Các thành tạo biến chất cao vùng KRoong được xếp vào phức hệ Kan Nack bao gồm các nhóm metapelit và metamafic biến chất ở điều kiện tướng granulit (hình 4.1 a,b,c,d). Về thành phần, các đá granulit pelit có nguồn gốc từ các đá trầm tích lục nguyên xen carbonat biến chất tướng granulit tương ứng với các đá gneis granat – sillimanit – cordierit – biotit và gneis granat– orthopyroxen – sillimanit – cordierit; Các đá granulit chủ yếu có nguồn gốc từ các đá mafic tương ứng với đá gneis hai pyroxen.
36
Hình 4.1: Đá granulit mafic (a, c) và granulit pelit (b, d) tại vùng KRoong
a.Granulitmafic
Trong khu vực nghiên cứu, các đá biến chất tướng granulit có nguồn gốc mafic thường bị biến chất giật lùi tướng amphibolit ở các mức độ khác nhau thành tạo các thể amphibolit. Đôi khi vẫn còn các tàn dư granulit mafic điển hình. Tại một số vị trí đá bị amphibol hóa nhưng vẫn còn chứa tàn dư khoáng vật pyroxen của granulit mafic. Xen trong các nhóm đá này còn có các lớp mỏng gneis biotit – granat–cordierit và gneis biotit.
37
Hình 4.2:Ảnh lát mỏng thạch học granulit mafic tại Kroongdưới nicol + (a, c, e) và
38
* Đặc điểm thạch học
Đá màu xanh đen sẫm, kiến trúc hạt nhỏ -mịn, cấu tạo định hướng, đárắn chắc,cấu tạo gneis và được mô tả với tổ hợp khoáng vật chính là clinopyroxen – orthopyroxen – plagioclaz – thạch anh – biotit – granat. Trong có cộng sinh bền vững của granat – clinopyroxen – orthopyroxen – thạch anh là tổ hợp cộng sinh chỉ thị cho nhiệt độ siêu cao (1000 – 10500C) [23]. Thành phần khoáng vật (%) bao gồm clinopyroxen (20–25), orthopyroxen (10–15),plagioclaz (25–30), biotit (20– 25), granat (5–7), amphibol (3–5), K/Feldspar (ít). Đôi khi đá bị biến đổi (do biến chất chồng), plagioclaz bị sericit hóa, pyroxen bị amphibol hóa từng phần (hình 4.3 e,f).
Clinopyroxen: Có dạng tấm, tha hình, kích thước 0, 4 – 0,8mm chiều ngang,
0,7– 1,3mm chiều dài, sắp xếp định hướng song song cùng các khoáng vật khác. Khoáng vật này có độ nổi khá cao, có hai phương cắt khai rõ tạo với nhau thành góc gần900. Khi bị biến chất chồng, clinopyroxen bị amphibol hóa từng phần, tạo thành những mảng màu xanh lục trong hạt clinopyroxen (hình 4.3 e,f).
Orthopyroxen: Có dạng tấm nửa tự hình đến tha hình, kích thước nhỏ, không
đều, từ 0,4–1mm chiều dài, 0,2–0,6mm chiều ngang, có màu xám, nâu xám đến vàng nhạt, tắt đứng ở lát cắt có một phương cắt khai.
Plagioclaz: Có dạng tấm tha hình, kích thước biến thiên khá lớn, từ 0,5 –1mm
bề ngang ; 0,6 – 1,5mm bề dài. Plagioclaz thường bị sericit hóa nhẹ (hình 4.3 a,b).
Biotit: Phân bố khá đều trong nền đá, dưới dạng vảy nhỏ méo mó, đôi khi bị
vặn xoắn mạnh. Kích thước khá đều, từ 0,2 – 0,5 mm. Biotit đa sắc từ phớt vàng đến vàng (hình 4.3 c,d).
Granat: Gặp trong mẫu chưa bị quá trình biến chất giật lùi làm tiêu biến. Khoáng vật nhìn mắt thường có màu đỏ đến đỏ nâu, kích thước thay đổi từ 0,5 đến vài mm. Trong lát mỏng khoáng vật có dạng hạt, tha hình đẳng hướng quang học(hình 4.3c,d,e,f).
39
Amphibol: Khoáng vật này có màu sắc thay đổi từ xanh, lục đến nâu lục. Amphibol có dạng hình lăng trụ không đều đặn, tha hình, kích thước thay đổi (0,1– 1,4mm), nhiều chỗ bị chlorit hoá không đều. Amphibol được hình thành trong quá trình biến chất giật lùi (biến chất chồng) từ pyroxen (hình 4.3 e,f).
K/Feldspar: Khoáng vật có dạng tấm, màu xám đến xám trắng, kích thước
trung bình 0,5 – 0,7mm, bị pelit hóa, tạo nên những tập hợp khoáng vật sét dạng bụi nâu xâm tán trong khoáng vật(hình 4.3a,b).
* Đặc điểm kiến trúc
Thành tạo trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, đá gneis hai pyroxen có một số kiến trúc đặc trưng như: kiến trúc hạt biến tinh và kiến trúc symplectit được ghi nhận trong những mẫu granulit mafic tại KRoong.
- Kiến trúc hạt biến tinh: Các hạt orthopyroxen, clino pyroxenvà
plagioclaztương đối đẳngthước phân bố đều trong đá (hình 4.3 a,b).
- Kiến trúc symplectit:Orthopyroxen và plagioclaz mọc ghép với nhau bao
quanh các hạ t granat nơi tiếp xúc với thạch anh gọi là kiến trúc symplectit điển hình. Do sự tương tác giữa granat, thạch anh và clinopyroxen trong quá trình giảm áp hình thành (hình 4.3 c,d,e,f).
b. Granulit pelit
Thuộc nhóm metapelit (đá sét biến chất) gồm các đá: gneis granat – sillimanit – cordierit – biotit và gneis granat – orthopyroxen – sillimanit – cordierit với các tổ hợp khoáng vật chính tiêu biểu sau:
Thạch anh – plagioclaz – K/feldspar – granat – cordierit – sillimanit – spinel – biotit.
Thạch anh – plagioclaz – K/feldspar – granat – orthopyroxen – sillimanit – cordierit– spinel – biotit .
40
Hình 4.3:Ảnh lát mỏng thạch học granulit pelit tại KRoong dưới nicol + (a,c,e) và
nicol – (b,d,f)
* Đặc điểm thạch học
Gneis granat – sillimanit – cordierit – biotit:Đá màu xám sáng đến xám sẫm,
41
thạch anh – plagioclaz – K/feldspar – granat – cordierit – sillimanit – biotit. Trong có cộng sinh bền vững của granat – sillimanit – cordierit – biotit là tổ hợp đặc trưng cho điều kiện nhiệt độ thông thường ở tướng granulit (750 – 8500C) [23]. Thành phần khoáng vật (%)bao gồm plagioclaz (20–25), K/Feldspar (15–20), thạch anh (25–30), biotit (20–23), granat (10–15), sillimanit (5–7), cordierit (4–5), spinel (2 – 3).
Gneis granat – orthopyroxen – sillimanit – cordierit:Có màu xám, xám sáng,
kết tinh hạt vừa, đôi khi hạt lớn nhưng không đều, cấu tạo gneis rõ được mô tả với tổ hợp khoáng vật chính là thạch anh – plagioclaz – K/feldspar – granat – orthopyroxen – sillimanit – cordierit – biotit. Trong có cộng sinh bền vững của granat – orthopyroxen – sillimanit – cordierit là tổ hợp cộng sinh chỉ thị cho nhiệt độ siêu cao (1000 – 10500C) [23]. Thành phần khoáng vật (%) của đá bao gồm plagioclaz (20 – 25), K/Feldspar (10 – 15), thạch anh (15 – 20), biotit (15 – 20), granat (8 – 10), sillimanit(5 – 7), orthopyroxen (3 – 5), cordierit (2 – 3), spinel (2 – 3).
Các khoáng vật đặc trưng cho cả hai loại granulit pelit được quan sát dưới kính hiển vi như sau:
Plagioclaz: Có dạng tấm nửa tự hình đến tha hình, song tinh liên phiến đặc
trưng, kích thước biến thiên khá lớn, 0,5 – 1,5mm. Plagioclaz thường bị sericit hóa yếu đến mạnh và trong trường hợp bị biến chất chồng mạnh, plagioclaz bị sericit hóa hoàn toàn (hình 4.2 c,d).
K/Feldspar: Khoáng vật có dạng tấm chữ nhật không hoàn chỉnh, kích thước
trung bình 0,5 – 1mm. K/Feldspar thường bị biến đổi thứ sinh mạnh mẽ: pelit hóa, tạo nên những tập hợp khoáng vật sét dạng bụi nâu xâm tán trong khoáng vật.
Thạch anh: Có dạng hạt, màu trắng đến xám đen, hạt khá tự hình. Kích thước từ 0,5 – 1,2mm. Đôi chỗ bị sericit hóa từ trung bình đến mạnh (hình 4.2 e,f).
42
Biotit: Có dạng tấ m vẩy, dạng tấm kích thước từ 0,1– 1,5mm, phân bố tập
trung hay phân bố rải rác định hướng. Đa sắc từ vàng nhạt đến màu nâu đỏ đậ m, bị biến đổi ven rìa. Đôi khi biotit bị chlorit hóa nhẹ cho màu phớt lục(hình 4.2 c,d,e,f).
Granat: Dạng hạt lớnđẳng thước, kích thước xấp xỉ 4 mm tha hình đến bán tự
hình, hình tròn méo mó đôi khi bị gặm mòn . Granat có độ nổi cao, đẳng hướng quang học, bị nứt nẻ mạnh, lấp đầy các khe nứt là các khoáng vật thứ sinh vàchứa nhiều bao thể nhỏ (có thể là thạch anh) (hình 4.2a,b,c,d,e,f).
Sillimanit: Dạng kim que, dạng tấm, phân bố tập trung. Màu giao thoa sáng
trắng bậc 1 đến sặc sỡ, đôi khi gặp dạng sợi, kích thước trung bình 0,5 – 1,5 mm chiều dài (hình 4.2 a, b).
Orthopyroxen:Có dạng hạt nửa tự hình đến tha hình, kích thước nhỏ, không
đều: 0,1–0,5mm, có màu vàng đến vàng xám, thường gặp mọc xen cùng cordierit hay plagioclaz trong kiến trúc giảm áp symplectit quanh khoáng vật granat(hình 4.2e,f).
Cordierit: Ít gặp tinh thể hoàn chỉnh trong lát mỏng, chủ yếu gặp dưới dạng bị
biến đổi thứ sinh và tập hợp hạt nhỏ xen spinel. Cordierit rất giống plagioclaz về chiết suất và lưỡng chiết suất, tuy nhiên chúng khác nhau rất rõ về biến đổi thứ sinh. Cordierit thường bị pinit hóa, đặc biệt khi bao quanh khoáng vật granat, thường tạo thành tập hợp vi vảy mọc xen cùng orthopyroxen trong kiến trúc symplectit rất đặc trưng. Trường hợp bị biến chất chồng mạnh cordierit bị pinit hóa hoàn toàn khó xác định. Kích thước nhỏ cỡ 0,2 – 0,4mm (hình 4.2 a, b, e, f).
Spinel: Phổ biến gặp dưới dạng tập hợp đám hạt tha hình, kích thước thay đổi
từ rất nhỏ đến một vài mm, thường đi cùng cordierit. Quan sát dưới kính hiển vi, spinel có màu xanh lục đậm, độ nổi cao, độ trong suốt kém(hình 4.2a, b, c,d,e,f).
Khoáng vật phụ gặp dưới kính là zircon: Dạng bào tròn hay nửa bào tròn .
Kích thước 0,05 – 0,1mm dạng bao thể trong plagioclaz hoặc trong biotit biến đổi, rìa phóng xạ đen xung quanh.
43
* Đặc điểm kiến trúc
Thành tạo trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, đá granulit pelit cũng có 1 số kiến trúc đặc trưng như: kiến trúc hạt – sợi – vảy biến tinh và kiến trúc symplectit được ghi nhận trong những mẫu tại KRoong.
-Kiến trúc hạt - sợi - vảy biến tinh: Chiếm ưu thế trong đá là thạch anh dạng hạt méo mó, xen kẽ là các tấm - vảy biotitcó đa sắc màu nâu, các que dài sillimanit tạo thành bó sợi sắp xếp uốn lượn theo chiều định hướng. Cordierit dạng hạt méo mó hiếm gặp dạngđẳng thước, thường bị pinit hóa (hình 4.2 a,b,c,d).
- Kiến trúc symplectit:Gặp kiến trúc mọc xen rất đa dạng như orthopyroxen
+cordierit, cordierit + spinel hay orthopyroxen + plagioclaz mọc ghép với nhau bao quanh các hạt granat. Hiện tượng tương tác giữa granat và thạch anh trong quá trình giảm áp để hình thành (hình 4.2 e,f).