Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong công ty

Một phần của tài liệu Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Cao su Sao Vàng Hà Nội” (Trang 38 - 40)

Đây là đội ngũ quan trọng, quyết định hướng đi cho doanh nghiệp. Họ đứng

ra quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo cho

Công ty có thể phát triển mạnh mẽ. Nhận thức được điều này, Công ty cần:

- Không ngừng nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ cho họ, mặt khác phải

tạo cơ hội cho họ tự phấn đấu vươn lên.

- Chăm lo công tác đào tạo mọi mặt : đào tạo nâng cao, đào tạo lại, đào tạo

bổ xung, đào tạo chuyên ngành cho cán bộ kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện

máy móc trang thiết bị ngày càng tiên tiến và hiện đại. Cần đặt ra yêu cầu cho

họ là phải thường xuyên cập nhật thông tin về các công nghệ mới, hiện đại mà

Công ty chưa có điều kiện đầu tư để có thể tham mưu cho ban lãnh đạo khi

Công ty tiến hành đổi mới TSCĐ.

b/ Đối với công nhân trực tiếp sản xuất.

Hiệu quả sử dụng TSCĐ phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng lao động này bởi

vì họ là những người trực tiếp vận hành máy móc để tạo ra sản phẩm. Do máy

móc thiết bị ngày càng hiện đại hoá cho nên trình độ của họ cũng phải thay đổi

theo để phát huy tính năng của chúng.

- Công ty cần phải khuyến khích họ phát huy vai trò tự chủ, năng động sáng

tạo và có tinh thần trách nhiệm trong công việc thông qua việc sử dụng chế độ

tiền lương, tiền thưởng như một đòn bẩy để phát triển sản xuất chẳng hạn như thưởng sáng kiến, thưởng cho công nhân có tay nghề cao…

- Cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân sản xuất bởi ngành chế biến sản

xuất cao su là ngành tiếp xúc với nhiều hoá chất độc hại. Do đó cần phải đảm

bảo điều kiện làm việc tốt cho môi trường làm việc, có như vậy mới tạo điều

kiện cho công nhân toàn tâm toàn ý sản xuất.

- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho công nhân, giúp họ hoàn thiện

kỹ năng sử dụng các máy móc thiết bị kỹ thuật mới đảm bảo hiệu suất hoạt động ở mức tối đa.

- Tiến hành sắp xếp, bố trí công nhân có trình độ tay nghề khác nhau một

cách khoa học sao cho có thể đảm bảo được sự hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả

của tất cả các dây chuyền sản xuất mà Công ty hiện có.

Tác dụng của giải pháp này:

- Các TSCĐ trong Công ty được giữ gìn, bảo quản tốt ít bị hư hỏng và như

vậy chi phí liên quan sẽ giảm đi nhiều.

- Các máy móc thiết bị sẽ hoạt động với hiệu suất cao nhất, đạt hiệu quả cao,

Trên đây những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công

ty Cao su Sao Vàng. Mặc dù, những giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở nghiên cứu nghiêm túc về tình hình tài chính và hoạt động sử dụng TSCĐ của Công ty

trong thời gian qua. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn, bản thân chưa

tiếp xúc nhiều với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt do trình độ

còn hạn chế cho nên chắc chắn những giải pháp đưa ra còn nhiều điểm chưa phù

hợp và cần tiếp tục xem xét.

Để những giải pháp đưa ra có thể thực hiện thành công thì riêng cá nhân Công ty không thể làm tốt được mà cần phải có sự kết hợp của cả Nhà nước và

Công ty. Trong đó, Công ty phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động trong việc

tiến hành hoạt động kinh doanh còn Nhà nước đóng vai trò là người giám sát và quản lý. Do vậy, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với Tổng Công ty

Hoá chất Việt Nam và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Cao su Sao Vàng Hà Nội” (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)