Diễn biến mật độ sâu xanh hại ngô ở các thời vụ khác nhau năm 2013-

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh thái học sâu xanh helicoverpa armigera hubner hại ngô tại vùng phúc yên, vĩnh phúc (Trang 34)

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3. Diễn biến mật độ sâu xanh hại ngô ở các thời vụ khác nhau năm 2013-

2013-2014 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc.

Bảng 3.5 Diễn biễn mật độ sâu xanh H. armigera trên ngô ở các thời vụ khác nhau tại vùng Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Giai đoạn ST Mật độ (con/m2)

Vụ Thu Đông Vụ Đông Vụ Đông Xuân

Nảy mầm 0 0 0 5 lá 0 0 0 8 – 10 lá 0,2 0,1 0,3 Đóng bắp 1,2 0,8 1,3 Ngô non 1,8 1,2 2 Trỗ cờ phun râu 2,1 2 2,8 Trỗ cờ phun râu 2,8 2,3 3,6 Chuyển chín sữa 3,4 2,8 4,1 Chín sữa 3,9 3 4,6 Chuyển chín sáp 3,1 2,3 3,5 Chín sáp 2,7 2 2,9

Chuyển chín hoàn toàn 1,9 1,1 2,1

Chín hoàn toàn 1,4 0,5 1,9

Từ bảng số liệu trên tôi đã lập biểu đồ thể hiện tỷ lệ gây hại của sâu xanh H. armigera qua các giai đoạn sinh trƣởng trên cây ngô ở cả 3 vụ ngô Đông năm 2013, vụ ngô Thu Đông, vụ Đông , vụ Đông Xuân.

Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện mật dộ gây hại của sâu xanh H. armigera trên ngô trong cả 3 vụ năm 2013-2014 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Qua quá trình điều tra ta thấy mật độ sâu H. armigera là rất phức tạp. Sâu xanh là loại sâu đa thực có phổ kí chủ tƣơng đối rộng gây hại suốt quá trình sinh trƣởng của cây ngô. Khi cây ngô còn non, sâu ăn các bộ phận non của ngô nhƣ ngọn, lá non làm thủng lá, làm cây ngô sinh trƣởng chậm. Lúc ngô trỗ cờ sâu đục vào lá bao cờ, gây hại cho bao phấn, bông cờ. Chất thải do sâu non bài tiết làm kết dính lá bao cờ, cản trở việc trổ cờ và tung phấn. Trên cây ngô, sâu non cắn phá râu ngô, làm giảm tỉ lệ đậu hạt. Khi ngô có bắp sâu đục thẳng trực tiếp vào bắp ăn hạt non gây thối bắp, làm giảm chất lƣợng, năng suất rất đáng kể.

Qua bảng số liệu 3.5 và biểu đồ hình 3.4 ta thấy rằng diễn biến mật độ sâu xanh ở các thời vụ khác nhau, cụ thể là:

Khi ngô mới nảy mầm và đƣợc 5 lá thì hầu nhƣ sâu chƣa xuất hiện (0 con/m2) vì ở giai đoạn này ngô chỉ mới nảy mầm chƣa phải là nguồn thức ăn của sâu xanh H. armigera. Khi ngô 8-10 lá sâu bắt đầu xuất hiện với một mật độ khác nhau, ở vụ Thu Đông 0,2 con/m2, vụ Đông 0,1 con/m2

, vụ Đông Xuân 0,3 con/m2, mật độ sâu tăng dần lên theo quá trình phát triển của cây ngô. Đến giai đoạn ngô trỗ cờ phun râu mật độ sâu tăng lên một cách rõ rệt và tăng mạnh nhất là ở vụ Đông Xuân 2,8-3,6 con/m2, tiếp theo là vụ Thu Đông 2,1-1,8 con/m2, và cuối cùng là vụ Đông 2-2,3 con/m2. Đỉnh cao nhất vẫn là ở giai đoạn ngô chuyển sang chín sữa vì ở giai đoạn này nguồn thức ăn phong phú, giàu chất dinh dƣỡng, sâu có thể đục thẳng trực tiếp vào bắp ngô, mật độ sâu ở vụ Đông là thấp nhất 2,8-3 con/m2

, sau đó đến vụ Thu Đông 3,4-3,9 con/m2 và cao nhất vẫn là ở vụ Đông Xuân 4,1-4,6 con/m2 vì ở vụ Đông Xuân điều kiện thời tiết rất thuận lợi cho sâu phát triển nên mật độ sâu tăng cao làm giảm năng suất, chất lƣợng ngô. Và càng về cuối vụ thì mật độ sâu giảm dần khi ngô chuyển chín hoàn toàn mật độ sâu ở vụ Thu Đông giảm còn 1,4 con/m2, vụ Đông 0,5 con/m2, vụ Đông Xuân tuy cũng đã giảm đi nhiều nhƣng mật độ vẫn ở mức 1,9 con/m2

.

Qua đó ta thấy rằng điều kiện thời tiết, mùa vụ ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình sinh trƣởng phát triển của sâu xanh H. armigera. Chính vì vậy mà ngƣời sản xuất tập trung trồng chủ yếu vào vụ ngô Đông để mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế lớn.

Từ kết quả nghiên cứu trên ta thấy đƣợc mật độ của sâu xanh qua các giai đoạn cũng nhƣ quá trình gây hại của nó để từ đó đề xuất đƣợc những biện pháp phòng chống thích hợp mang lại hiệu quả, năng suất cao, đảm bảo môi trƣờng sinh thái.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận:

Quá trình nghiên cứu đặc điếm sinh thái học của sâu xanh H. armigera

hại ngô tại vùng Phúc Yên, Vĩnh Phúc, chúng tôi đã thu đƣợc một số kết quả sau:

1. Qua điều tra thu nhận tôi thấy thành phần sâu hại trên ngô tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc vụ đông năm 2013-2014 có 18 loài sâu hại, thuộc 6 bộ. Gây hại nguy hiểm nhất là nhóm sâu đục thân, sâu cắn lá ngô, sâu xanh,.. gây hại với mật độ cao.

2. Đỉnh cao gậy hại mạnh nhất ở vụ Thu Đông là vào cuối tháng 9 với mật độ 3,4-3,9 con/m2

vào thời kỳ ngô chín sữa, ở vụ Đông vào đầu tháng 12 với mật độ 2,8-3 con/m2

vào thời kỳ ngô chín sữa, ở vụ Đông Xuân vào đầu tháng 02/2014 với mật độ 4,1-4,6 con/m2

ở thời kỳ ngô chín sữa.

3. Ở các thời vụ khác nhau mật độ gây hại của sâu xanh H. armigera khác nhau. Vụ Đông mật độ thấp nhất, đến vụ Thu Đông và cao nhất là ở vụ Đông Xuân.

2. Kiến nghị

1. Chủ động phòng trừ sâu xanh H. armigera trong các thời vụ gieo trồng vào thời điểm sâu gây hại mạnh nhất.

2. Thu hẹp diện tích gieo trồng ở vụ Đông Xuân, vụ Thu Đông và tập trung gieo trồng ở vụ Đông để mang lại năng suất cao, đảm bảo môi trƣờng sinh thái.

3. Tiếp tục nghiên cứu khả năng gây hại nhóm sâu xanh H. armigera hại ngô ở các vụ khác nhau trong năm để chủ động trong công tác phòng chống chúng có hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn 2010. Quy chuẩn Việt Nam

(QCVN 01-38). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phƣơng pháp điều tra

phát hiện dịch hại cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội: 6-12. 2. Đặng Thị Dung (2003a). Thành phần sâu hại ngô vụ xuân 2001 tại Gia

Lâm - Hà Nội, một số đặc điểm sinh thái học của sâu cắn lá ngô

Mythimna loreyi (Duponchel) (Noctuidae: Lepidoptera). Tạp chí khoa

học kỹ thuật nông nghiệp, tập 1 số 1/2003, trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr. 23 - 27.

3. Đặng Thị Dung (2003b). “Một số dẫn liệu về sâu đục thân ngô, Ostrinia

furnacalis Guenec vụ xuân 2003 tại Gia Lâm – Hà Nội”. Tạp chí BVTV

số 6/2003, Cục BVTV, tr 7-12.

4. Dƣơng Thị Thanh Nga (2010). Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu xám Agrotis ypsilon Rott. hại ngô vụ Xuân - Hè 2010 tại Gia Lâm,

Hà Nội”. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, trƣờng đại học Nông nghiệp Hà

Nội.

5. Nguyễn Văn Hoa, Hoàng Thị Việt, Trần Quang Tấn, Nguyênc Đậu Toàn, Lƣơng Thanh Cù, Phạm Thị Hạnh, Trần Đình Phả (2000). Kết quả nghiên cứu sản xuất và sử dụng chế phẩm hỗn hợp NPV-BT trừ sâu hại

rau 1996-1999. Tuyển tập công trình nghiên cứu BVTV 1999-2000.

NXB Nông nghiệp, tr 205-211.

6. Nguyễn Thị Đông (2010). Thành phần sâu hại lạc và thiện địch của chúng, đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner và biện pháp phòng chống, vụ Xuân 2010 tại Nghi Lộc - Nghệ An. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

7. Lê Văn Trịnh, Nguyễn Văn Tuất, Nguyễn Thị Nguyên, Vũ Thị Sử (2005).

Nghiên cứu sử dụng PG côn trùng trong quản lý dịch hại cây trồng nông

nghiệp. Báo cáo khoa học Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5.

NXB Nông nghiệp 2005, tr 514-519.

8. Nguyễn Văn Tuất (2005). Kết quả nghiên cứu bảo vệ thực vật phục vụ sản

xuất nông nghiệp thời kì đổi mới. Khoa học và công nghệ nông nghiệp và

phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, tập 1: Trồng trọt và BVTV. NXB chính trị quốc gia, tr 299-303.

9. Ngô Trung Sơn (1991). Sự mẫm cảm của các lứa tuổi sâu xanh hại bông H.

armigera đối với NPV, Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm

số 10, tr 459-460.

10. Vũ Thị Lan Hƣơng (2009). Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu xanh đục quả cà chua Helicoverpa armigera Hubner và biện pháp phòng chống tại An Dương - Hải Phòng, vụ Đông Xuân 2008-2009,

Luận văn thạc sỹ Nông Nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

11. Nguyễn Hữu Tình (1997). Giáo trình cây ngô dùng cho cao học. Nhà xuất bản nông nghiệp.

TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI

12. Hou MaoLin, Sheng ChengFa, 2000. Effects of different foods on growth, development and reproduction of cotton bollworm, Helicoverpa

armigera (Hübner) (Lepidoptera: Noctuidae). Acta Entomolgica Sinica,

Vol. 43. No. 2: 168-175.

13. Kranthi, K.R, D.R. Jadhav, RR. Wanjari, S. Shaker Ali and D. Russell (2001). Cacbamate and or organophotphate resitance on cotton pests in India , 1995 to 1999, Bull entomol. Res.91: 37-46.

14. Rajapakse, C. N. K., G. H. Walter. 2007. Polyphagy and primary host plants: oviposition preference versus larval performance in the

lepidopteran pest Helicoverpa armigera. Arthropod-Plant Interactions, 1:17–26

15. M.C. Picanco, L Bacce, A.L.B Crespo. M.M.M Miranda and Julio C. Martin (2007). Effect of ontegrate pest manage ment pratices pn tomato production and conservation of naturl enemies. J. Appl Entomol.

16. Wu, K.J and P.Y.Wong (1984), Respirastion of Heliothis ormigera Acta Entomol Sinica 29(2), 149-157 (in Chinese with English Summary) 17. Torres- Villa, L.M, M.Rodrigues – Moonlia and A.lacasa (1996), An

unusual behavior in Helicovera armigera Hubner (Lepidoptera; Noctuidae): Pupotion inside tomato fruit,.. J.inecit Behav. 9:1981-1984.

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh thái học sâu xanh helicoverpa armigera hubner hại ngô tại vùng phúc yên, vĩnh phúc (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)