Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 4 2014. (Trang 44)

3.3.1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện.

- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường của huyện.

- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3.3.2. Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất từ năm 2011 đến ngày 30/04/2014.

- Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất trong giai đoạn 2011 – 2013. - Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất từ ngày 01/01/2014 đến ngày 30/04/2014.

3.3.3. Đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác cấp GCNQSD đất. 3.4. Phương pháp nghiên cứu.

3.4.1. Phương pháp điều tra cơ bản.

Phương pháp này nhằm thu thập các số liệu, tư liệu cần thiết phục vụ

- Điều tra nội nghiệp: Nhằm thu thập các số liệu, thông tin cần thiết thông qua các phòng, ban trong huyện, các phương tiện như sách, báo, mạng Internet… Các số liệu thu thập được bao gồm: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu, hiện trạng sử dụng đất đai, tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện.

- Điều tra ngoại nghiệp: Là công tác khảo sát thực địa nhằm bổ sung, chính xác hoá các thông tin, thu thập trong phòng.

3.4.2. Phương pháp thống kê.

Tổng hợp, liệt kê, phân nhóm toàn bộ số liệu, tài liệu vềđiều kiện kinh tế, xã hội, các số liệu về công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất.

3.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.

Tổng hợp các số liệu điều tra thành các bảng biểu cụ thể, thông qua kết quảđiều tra.

Số liệu được xử lý bằng các hàm thống kê, phần mềm như: Excel,…

3.4.4. Phương pháp so sánh, phân tích.

Dùng để so sánh, đối chiếu và phân tích các số liệu thu thập được để đưa ra các đánh giá, nhận xét tìm ra những nguyên nhân tồn tại, khó khăn trong công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn theo mốc thời gian, giữa các khu vực nghiên cứu.

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

4.1.1. Điều kiện tự nhiên.

4.1.1.1. V trí địa lý.

Huyện Hữu Lũng nằm trong toạđộ từ 21o20’ vĩ bắc và từ 106o10’ đến 106030’ kinh đông, là một huyện miền núi nằm ở cửa ngõ phía Nam của tỉnh Lạng Sơn, thuộc dải đất nối liền vùng trung du và vùng đồng bằng Bắc Bộ

nước ta

- Phía Bắc giáp huyện Văn Quan (Lạng Sơn) và huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn)

- Phía Nam giáp huyện Lục Nam (Bắc Giang).

- Phía Tây giáp huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) và huyện Yên Thế (Bắc Giang)

- Phái Đông giáp huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) và huyện Lục Ngạn (Bắc Giang)

Hữu Lũng nằm trên tục quốc lộ 1A nối liền Hà Nội - Lạng Sơn và tuyến đường 242 Phố Vị - Đèo Cà và tuyến đường 244 đi Tân Long Thái Nguyên, có 01 tuyến đường Sắt Hà - Lạng chạy qua các xã: Hoà Thắng, Hồ

Sơn, Tân Thành, Hoà Sơn. Đây là yếu tố lợi thế tạo cơ hội giao lưu kinh tế, văn hoá, kỹ thuật với các huyện bạn và tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang.

Như vậy huyện Hữu Lũng ở một vị trí tương đối thuận lợi, có tiềm năng để phát triển một nền kinh tếđa dạng: Nông - Lâm nghiệp, công nghiệp - Tiêu thủ công nghiệp, du lịch dịch vụ, phát triển kinh tế nội tại cũng như

giao lưu kinh tế với các huyện, thành phố trong tỉnh và các tỉnh khác trong vùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1.2.Địa hình, địa mo.

Hữu Lũng có địa hình khá phức tạp: gồm ba vùng địa hình: Vùng núi

đá, vùng núi đất và vùng ruộng đồng, thung lũng. Rừng núi chiếm 2/3 diện tích.

- Vùng núi đá chủ yếu thuộc các xã Đồng Tiến, Thanh Sơn, Minh Tiến, Nhật Tiến, Yên Vượng, Yên Sơn, Yên Thịnh, Tân Lập, Thiện Kỵ, Yên Bình, Hữu Liên, Hoà Bình với dãy núi Cai Kinh sừng sững chạy từ đông bắc xuống

đông nam. Đặc biệt vùng này có khu rừng nguyên sinh Hữu Liên còn gĩư được thảm động thực vật phong phú.

- Vùng núi đất: Thuộc các xã phía đông nam và tây nam. Ởđây có dãy núi Bảo Đài chạy từđông xuống nam ngăn cách Hữu Lũng với các huyện Lục Nam, Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang.

- Vùng thung lũng ruộng đồng: Bao gồm các xã chạy dọc quốc lộ 1A, có đất đai màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây.

4.1.1.3. Khí hu thi tiết.

Hữu Lũng chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía Bắc, khô, lạnh và ít mưa về mùa đông, nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè. Lượng bức xạ tổng cộng thực tế hàng năm ở Hữu Lũng là 114 kcal/cm2, trong đó các tháng mùa hè đều trên 10kcal/cm2/tháng và các tháng mùa đông đều lớn hơn 5,5kcal/cm2/tháng. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 22,70. Tháng 1 có nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất 150 và tháng 7 có nhiệt độ không khí trung bình 28,50. Nhiệt độ cao nhất ứng với chu kỳ 20 năm là 390 và nhiệt

độ thấp nhất ứng với chu kỳ là -0,40. Tổng nhiệt độ trung bình năm là trên 80000 và biên độ nhiệt độ ngày bình quân năm là 8,30. Biên độ nhiệt độ ngày càng thấp tháng 3: 6,20 và cao nhất ở tháng 11 là 10,10.

4.1.1.4. Thu văn, ngun nước.

Hữu Lũng có 2 con sông lớn : sông Thương chảy vào huyện theo hướng đông bắc - tây nam bắt nguồn từ núi Napaphuốc cao 600m gần ga Bản Thí vĩ độ 21046’ bắc và kinh độ đông 106043’30” ) qua huyện Hữu Lũng, Hữu Lũng và sau đó xuôi về Bắc Giang. Trong ranh giới của Hữu Lũng, thung lũng sông Thương được mở rộng trên 30 km, độ dốc đáy sông tứ 2,3 – 0,83%, núi đá vôi đã phân bố xa bờ sông và bắt đầu có những sông nhánh lớn như sông Trung gia nhập. Ngoài 2 hệ thống sông lớn, trên địa bàn huyện còn có nhiều con suối, khe dọc ở triền đồi, ven bản, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

4.1.1.5. Đặc đim v th nhưỡng.

Được phát triển trên nền địa chất cách đây khoảng 200 triệu năm, trải qua các biến động kiến tạo và các quá trình phong hóa đã hình thành nên các nhóm đất feralit có nguồn gốc đá me là trầm tích, sa thạch xen lẫn đá vôi và nhóm đất dốc tụ, phù sa sông suối ở Hữu Lũng với tổng diện tích là 42.960,27 ha.

+ Nhóm đất feralit: có diện tích 41.965,27 chiếm 97,7% đất đai bao gồm các loại đất sau:

- Đất feralit vàng nhạt phát triển trên đá cát (Fq) sa thạch cuội kết, silic, quazil 10.107,95 ha. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, cấu tượng chặt, cứng, có tầng dày 50 - 120cm.

- Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá sét (fs) phấn sa, phiến thạch, argilit có 12.270,91 ha. Đất có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, cấu tượng ít chặt, có tầng dày 1 - 1,5m.

- Đất feralit vàng trên đá mác - ma axit (fa), (granit, liparit, porphia, thạch anh) có 10.720,44 ha. Đất có mày vàng, kết cấu rời rạc, thành phần cơ

giới từ thịt nhẹđến trung bình, độ dầy tầng đát 0,5- 1,0m.

- Đất feralit đỏ nâu hình thành trên sản phẩm phong hóa đá vôi (fv), có 3.536,53 ha, được phân bổ rải rác khắp tất cả các xã vùng núi đá vôi ở 1/2 đất phía bắc của huyện thuộc cụm Quyết Thắng, cụm Tứ Yên và xã Thanh Sơn, Minh Tiến, cụm Vân Nham.

- Đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) 1082,11 ha hình thành trên sản phẩm phong hóa phù sa cổ, địa hình thấp, thoải, diện tích nhỏ, phân bố rải rác ở hai bên bậc thềm cái con sông Thương, sông Trung.

- Đất feralit biến đổi do trồng lúa nước (Lf) 4247,28 ha có thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình, độ dầy tầng đất canh tác 20 - 30cm, đất chua, nghèo lân và kali dễ tiêu thường được sử dụngđể trồng 1,2 vụ lúa hoặc lúa màu tùy theo khả năng cung cấp nguồn nước tưới hoặc nước trời.

4.1.1.6. Tài nguyên khoáng sn.

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện gồm có đá vôi với hàm lượng CaO = 55%, trữ lượng khoảng 14 triệu tấn; có đất sét trữ lượng khoảng 9,8 triệu tấn, là những nguyên liệu chủ yếu sản xuất xi măng. Ngoài ra, trên

địa bàn huyện còn có nguồn cát, sỏi được phân bổ ở các xã ven đường quố lộ

1A là nguồn nguyên liệu để phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng của huyện và tỉnh.

4.1.1.7. Môi trường và cnh quan.

Cho đến nay, trên 80% cư dân ở Hữu Lũng đều sống trong các làng bản và công tác vệ sinh môi trường ở nông thôn cũng như ở thị trấn vẫn là một vấn đề nan giải.

Về nước sạch, chỉ có khoảng 35%dân cư được dùng nước tương đối sạch trong sinh hoạt chủ yếu là nước giếng khơi và bổ sung thêm bể chứa nước mưa. Một số hộ ở một số vùng sử dụng nước giếng khoan bơm tay kieeri UNICEP. Nhưng ở nhiều vùng chất lượng giếng không tốt do có chứa nhiều sắt và măng gan hoặc giếng nông (4- 6m) lấy nước ở tầng đất mặt bị

nhiễm bẩn hữu cơ. Một số thôn bản sống trên vùng đất đá vôi ở cụm Tứ Yên, Quyết Thắng vào mùa khô giếng đào và khe suối cạn kiệt nước, lại ở xa sông ngòi nên nước trở nên khan hiếm ngay cả trong sinh hoạt hàng ngày của cư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dân. Một số vùng còn phải sử dụng nước khe suối trong sinh hoạt cùng với gia súc, gia cầm trong lúc nguồn nước này đang bị ô nhiễm do quá trình rửa trôi các hóa chất dùng trong nông nghiệp, chất thải sinh hoạt của người và gia súc. Ở thị trấn Mẹt, cư dân được dùng nước sông thông qua trạm bơm và nước được xử lý ở mức độ bảo đảm an toàn vệ sinh.

4.1.2.Điều kiện kinh tế, xã hội.

4.1.2.1. Tình hình phát trin kinh tế ca huyn.

- Ngành nông nghiệp:

Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ và Chính quyền huyện Hữu Lũng, được sự giúp đỡ của tỉnh với sự nỗ lực vượt khó của nhân dân, huyện Hữu Lũng đã có những bước chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp. Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất ngày càng được tăng cường, đặc biệt những ứng dụng tiến bộ

cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực nhằnm đem lại hiệu quả kinh tế cao. + Trồng trọt Bng 4.1: Din tích, năng sut, sn lượng mt s cây trng chính ca huyn Hu Lũng, tnh Lng sơn Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Lúa Diện tích Ha 27,00 25,44 25,00 Năng suất Tạ/ha 46,05 47,02 36.04 Sản lượng Tấn 98,84 109,95 65.67 Ngô Diện tích Ha 17,20 15,12 10,51 Năng suất Tạ/ha 43,30 43,69 45,20 Sản lượng Tấn 30,90 24,40 23,00 Vải Thiều Diện tích Ha 25,45 21,22 18,60 Năng suất Tạ/ha 11,90 12,57 10,02 Sản lượng Tấn 132,60 138,50 108,0 Nhãn Diện tích Ha 10,80 10.80 9,60 Năng suất Tạ/ha 14,30 14,70 11,50 Sản lượng Tấn 15,40 15,90 11,04 Na Diện tích Ha 6,60 6,60 6,60 Năng suất Tạ/ha 30,90 30,0 29,5 Sản lượng Tấn 20,40 19,80 17,88

(Theo nguồn: UBND huyện Hữu Lũng năm 2013)

Cùng với việc đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng vụ, đưa

sâu bệnh tốt vào sản xuất. Do vậy trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện đã đạt kết quảđáng khích lệ. Sản lượng lương thực liên tục tăng đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, do một số

giống cây trồng mới được đưa vào trồng và ảnh hưởng của một số cơn bão nên năm 2013 cả năng suất và sản lượng các cây trồng đều giảm. Diện tích cây ăn quả mạnh với diện tích 128,5 ha tạo ra một vùng cây ăn quả rộng nối liền với tỉnh Bắc Giang.

Tổ chức sản xuất theo mô hình hộ gia đình với hình thức nông - lâm kết hợp với việc xây dựng các trang trại bằng vay vốn, vốn tự có của nhân dân. Cây ăn quả ở đây chủ yếu là vải, nhãn, na. Cây trồng đạt năng suất càng cao,

đem lại nguồn thu nhập lớn cho kinh tế hộ. + Chăn nuôi

Bng 4.2: Tng hp mt s loi vt nuôi chính qua các năm ca huyn Hu Lũng, tnh Lng Sơn STT Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1 Tổng số trâu 4000 4600 5200 2 Tổng số bò 220 550 490 3 Tổng số lợn 27090 27211 27522 4 Tổng số gà 147800 149000 15334 5 Tổng số vịt, ngan.... 19022 15345 21010 6 Sản lượng cá (tấn) 18,2 18,6 16,9

(Nguồn: UBND huyện Hữu Lũng năm 2013)

- Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Đảng uỷ, UBND huyện đã tập trung chỉđạo khuyến khích tạo điều kiện cho hộ gia đình cá nhân có khả năng nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhằm thu hút giải quyết việc làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, không ngừng tăng nhanh về số lao động sang sản xuất ngành nghề tiểu thủ

công nghiệp. Năm 2013 do ảnh hưởng của một số nguyên nhân như: Giá

tải nên tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bị giảm so với năm 2012.

Đến nay trên địa bàn huyện có 75 cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, gốm sứ, có 24 cơ sở làm nghề cơ khí sửa chữa ô tô, cùng với các cơ

sở sửa chữa xe máy, sản xuất gạch, sản xuất công cụ cầm tay, làm nghề mộc, khai thác cát sỏi, may mặc, chế biến.... góp phần lớn vào kinh tế huyện.

- Ngành thương mại – Dịch vụ.

Thương mại - dịch vụ là lĩnh vực kinh tế lợi thế của huỵên, với lợi thế

về vị trí địa lý, hệ thống đường giao thông thuận lợi, nằm trên trục đường quốc lộ 1A nối Hà Nội với thành phố Lạng Sơn và có đường sắt liên vận quốc tế chạy dọc theo chiều Bắc - Nam, đã tạo cho Hữu Lũng trở thành điểm nối giao lưu kinh tế giữa các tỉnh đồng bằng sông Hồng với thành phố Lạng Sơn và các địa phương của Trung Quốc. Hàng năm khối lượng hàng hoá vận chuyển qua địa bàn huyện rất lớn.

Với chủ trương phát triển dịch vụ, thương mại là trọng tâm, trọng

điểm. Trong những năm qua số hộ gia đình làm dịch vụ của huyện ngày càng tăng, đa dạng.

Chợ huyện được đầu tư xây dựng rộng rãi với diện tích 5620 m2, rất khang trang, phục vụ tốt cho việc giao lưu buôn bán của nhân dân trong huyện gồm 25 xã về đây trao đổi hàng hóa, đem lại nguồn thu nhập lớn cho huyện và huyện tiếp giáp. Bên cạnh đó các dịch vụ khác như: Ngân hàng, thông tin liên lạc, dịch vụ cơ khí sửa chữa, dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ ăn uống....cũng phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra các hoạt dộng dịch vụ nhà nghỉ

phục vụ khách thăm quan đi Lạng Sơn và Trung Quốc cũng rất sôi động nhiều nhà nghỉ mọc lên suốt chiều dài huyện Hữu Lũng chiều dài huyện quốc lộ 1A cũ.

4.1.2.2. Tình hình phát trin cơ s h tng.

- Giao thông

Hiện trạng, chất lượng tuyến quốc lộ 1A chạy qua thị trấn rất tốt. Các tuyến đường liên xã đều đã dải nhựa, kết hợp với các tuyến liên khu, tiền khu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên chất lượng một số trong khu dân cư còn chưa tốt, cần được nâng cấp, sửa chữa và tu bổ.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng

Những năm gần đây huyện đã trú trọng xây dựng , nâng cấp những công trình công cộng như UBND các xã, huyện phát huy xã hội hóa, xây dựng nhà văn hóa của các xã. Đến nay 100% xã có nhà văn hóa, nhà trẻ và trạm y tế xã.

- Mạng lưới điện

Huyện có điện lưới quốc gia ổn định, sản lượng điện dùng cho sinh hoạt chiếm 60%, dùng cho sản xuất chiếm 40%. Mạng lưới điện đã có ở 25 xã

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 4 2014. (Trang 44)