Cách lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN (Mẫu số 03/TNDN).
Tờ khai này được dùng để khai quyết toán thuế TNDN đối với các trường hợp: - Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh doanh
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh do liên doanh liên kết, hợp tác kinh doanh của cơ sở kinh doanh với cơ sở khác, mà cơ sở kinh doanh là bên nhận liên doanh liên kết, hợp tác kinh doanh, chịu trách nhiệm theo dõi hạch toán và kê khai, nộp thuế trước khi chia lợi nhuận.
Người khai thuế phải khai tách riêng tờ khai đối với hai trường hợp nêu trên.
1. Khai các chỉ tiêu định danh.
- Chỉ tiêu [01] - Ghi rõ kỳ tính thuế của năm quyết toán thuế.
- Chỉ tiêu [02] - Ghi chính xác tên NNT như trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế do cơ quan thuế cấp .
- Chỉ tiêu [03] - Ghi đầy đủ mã số thuế của NNT như trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế do cơ quan thuế cấp.
- Các chỉ tiêu [04], [05], [06]: Ghi đúng theo địa chỉ văn phòng trụ sở của NNT như đã đăng ký với cơ quan thuế.
- Các chỉ tiêu [07], [08], [09]: Ghi đầy đủ số điện thoại, số fax, địa chỉ email của người nộp thuế (nếu có).
2. Khai các chỉ tiêu xác định nghĩa vụ thuế
PHẦN A: KẾT QUẢ KINH DOANH GHI NHẬN THEO BÁO CÁO TÀI CHÍNH Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu trong phần này được lấy từ Báo cáo Kết quả kinh doanh trong Báo cáo Tài chính năm của cơ sở kinh doanh. Đối với các Tổng Công ty, Công ty có cả đơn vị thành viên hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc báo sổ thì Báo cáo tài chính được sử dụng để lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm là Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc
1. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN (Mã số A1):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế theo chế độ kế toán.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này bằng số liệu được tính và ghi ở Mã số 19 của Phụ lục Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Mẫu số 03-1A/TNDN), hoặc Mã số 16, Phụ lục
dụng(Mẫu số 03-1B/TNDN), hoặc Mã số 28, Phụ lục Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dành cho NNT là các Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (Mẫu số 03-1C/TNDN) (hướng dẫn tại Mục II, III, IV, Phần B tài liệu này).
PHẦN B: XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ THEO LUẬT THUẾ TNDN 1. Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN (Mã số B1):
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các điều chỉnh về doanh thu hoặc chi phí được ghi nhận theo chế độ kế toán, nhưng không phù hợp với quy định của Luật thuế TNDN, làm tăng tổng lợi nhuận trước thuếcủa cơ sở kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định bằng tổng các khoản điều chỉnh được thể hiện chi tiết trong các chỉ tiêu từ mã số B2 đến mã số B16, cụ thể như sau:
Mã số B1= Mã số B2 + Mã số B3 + ... + Mã số B16. Trong đó:
1.1 Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu (Mã số B2):
Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến tăng doanh thu tính thuế do sự khác biệt giữa các qui định về kế toán và thuế bao gồm các khoản được xác định là doanh thu để tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN nhưng không được ghi nhận là doanh thu trong kỳ theo quy định của chuẩn mực kế toán về doanh thu. Chỉ tiêu này cũng phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu được chấp nhận theo chế độ kế toán nhưng không được chấp nhận theo qui định của luật thuế.
Các trường hợp điển hình dẫn đến tăng doanh thu tính thu nhập chịu thuế gồm: i) Các trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế TNDN trong năm nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán. Ví dụ, các trường hợp đã viết hoá đơn bán hàng nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng được xác định là doanh thu tính thuế theo quy định của luật thuế TNDN.
ii) Trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm: Doanh thu trong năm ghi nhận theo kế toán là tổng số tiền cho thuê chia cho số năm trả tiền trước. Còn doanh thu để tính thuế TNDN cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai cách tính: doanh thu phân bổ cho số năm trả tiền trước, hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh xác định theo doanh thu trả tiền một lần thì số chênh lệch về doanh thu cơ sở kinh doanh phải ghi vào chỉ tiêu này.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
TUẤN HIỀN 3.1 NHẬN XÉT CHUNG
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hiền, vận dụng kiến thức đã được học về hệ thồng kế toán nói chung và công tác hạch toán từng phần, hạch toán nói riêng, chúng em nhận thấy:
3.1.1. Về bộ máy kế toán:
3.1.1.1. Ưu điểm
Phòng kế toán được tổ chức tương đối hợp lý, có khoa học do đó đội
Ngũ nhân viên kế toán đều phát huy được hết năng lực chuyên môn. Đội ngũ cán bộ kế toán có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy trong công việc. Giám đốc công ty và kế toán trưởng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác tại công ty nhằm nâng cao hiệu quả của bộ phận kế toán.
Bộ máy quản lý đơn giản, gọn nhẹ và có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu cầu của nền kinh tế thị trường.
Việc phân công, phân nhiệm một cách độc lập kết hợp một cách chặt chẽ về mặt kiểm tra, kiểm soát giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết cho phép cung cấp, đáp ứng kịp thời thông tin kinh tế, tài chính cho lãnh đạo và các mặt hoạt đông của công ty.
3.1.1.2. Nhược điểm
Khối lượng công tác kế toán ở Phòng kế toán trung tâm nhiều và cồng kềnh, Các đơn vị phụ thuộc không có thông tin cho chỉ đạo nghiệp vụ ở đơn vị.
3.1.2. Về công tác kế toán: 3.1.2.1. Ưu điểm
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung đã phát huy được hiêu quả, tạo điều kiện cho sự kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ đảm bảo sự
động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác kế toán nói riêng.
Trong qua trình hạch toán Công ty đã áp dụng tương đối đầy đủ các cứng từ kế toán theo đúng chế độ kế toán Nhà nước ban hành. Ngoài ra để phù hợp với yêu cầu quản lý, Công Ty còn sử dụng một số chứng từ khác.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép rõ ràng và phản ánh đầy đủ vào các tài khoản, sổ kế toán.
Công ty đã vận dụng hệ thống sổ sách một cách tương đối đầy đủ theo chế độ và mẫu biểu do Bộ tài chính ban hành, đồng thời thay đổi linh hoạt phù hợp với hoạt động thực tế của Công ty.
3.1.2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những điểm phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty, công tác kế toán còn bộc lộ những hạn chế:
Việc áp dụng hình thức kế toán chứng tù ghi sổ của công ty có những ưu điểm song vẫn tồn tại một số hạn chế như: ghi chép còn trùng lặp, kiểm tra đối chiếu số liệu dồn vào cuối tháng nên việc cung cấp số liệu để lập các báo cáo kế toán còn chậm; đồng thời gây áp lực cho các kế toán viên nên dễ dẫn đến các sai sót.
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:
Sau khi đánh giá những điểm còn tồn tại đối với công tác kế toán tại Công ty TNHH TM Tuấn Hiền chúng em xin đưa ra một số kiến nghị sau:
Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong luật kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Hệ thống quy phạm pháp luật đầy đủ, chính xác sẽ tạo ra môi trường tốt, lành mạnh, an toàn, thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Tuy có hệ thống máy tính đã giảm đi phần nào phức tạp trong công tác kế toán, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu các quy chế, nguyên tắc cụ thể. Nhà nước cần sớm ban hành những chuẩn mực kế toán riêng phù hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta, ban hành các thông tư văn bản hướng dẫn, tư vấn các doanh nghiệp làm tốt công tác kế toán của Công ty mình.
tin kịp thòi chính xác phục vụ cho yêu cầu sản xuất cũng như các nhà quản ký. Trên đầy là những kiến nghị và giải pháp mang tính đề xuất, hi vọng những đề xuất này có thể phần nào giúp cho Công ty cải thiện được những ưu điểm của mình tốt hơn.
KẾT LUẬN
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, công tác Kế toán luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển ổn định của doanh nghiệp. Vì vậy, việc hạch toán đúng, đầy đủ và hợp lý các phần hành kế toán là một yêu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH TM Tuấn Hiền, được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo Công ty, các phòng ban và đặc biệt là các anh chị trong phòng tài chính kế toán, đã giúp em có cơ hội được tiếp cận với thực tế như hạch toán các nghiệp vụ kế toán, và các chứng từ sổ sách có liên quan đến công việc kế toán cụ thể tại công ty, vận dụng những kiến thức đã được trang bị ở nhà trường, kết hợp với việc tìm hiếu thực tế cùng sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, chúng em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ cũng như nhận thức của bản thân còn hạn chế nên bản báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để báo cáo tốt nghiệp của cúng em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thị Hồng Hà cùng các cô giáo khoa Kế Toán – Kiểm Toán, trường Đại Học Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh, các cô chú, anh chị trong phòng tài vụ Tại Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hiền đã giúp em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này.