Các tuyến sinh dục phụ

Một phần của tài liệu giáo trình môn học giải phẫu sinh lý lợn nghè nuôi và phòng trị bệnh cho lợn (Trang 41)

Gia súc có ba đôi tuyến sinh dục phụ tiết dịch đổ vào lòng niệu đạo cùng với tinh dịch khi giao phối.

* Nang tuyến

Ở lợn giống hình chùm nho. Nằm hai bên cổ bóng đái. Mỗi tuyến có ống dẫn đổ ra niêm mạc niệu đạo áp miệng vào lỗ đổ của ống phóng tinh.

Dịch tiết có độ pH kiềm nhẹ 7.0 – 7.2, hơi nhớt có tác dụng: Pha loãng tinh dịch khi phóng tinh.

Cung cấp dinh dưỡng cho tinh trùng vì chứa đường glucose.

Cùng dịch tiết của tuyến tiền liệt làm thành chất keo đặt nút cổ tử cung hoặc âm đạo sau khi phóng tinh để tinh dịch không chảy ra ngoài.

Khi lấy tinh nhân tạo người ta bỏ dịch này để giảm lượng tinh dịch khi làm đông lạnh.

* Tiền liệt tuyến

Ở lợn gồm hai phần: phần tuyến nằm ở lưng niệu đạo, phần thân nằm trong vách niệu đạo, hai phần đều có ống dẫn chất tiết đổ vào lòng niệu đạo.

Chất tiết tuyến tiền liệt có độ pH kiềm nhẹ 7.2 – 7.4 là dịch trong, có tác dụng:

- Pha loãng tinh dịch.

- Trung hòa ion H+ (độ axit) do tinh trùng hoạt động sinh ra trong âm đạo con cái khi giao phối.

- Tăng hoạt lực cho tinh trùng.

- Tiết Prostaglandin (loại F2α, E, G…) có tác dụng kích thích co bóp cơ trơn, đặc biệt là cơ tử cung tạo thuận lợi cho tinh trùng di chuyển trong đường sinh dục cái..

Ở bò, ngựa giống hai củ hành, ở lợn to nhất giống như hai ngón tay, nằm hai bên đoạn cuối niệu đạo trong xoang chậu.

Chất tiết: là dịch trong, độ pH trung tính có tác dụng rửa sạch làm trơn đường niệu đạo con đực và âm đạo con cái trước khi phóng tinh.

Một phần của tài liệu giáo trình môn học giải phẫu sinh lý lợn nghè nuôi và phòng trị bệnh cho lợn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)