Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NHTM (Trang 28 - 31)

- Thu lãi từ hoạt động cho vay:

1.3.4.1. Các nhân tố chủ quan

Chính sách tín dụng của ngân hàng

Để đạt mục tiêu đề ra, một ngân hàng trong từng thời kỳ sẽ có những chính sách tín dụng riêng của mình. Những chính sách tín dụng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, tính chất của các khoản tín dụng cũng như phương hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng hoạt động tốt hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường các DNNVV cũng như các NHTM muốn tồn tại và kinh doanh tốt thì cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Nó sẽ giúp cho các ngân hàng có một phương hướng phát triển chắc chắn, giúp khai thác tốt nhất những năng lực hiện có của đơn vị và đồng thời giúp cho ngân hàng có thể thích ứng một cách nhanh chóng với những biến đổi trong môi trường kinh doanh. Chính vì vậy mà công tác lập chiến lược kinh doanh hiện đang được các ngân hàng hết sức coi trọng và nó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động tín dụng.

Thẩm định là công việc đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và kỹ thuật tính toán phức tạp. Vì kết quả của công việc này là cơ sở để quyết định xem có cấp tín dụng hay không cho nên hiệu quả của công tác này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tín dụng . Nếu việc thẩm định không tốt, tức là cán bộ tín dụng không xác định được tính khả thi, hiệu quả của dự án xin vay vốn thì ngân hàng sẽ dễ gặp rủi ro trong việc thu hồi các khoản nợ của mình. Chính vì vậy mà công tác thẩm định đòi hỏi những cán bộ tín dụng phải có trình độ cao và sự kết hợp hiệu quả giữa các phòng ban trong ngân hàng.

Công tác tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng

Công tác tổ chức hoạt động tín dụng ngân hàng phụ thuộc nhiều yếu tố. Ví dụ như: quy mô của ngân hàng; chính sách tín dụng của ngân hàng; quy mô và loại hình tín dụng; quy trình tín dụng. Trong quá trình hoạt động tín dụng thì các cán bộ tín dụng sẽ tiếp xúc với người vay, nhận đơn xin vay vốn. Sau đó là phỏng vấn khách hàng, thu thập thông tin về khách hàng và dự án trước khi có quyết định chính thức trình cán bộ cấp cao hơn. Vì vậy,trong quá trình này nếu các khâu được thực hiện tốt sẽ giúp cho ngân hàng lựa chọn được những dự án tốt để cấp tín dụng, để tạo uy tín cho ngân hàng trong mắt khách hàng, giúp cho ngân hàng có thể nâng cao hoạt động tín dụng của mình.

Trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng

Con người bao giờ cũng là yếu tố quyết định sự thành bại của công việc. Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì hoạt động tín dụng ngân hàng cũng cần phải đổi thì mới có thể bắt kịp với thời đại. Để làm đựoc như thế đòi hỏi chất lượng cán bộ ngày càng cao, phải có trình độ nghiệp vụ vững vàng, giàu kinh nghiệm và đặc biệt phải có sự nhạy bén nghề nghiệp để có thể sử dụng tốt các phương tiện làm việc hiện đại, nắm bắt kịp thời các thông tin kinh tế, chính trị, xã hội phục vụ cho hoạt động kinh doanh, phù hợp với sự

phát triển không ngừng của hệ thống ngân hàng và của nền kinh tế. Vì vậy việc công tác đầu tiên trong việc tuyển chọn cán bộ đòi hỏi phải đảm bảo cả về mặt đạo đức lẫn chuyên môn, có như vậy thì hoạt động tín dụng của ngân hàng mới có thể đạt được hiệu quả tối ưu.

Về chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp

Điều này có thể nói tới người quản lý doanh nghiệp và người lao động . Đối với người quản lý doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở năng lực quản lý doanh nghiệp của người quản lý. Cụ thể được thể hiện ở khả năng điều hành doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ đạo đúng đắn sáng suốt nhằm mang lại lớn nhất có thể cho doanh nghiệp. Song song với việc có người quản lý đủ năng lực để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì còn đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao giàu kinh nghiệm và đạo đực nghề nghiệp tốt.

Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính của một doanh nghiệp thể hiện ở lượng vốn tự có và tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Điều kiện tín dụng quy định một tỷ lệ cụ thể tối thiểu vốn tự có trên tổng nguồn vốn để xác định lượng vốn tối đa mà doanh nghiệp có thể vay ở ngân hàng. Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn kinh doanh vượt quá khả năng về vốn tự có thì sẽ dẫn tới hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau. Từ đó dễ xảy ra nhiều trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nảy sinh ý định chiếm dụng vốn thậm chí lừa đảo. Vì vậy khả năng trả nợ cho ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện ở khả năng thanh toán, là sự so sánh giữa số tiền doanh nghiệp có thể thanh toán và các khoản nợ phải thanh toán. Việc đáp ứng nhu cầu thanh toán còn phụ thuộc khá lớn vào cơ cấu tài sản của doanh nghiệp xếp theo tính lỏng, năng lực tài chính càng cao thì khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng càng lớn, góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng.

Việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp sử dụng tiền vay vào đúng đối tượng, đúng mục đích xin vay thì hồ sơ xin vay mà khách hàng gửi đến ngân hàng mới có giá trị thực tiễn. Còn nếu khách hàng sử dụng tiền vay không đúng đối tượng và mục đích xin vay thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình quản lý sự vận động của vốn, gây ảnh hưởng tới công tác kiểm soát của ngân hàng đối với doanh nghiệp trong quá trình cho vay. Từ đó sẽ nảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Tài sản đảm bảo

Tuy hoàn trả tín dụng không phải là mục đích kinh doanh của ngân hàng nhưng đây là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu kinh doanh. Để đảm bảo thu hồi được nợ, ngân hàng phải xem xét một cách thận trọng từ uy tín đến năng lực của khách hàng từ đó sẽ áp dụng các phương pháp cho vay thích hợp . Nếu khách hàng được đánh giá tốt trong kinh doanh, với khả năng tài chính mạnh, chấp hành tốt các hợp động tín dụng trong quá khứ và có nhiều triển vọng trong tương lai thì ngân hàng có thể cho vay mà không cần đảm bảo. Còn trong trường hợp ngược lại, nếu doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện cho phép thì ngân hàng sẽ đòi hỏi ở doanh nghiệp tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo là một trong những tiêu chuẩn khi xét duyệt cho vay, nhưng phải thấy rằng đây không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất hay nói cách khác không phải là tiêu chuẩn mang tính nguyên tác.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NHTM (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w