a/ Chính sách và cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước.
Trước hết là một doanh nghiệp nhà nước nên Công ty Cao su Sao Vàng phải tuân theo các quy định của Nhà nước. Hiện nay các quy đinh của Nhà nước về tài chính và đầu tư xây dựng được Công ty thực hiện nghiêm túc, đặc biệt là trong việc đầu tư xây dựng và mua sắm mới TSCĐ. Với chiến lược công nghiệp
hoá - hiện đại hoá hướng về xuất khẩu hiện nay, sản phẩm của Công ty ngày
càng đa dạng, với chất lượng cao, được coi là Công ty đi đầu trong ngành chế
phẩm cao su của cả nước. Do đó công nghệ sản xuất của Công ty luôn được
quan tâm nhiều ở tầm vĩ mô.
b/ Thị trường và cạnh tranh.
Đã từ lâu, sản phẩm xăm lốp mang nhãn hiệu “ Sao Vàng” đã trở nên quen thuộc đối với người dân Việt nam. Nhưng với số lượng sản xuất như hiện nay,
chính của Công ty là Miền Bắc và Miền Trung, vì vậy khách hàng chủ yếu của
Công ty là các đại lý và các cửa hàng bán lẻ trên hai miền Bắc – Trung.
Thị trường lớn không có nghĩa là Công ty không chịu sức ép từ các đối thủ
cạnh tranh. Với sự lớn mạnh của Công ty Cao su Đà Nẵng và Công ty Cao su
Đồng Nai đang dần chiếm lĩnh thị trường Miền Trung, lại cộng thêm các sản
phẩm nhập ngoại tràn lan từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan,… gây nên những thách thức cho Công ty. Vấn đề đặt ra cho Công ty Cao su Sao Vàng là phải luôn bám sát nhu cầu thị trường, sản phẩm phải thể hiện được sự khác
biệt hoá về chất lượng, giá cả, tức là Công ty phải không ngừng nâng cao hàm
lượng kỹ thuật trong sản phẩm của mình. Với định hướng rõ ràng như vậy, Công ty Cao su Sao Vàng đã không ngừng đổi mới máy móc thiết bị để làm cho các sản phẩm tiêu thụ của Công ty có chất lượng ngày càng cao, giá thành tiêu thụ
thấp để không những chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn có khả năng
mở rộng thị trường ra nước ngoài. Thực tế rằng sản phẩm của Công ty đã xuất
khẩu đi nhiều nước như Liên Xô, Bungari, CHLB Đức, Cuba…