Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG (Trang 42)

- Thường xuyên đến thăm theo dõi, đo đếm và ghi chép các số liệu cần thiết (ít nhất 1 lần/tuần).

4.1.2.Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KỸ NĂNG TRONG CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG 4.1 Kỹ năng giao tiếp cơ bản

4.1.2.Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản

4.1.2.1. Kỹ năng lắng nghe

Biết lắng nghe là một điều quan trọng trong giao tiếp, đặc biệt khi lắng nghe người nông dân bày tỏ ý kiến quyết định của mình. Chúng ta phải lắng nghe thế nào để không ảnh hưởng đến ý kiến, thái độ, niềm tin của người đối thoại.

 Thế nào là biết lắng nghe

- Chú ý lắng nghe đầy đủ với tư thế cởi mở và thỉnh thoảng mỉm cười hoặc gật đầu với người phát biểu và không làm gián đoạn

- Ghi nhớ hoặc ghi chép ý chính

- Đặt câu hỏi để làm rõ những gì chưa hiểu - Suy nghĩ phân tích những ý chính

- Thảo luận thêm bằng cách đặt câu hỏi hoặc tranh luận - Chú ý đến những ý kiến mâu thuẫn, trái ngược

- Lắng nghe cho đến đoạn kết của vấn đề, không vội vàng đi đến kết luận - Tập trung để nhớ tốt hơn

- Kiên nhẫn

 Tại sao kỹ năng lắng nghe lại quan trọng đối với CBKN + Trong việc tạo mối quan hệ

- Đạt được sự quý trọng của mọi người và xây dựng được mối quan hệ tốt trong giao tiếp

- Gây được sự thiện cảm và hiểu biết lẫn nhau + Để thu thập thêm thông tin

Gửi thông tin Nhận thông tin Hiểu

Chấp nhận Hành động

- Thu thập được nhiều thông tin hơn - Khuyến khích sự phản hồi thông tin

- Đánh giá được năng lực và thái độ của người trình bày - Bộc lộ được những ý tưởng mới cho bản thân mình - Rèn luyện chính bản thân và thái độ

+ Trong việc giải quyết vấn đề

- Nắm bắt được các vấn đề của các nhóm khác nhau - Giúp giải quyết các vấn đề nếu họ cần

- Có thể lập kế hoạch và thực hiện một chương trình + Tăng tính hiệu quả

- Tránh lãng phí thời gian và tiền bạc - Giảm thiểu sự nhầm lẫn và mất thông tin + Những trở ngại khi lắng nghe

- Mới nghe được một phần câu chuyện, đã cho mình hiểu hết các ý chính rồi và nghĩ lan mang sang chuyện khác.

- Có cảm giác rằng những điều bạn đang nghe rất nhàm chán và chẳng có chút ý nghĩa gì?

Kỹ năng lắng nghe và những câu hỏi sử dụng khi lắng nghe

Kỹ năng Mục đích Câu hỏi có thể sử dụng 1. Làm rõ

vấn đề

1. Làm rõ thêm sự thật

2. Giúp người nghe khám phá mọi khía cạnh của một vấn đề

1. Bác có thể nói rõ hơn được không?

2. Có phải ý Bác như vậy không? 2. Trình bày

lại

1. Kiểm tra xem mình hiểu có đúng ý không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Thể hiện là mình đang lắng nghe và hiểu ý họ nói

1. Theo tôi hiểu thì kế hoạch của Bác là…?

2. Bác định làm như vậy bởi vì…? 3. Tập trung 1. Thể hiện mình đang quan tâm

2. Khuyến khích người đó tiếp tục nói

1. À, thế là, à hà… 2. Cháu hiểu, ra thế đấy 3. Vâng ý kiến hay đấy 4. Bình luận 1. Thể hiện hiểu và thông cảm

với tâm trạng của người nói 2. Giúp người nói đánh giá đúng tâm trạng của anh ta

1. Anh cảm thấy…

2. Điều đó làm anh ngạc nhiên phải không?

3. Họ không thông báo cho anh a? 5. Tóm tắt 1. Tóm tắt lại tất cả những ý

kiến của cuộc thảo luận

2. Làm bước đệm để thảo luận,

1. Sau đây là những ý kiến của chính các bác, các anh chị

những khía cạnh mới của vấn đề chị suy nghĩ như thế nào về tình huống này...

4.1.2.2. Nêu ý kiến phản hồi

Đưa ra ý kiến phản hồi/ góp ý là giúp cho mọi người - Nhận thức rõ thêm cái mà chúng ta cần làm

- Học tập để trưởng thành và phát triển Ý kiến phản hồi/ góp ý về một vấn đề nên:

- Luôn phải bắt đầu từ ghi nhận tích cực. Hãy nêu điểm tích cực trước, sau đó mới tới điểm hạn chế và kết thúc bằng một ý kiến tích cực khác

- Tự trọng: Hãy giúp người nghe nhìn nhận ý kiến phản hồi như một hình thức khuyến khích để họ học tập tốt hơn chứ không phải là chê bai hay phán xét họ

- Môi trường: Người phản hồi phải chọn thời điểm thích hợp để nêu ý kiến phản hồi và phải luôn luôn chú ý đến thái độ và cách cư xử của mình để tránh tạo nên bầu không khí không thoải mái.

- Hãy trung thực và nhạy cảm: CBKN phải nêu ý kiến phản hồi mang tính chất xây dựng. Tuy nhiên cũng không nên lãng tránh việc nêu ý kiến phản hồi tiêu cực và sự phản hồi đó chỉ giúp người nghe tìm ra sai sót và cách xử lý vấn đề.

- Hành động chứ không phải con người đó: Khi cần nêu ý kiến phản hồi tiêu cực thì hãy tập trung vào hành động của người đó chứ không phải là điều cảm nhận về con người đó.

- Giữ bí mật: Thể hiện sự tôn trọng với người tiếp thu phản hồi bằng cách nêu ý kiến phản hồi với từng người. Bảo đảm rằng ngoài giảng viên và học viên đó không ai biết ý kiến của người phản hồi.

- Nên gắn gọn, không quá nhiều ý kiến phản hồi và kiểm tra xem ý kiến phản hồi đó có ích cho người tiếp thu phản hồi đó không?

4.1.2.3. Kỹ năng tiếp thu ý kiến phản hồi/góp ý

Khả năng tiếp nhận ý kiến phản hồi là một việc làm rất quan trọng đối với CBKN. Việc tiếp thu ý kiến phản hồi một cách xây dựng, cởi mở, nhạy cảm và bình tĩnh, sẽ giúp CBKN có cơ hội nhận biết được hiệu quả của lời nói và hành vi của mình, quyết định xem có cần thay đổi, sửa chữa cái mà chúng ta làm chưa tốt hay không? Thay đổi như thế nào?

 Khi nhận ý kiến phản hồi/góp ý

- Cần chú ý lắng nghe những điều người ta đang nói và tôn trọng sự thẳng thắn của họ

- Cần yêu cầu người đưa ý kiến phản hồi, giải thích rõ bất cứ điều gì mình chưa rõ bằng cách nhắc lại mà không tỏ ra là bảo vệ

- Cần khuyến khích người đưa ra ý kiến phản hồi góp ý tiếp tục đưa ý kiến. Nếu có thể so sánh ý kiến phản hồi của một người với những nhận xét của người khác xem ý kiến có giống nhau hay không?

- Cảm ơn ý kiến phản hồi/góp ý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Sau khi nhận ý kiến phản hồi/góp ý

- Cần suy nghĩ xem ý kiến phản hồi góp ý đó có hợp lý không?

- Nếu là hợp lý thì hãy hành động càng sớm càng tốt để xử lý vấn đề đã nêu - Nếu không hợp lý thì hãy trao đổi lại vấn đề này với người đã nêu ra ý kiến

 Cần tránh

- Thái độ đề phòng và cố thanh minh ngay sau khi nhận một ý kiến phản hồi tiêu cực

- Phớt lờ ý kiến phản hồi/góp ý

4.1.2.4. Kỹ năng quan sát

 Quan sát là gì?

- Thấy những gì đang xảy ra mà không đưa ra đánh giá - Hiểu rõ tình hình bên trong

- Giám sát khách quan quá trình hoạt động của các nhóm - Kiểm tra chéo các thông tin thu được

 Tại sao phải quan sát?

Các thành viên trong nhóm tác động lẫn nhau theo nhiều cách, không chỉ thông qua những gì họ nói mà còn qua cách họ nói, giọng điệu, biểu hiện nét mặt, quan điểm, cử chỉ và tương tự…Giao tiếp không dùng lời nói có thể truyền tải những thông điệp ấn tượng. Nếu quan sát tốt bạn có thể:

- Đánh giá được cảm xúc

- Giám sát được tính năng động của nhóm - Theo dõi sự tham gia bình đẳng

Bởi vậy, người hỗ trợ rất cần theo dõi những kiểu giao tiếp không bằng lời và phát triển những kỹ năng quan. Sự quan sát phải rất nhanh để không ai có thể nhận ra.

 Quan sát cái gì?

Nhiệm vụ quan sát là xem những gì đang xảy ra. - Ai nói cái gì?

- Ai làm cái gì?

- Ai đã nhìn vào ai khi nói chuyện?

- Kiểu giao tiếp nào được sử dụng (trình bày, đặt câu hỏi, điệu bộ, cử chỉ) - Ai ngồi cạnh ai?

- Ai tránh mặt ai?

- Mức độ tích cực chung của mọi người? - Mức độ quan tâm của mọi người?

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG (Trang 42)