3. Cân bằng nhiệt lò hơi
5.2 Phương pháp xử lý nước lò hơi
- Để tránh tác hại của tạp chất trong nước gây nên đối với lò hơi, người ta thường quy định chất lượng nước hoặc độ dày cho phép của lớp cáu cặn.
- Đối với lò hơi 3 tấn/h, áp suất 6 Kg/cm2 chiều dày của lớp cáu cặn không được vượt quá 1 mm.
- Để giảm bớt tác hại của cáu cặn đối với lò hơi thường dùng các biện pháp: xử lý nước ngoài lò, xử lý nước trong lò và làm sạch cáu cặn đã bám trên bề mặt truyền nhiệt .
- Phương pháp xử lý nước ngoài lò bao gồm lắng lọc, keo tụ, dùng hóa chất kết hợp với lắng lọc, xử lý bằng trao đổi kation và xử lý bằng bằng trao đổi anion. Phương pháp xữ lý nước ngoài lò bao gồm xử lý bằng hóa học và xử lý nhiệt. - Ở đây dùng phương pháp xữ lý nước bằng trao đổi cation kết hợp với lắng lọc.
- Dùng bình xử lý đựng khối hạt cationit NaR bên trên là lớp cát và đá, bình được làm bằng vật liệu inox, ống nước vào ô doa bọc lưới thép inox, lấy nước mềm ra là ống có nhiều nhánh và bọc lưới thép inox.
Khi nước đi qua bình sẻ được lọc trong qua lớp cát đá sau đó đi qua khối hạt lọc NaR, trong đó R là gốc cation dể đóng cáu cặn không hòa tan trong nước đóng vai trò anion, khi đó các cation dể đóng cáu cặn trong nước như Ca2+, Mg2+ ...sẻ trao
đổi với cation dể hòa tan của cationit là Na+. Như vậy các cation dể đóng cáu cặn