Q : mức sản lượng của công nhân trong tháng.
Ví dụ: Chú Hán là một công nhân mộc làm công việc bậc 7 trong xưởng cơ khí, có hệ số lương là 3,28. Mức sản lượng là 156 sản phẩm một tháng. Trong
tháng 3/2003, người công nhân này đã hoàn thành 167 sản phẩm. Tiền công của công nhân đó được tính như sau:
- Xác định đơn giá tiền lương :
L0 3,28 x 350.000
ĐG = = = 7.300 (đ/sp)
Q 156
Tiền công thực tế nhận được trong tháng của chú Hán là:
Ltt = 7300 x 167 = 1.219.000đ
Tiền công trả theo chế độ này đã gắn kết quả lao động thực tế mà người lao động đạt được, khuyến khích người công nhân tích cực làm việc để nâng cao năng suất lao động. Nhưng nó chưa đảm bảo có hiệu quả thực sự nếu không phụ thuộc vào thái độ và ý thức của mỗi người lao động, sẽ dẫn đến sự lãng phí vật tư, nguyên liệu, máy móc... để nâng cao số lượng hoặc chỉ chạy theo số lượng mà ít chú ý đến chất lượng sản phẩm.
2.2. Chế độ trả công khoán sản phẩm.
Đối tượng áp dụng là cho những người công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông, họ làm việc tại các đội công trình.
Khi tiến hành thi công các công trình, các đội thành lập các tổ sản xuất, mỗi tổ đảm nhiệm một công việc riêng và sẽ được đội trưởng giao khoán công việc theo từng giai đoạn.
Tiền lương của cả tổ nhận được tính theo công thức:
TLk = ĐG x Qk
Trong đó: TLk : là tiền lương khoán của cả tổ.
ĐG : đơn giá tiền lương sản phẩm của tổ. Đây chính là đơn
giá xác định trong hồ sơ đấu thầu.
Hàng tháng căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành, đội tiến hành tạm ứng tiền lương cho các tổ để tổ trưởng tạm ứng cho người lao động.
Việc trả công cho người lao động không phân biệt là lao động trong biên chế hay là lao động thuê ngoài. Người tổ trưởng sẽ căn cứ vào bảng chấm công và số tiền lương mà tổ nhận được để tính lương cho từng người. Bảng chấm công sẽ do đội trưởng và tổ trưởng tiến hành giám sát và thực hiện.
Thường mỗi đội có một người kế toán sẽ thực hiện công tác tính tiền lương thực tế của mỗi người trong tổ căn cứ vào các số liệu về tiền lương khoán và bảng chấm công đã được đội trưởng duyệt. Sau đó tiến hành chia lương cho người lao động trong đội của mình.
Tiền công một người lao động nhận được sẽ được tính như sau:
- Tính tổng số công thực tế để hoàn thành công việc đội giao khoán cho tổ. - Tính đơn giá tiền lương cho một ngày công.
TLk ĐG =
C
Với : TLk : là tiền lương khoán của cả đội. C : là tổng số công thực tế của cả tổ.
- Tính tiền công nhận được của từng người lao động:
Li = ĐG x Ci
Trong đó: Li : là tiền công thực lĩnh của người lao động i. Ci : là ngày công thực tế của người lao động i.
Ví dụ: Đội công trình 3 đang thi công công trình cống Cầm Cập. Đội phân công 7 tổ sản xuất nhỏ, mỗi tổ được gọi bằng tên của người tổ trưởng. Tổ của chú Cần được giao công việc mắc cáp nhổ cừ. Trong tháng 3/2003 tiền lương khoán sản phẩm được giao cho tổ là 4.050.000đ dựa vào số công việc được giao hoàn thành trong tháng. Ngày công thực tế của cả tổ là 120.
- Đơn giá một ngày công là: 4.050.000
ĐG = = 33.750 (đ/công) 120
Trong tháng chú cần làm được 30 công. Vậy tiền lương của chú là: 30 x 33.750 = 1.012.500đ
Ngoài ra chú Cần còn được tính thêm khoản phụ cấp trách nhiệm: 0,1 x 350.000 = 35.000 đ
Vậy thu nhập của chú Cần trong tháng 3/2003 là: 1.012.500 + 35.000 = 1.047.500 đ
Số tiền công mà chú Cần nhận được gắn với kết quả lao động của chú tính là 30 công. Tổ của chú có bốn người, vậy những người khác cũng làm được 30 công, tiền lương của họ chỉ kém chú ở khoản phụ cấp 35.000đ, trong khi chú là công nhân có tay nghề bậc 3 còn họ là lao động thuê ngoài. Như vậy tiền lương được trả là gắn với kết quả lao động nhưng bố trí lao động phù hợp chưa được quan tâm.