Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Xã Thịnh Đức - thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2013. (Trang 25)

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý

Xã Thịnh Đức được được thành lập ngày 21/09/1953. Trên cơ sở toàn

bộ diện tích tự nhiên 1.612,69 ha và dân số 7.406 người. Xã Thịnh Đức (có 25 xóm), nằm ở phía Tây Nam của thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 10 km, theo đó địa giới hành chính của xã được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp phường Thịnh Đán, xã Quyết Thắng. - Phía Đông giáp xã Tích Lương, phường Tân Lập.

- Phía Nam giáp xã Bá Xuyên, xã Bình Sơn thuộc Thị Xã Sông Công, - Phía Tây giáp xã Phúc Trìu, xã Tân Cương.

Xã Thịnh Đức có vị trí thuận lợi, có tuyến đường tỉnh lộ 262, là trục giao thông chính của xã, dài khoảng trên 6 km rộng 6m đã tạo được nhiều thuận lợi để phát triển nền kinh tế - xã hội của xã với những mũi nhọn đặc thù đồng thời giúp xã tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

* Địa hình địa mạo

Xã Thịnh Đức thuộc địa hình miền núi trung du với nhiều đồi núi nằm rải rác trên toàn bộ địa hình của xã, tạo nên một địa hình tương đối phức tạp. Với độ cao trung bình từ 49,8 – 236,8m so với mặt nước biển. Địa hình xã nói chung cao về phía Bắc thấp dần về phía Nam – Đông Nam. Nhìn chung địa hình của xã có những đồi núi cao bao bọc xen kẽ là những thung lũng nhỏ và tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm xã, những thung lũng này có độ dốc từ 0 – 8 độ.

*. Khí hậu

Thịnh Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Nhiệt độ không khí trung bình năm 220

C - Độ ẩm không khí trng bình năm 82%

- Mưa: lượng mưa trung bình năm là 2.097 mm, trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, nhiều khi xảy ra lũ.

- Đặc diểm gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông Nam, vào mùa khô là gió Đông Bắc.

* Thủy văn

- Với địa hình đồi núi và độ cao trung bình từ 49,8 m – 236,8 m so với mặt nước biển, mạng lưới thủy văn xã gồm suối và kênh đào: suối chảy từ phía Tây Nam xuống Đông Nam và là địa giới hành chính với huyện Phổ Yên. Suối phía Đông là địa giới hành chính với xã Tích Lương.

- Ngoài hai con suối trên xã còn có những khe rạch đầu nguồn và hệ thống các hồ chứa nước như: Hồ Ao Sen, Hồ Đức Hòa, Hồ Ao Miếu, Hồ Đầu Phần...và các ao nhỏ

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất:

* Nhóm đất phù sa

Chiếm tỷ lệ ít, có nền địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa, do thời gian và địa hình, được chia thành các nhóm sau:

+ Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần chủa yếu là thịt trung bình, loại đất này rất thích hợp cho việc trồng lúa.

+ Đất phù sa ít được bồi hàng năm, trung tính ít chua, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, hơi nghèo mùn, đạm tổng số trung bình, lân và kali tổng số nghèo. Tuy nhiên do phân bố ở địa hình vàn cao nên đất tơi xốp, thoát nước tốt, thích hợp với cây màu như khoai tây, rau, ngô, đậu, cây chè...

* Nhóm đất xám bạc màu

+ Đất bạc màu phát triển trên đất phù sa cũ có sản phẩm feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị sói mòn, rửa trôi.

+ Đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản phẩm feralitic, trên thành phần cơ giới trung bình, đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng các chất dinh dưỡng nghèo.

+ Đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralitic và đất dốc tụ bạc màu không có sản phẩm feralitic

* Nhóm đất feralitic

Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên mẫu chất phù sa cổ, cát kết, phiến thạch sét. Đất feralitic biến đổi do trồng lúa, đất feralitic nâu vàng trên phù sa cổ, đất feralitic nâu tím phát triển trên phiến thạch sét, đất feralitic vàng đỏ phát triển trên sa thạch, răm kết.

- Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước mặt

Xã Thịnh Đức có sông, Suối chảy từ phía Tây Nam xuống Đông Nam, và có các ao hồ chữa nước, tuy nhiên về mùa khô mực nước xuống thấp ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nguồn nước ngầm: có độ sâu từ 5m – 15m với chất lượng nước được coi là đảm bảo vệ sinh đáp ứng cho khoảng 95% số hộ.

- Tài nguyên rừng: Xã có 328,72 ha đất lâm nghiệp có rừng, với thảm thực vật gồm các cây thân gỗ như: Dung, Dẻ, Bồ Đề, Trám, Chẹo, Mỡ, Keo, Bạch Đàn... các cây dây leo à lùm bụi như Sim, Mua, Lau lách...

4.1.1.5. Nhận xét về điều kiện tự nhiên

Xã Thịnh Đức nằm ở vị trí có tuyến đường tỉnh lộ 262, là trục giao thông xương sống của xã, đi qua địa bàn xã dài khoảng trên 6 km rộng 6m đã tạo nhiều thuận lợi để phát triển nền kinh tế - xã hội của xã với những mũi nhọn đặc thù đồng thời giúp xã tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

- Tuy địa hình đồi núi phức tạp nhưng đã tạo cho xã những thung lũng tương đối bằng phẳng, tạo ra cho xã Thịnh Đức những vùng đất chuyên canh để sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp với những sản phẩm hàng hóa đặc thù có khả năng cho sản lượng lớn. Khí hậu xã Thịnh Đức nói chung là thuận lợi cho cây trồng và gia súc.

- Bên cạnh diện tích rừng hiện có khoảng 45 ha đất bằng chưa sử dụng có khả năng đưa vào khai thác sử dụng ở các mục đích Nông – Lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Xã Thịnh Đức - thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2013. (Trang 25)