tưởng của nhà thơ càng vươn xa - sức mạnh của thơ Chế Lan Viên nổi trội cả ở ý và hình.
Tóm lại, việc sử dụng ngôn ngữ trong thơ Chế Lan Viên qua tập thơ
Điêu tàn rất đa dạng, phong phú có thể tóm lược vài đặc điểm sau: Ngôn ngữ giàu chất suy tưởng, trí tuệ; Ngôn ngữ kinh dị, rùng rợn; Ngôn ngữ bi thương; Ngôn ngữ giàu chất tạo hình. Đó là một trong những nét nổi bật tạo nên phong cách thơ Chế Lan Viên.
SVTH: Hà Thị Kim Anh - Khoa: Ngữ Văn Trang: -36-
CHƢƠNG 3: NHỮNG BIỆN PHÁP, THỦ PHÁP XÂY DỰNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Một tác phẩm nghệ thuật muốn gây được sự chú ý cần phải có sức hấp dẫn, cần phải đảm bảo yêu cầu về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật. Tác phẩm của Chế Lan Viên cũng vậy. Để tạo sức hút, nhà thơ sử dụng những biện pháp, thủ pháp độc đáo trong việc xây dựng ngôn từ nghệ thuật.
3.1. Biện pháp nghệ thuật
3.1.1. Biện pháp triết lý
Trước hết ta hiểu triết lý là những vấn đề xoáy sâu, nhấn mạnh vào vấn đề đặt ra trong tác phẩm, đó cũng là cách diễn đạt ngắn gọn, độc đáo nhưng đều mang tính chất chân lý của cuộc sống. Từ đó thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhà văn với đối tượng phản ánh, tạo chiều sâu cho tác phẩm. Khi nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên hầu hết các nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào một số nội dung như suy tưởng, triết lý, trí tuệ trong thơ Chế Lan Viên cụ thể như bài viết Tính triết lí trong thơ Chế Lan Viên của Hồ Thế Hà đã khẳng định thi ca là một loại hình nghệ thuật ngôn từ đặc biệt. Nó là điển hình của cảm xúc và tâm trạng được chứa đựng bởi một hình thức - “hình thức mang tính quan niệm” cũng rất đặc biệt. Sự “quái đản” trong sử dụng ngôn từ; sự chuyển nghĩa, tạo sinh nghĩa trong việc sử dụng các biện pháp tu từ; sự trừu tượng hoá, khái quát hoá các trạng thái tình cảm, hiện thực và khát vọng sống của con người; sự hữu hình hoá hoặc vô hình hoá các cảm xúc, đối tượng; sự âm thanh hoá theo quy luật của khoa phát âm thực nghiệm học (phonétique expérimentale)...đã làm cho thi ca có sức quyến rũ bội phần (multiple) so với các thể loại nghệ thuật ngôn từ khác. Nhưng như thế không phải lúc nào và ở đâu, một tác phẩm thơ cũng trở thành trác tuyệt. Vậy cái gì đã làm nên giá trị và sức sống của một thi phẩm? Đó chính là sự hài hoà thẩm mỹ giữa trí tuệ và cảm xúc; giữa cái ảo và cái chân; giữa hình thức và nội dung. Trong đó, tính triết lý là một phương diện cần có để làm giàu nhận thức, liên tưởng và suy tưởng của con người.
SVTH: Hà Thị Kim Anh - Khoa: Ngữ Văn Trang: -37-
Nhờ triết lý để làm sắc bén hơn tư tưởng của thơ. Thơ Chế Lan Viên không bài nào là không cân chở một tư tưởng nào đó, thơ Chế Lan Viên luôn đầy ắp tư tưởng. Bởi vì ông luôn luôn tâm niệm: Tư duy ý và tư duy hình cần song song nẩy nở và bồi đắp cho nhau, mỗi lần ông đặt mình trước trang giấy; Bởi vì bao giờ ông cũng muốn phát giác sự việc ở bề chưa thấy. Ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa. Thơ ấy thường làm sửng sốt, bất ngờ, thường làm kinh dị, kinh ngạc mọi người là vì vậy. Ngày trước Hải Thượng Lãn Ông nói: Thơ cốt ở ý, ý có sâu xa thơ mới hay. Chế Lan Viên đã làm đúng như vậy. Thể hiện phẩm chất ấy là những triết lý rất đặc sắc trong rất nhiều câu thơ, bài thơ của Chế Lan Viên. Triết lý là phương tiện để mài sắc, vót nhọn tư tưởng. Nhưng triết lý trong thơ không phải triết lý suông, nó thông qua cảm xúc và tình cảm của nhà thơ trong Cõi ta thi sĩ viết:
“Ta đứng trước cõi Ta khôn hiểu thấu Như không sao hiểu thấu được nghĩa Thời Gian!” Hay:
“Ôi rồ dại muôn người trên quả đất Trí vô tư theo đuổi mộng ngông cuồng,”
(Đừng lãng quên)
Ý nghĩa triết lý, tư tưởng được tạo lập, được toát ra từ hình tượng, hình ảnh, từ ngôn ngữ của bài thơ. Nó là sự trừu xuất từ những vật chất hiện hữu của bài thơ.
“Lời chưa dứt, bóng đêm đà vụt biến! Tình chưa nồng, đã sắp phải phôi pha!
Tình trần gian vừng ô kia đã đến”
(Đêm tàn)
Chế Lan Viên không bao giờ miêu tả chỉ để miêu tả. Mặt khác thơ ca không phải sinh ra là để làm công việc miêu tả, đó là cả một thế giới của những triết lý. Mặt khác, hiện thực trong thơ Chế Lan Viên không phải đơn
SVTH: Hà Thị Kim Anh - Khoa: Ngữ Văn Trang: -38-
giản là cái nhìn thấy, mà là cái cảm thấy, nghĩ thấy. Nó là cái được khái quát, nhào nặn qua, qua suy tưởng, triết lý. Ông chỉ khắc sâu nỗi Điêu tàn đang có của nó để phục sinh những tâm hồn bị vong nô:
“Ai tưởng đến tháp Chàm kia trơ trọi Tháng ngày luôn rộng cửa đợi ma Hời
Ai nhìn đến làn thương rêu lở lói Trêu thịt hồng nứt nẻ gạch Chàm tươi”
(Thu về)
Đây là trí tuệ về sự sống và cái chết, sự bất tử và cái tàn lụi, tồn tạt và hủy diệt, cái thoáng chốc và vĩnh viễn hay:
“Nếu muốn để được nhớ Hãy quên mình đi”.
Chính là trí tuệ của phật, của chúa, của đạo đức nghìn đời, của lẽ đời ông bà vẫn dạy con cháu. Lời tự răn mình mà cũng để răn đời, giản dị nhưng sâu sắc, chí lý.
Chế Lan Viên hay triết lý về thời gian trong sự vô hình chung, vô lượng của thời gian và kiếp người rất đỗi hữu hạn. Lắng nghe tiếng kêu trong gỗ như thời gian liên tục nghiến, Chế Lan Viên chọn cho mình một triết lý hành động:
“Có lẽ tốt hơn là trỗi dậy