Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành

Một phần của tài liệu Giáo trình MD03 trồng mới cây bơ (Trang 63)

4.1. Bài 1: Chọn đất và làm đất

* Bài thực hành số 3.1.1: Quan sát đất

- Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, dao, thước dây - Cách tổ chức thực hiện:

Bước 1:

+ Giáo viên gọi 3-5 học viên nhắc lại các đặc trưng cần quan sát . + Gọi 3-5 học viên lên nhận biết từng đặc trưng cụ thể.

+ Các học viên còn lại quan sát và phát biểu ý kiến. + Giáo viên nhận xét.

Bước 2:

+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên, giao cho mỗi nhóm quan sát các đặc trưng đất, ghi chép kết quả.

Bước 3:

+ Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện công việc.

Bước 4:

+ Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ

- Địa điểm: Tại cơ sở sản xuất hoặc vườn của hộ gia đình - Tiêu chuẩn của sản phẩm:

Nhận biết được loại thực vật và khả năng sinh trưởng của chúng Nhận biết được các tính chất vật lý đặc trưng của đất

+ Giáo viên nhận xét.

Bước 2:

+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên. + Mỗi nhóm so sánh mức độ phù hợp của loại đất quan sát với yêu cầu đất của cây Bơ và cho kết luận.

Bước 3:

+ Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện công việc.

Bước 4:

+ Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ

- Địa điểm: Tại lớp học hoặc nhà hộ gia đình

- Tiêu chuẩn của sản phẩm: Chọn được đất phù hợp cho cây Bơ

* Bài thực hành số 3.1.3: Làm đất trồng cây Bơ - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, thước

- Cách tổ chức thực hiện:

Bước 1:

+ Giáo viên gọi 3-5 học viên nêu yêu cầu kỹ thuật làm đất trồng Bơ trên các loại đất khác nhau.

+ Các học viên còn lại lắng nghe và phát biểu ý kiến bổ sung. + Giáo viên nhận xét.

Bước 2:

+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên, giao cho mỗi nhóm làm 500m2 đất trồng cây Bơ.

Bước 3:

+ Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện công việc.

+ Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ

- Địa điểm: Tại vườn hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất Bơ -Tiêu chuẩn của sản phẩm: Làm đất phù hợp với từng loại đất

4.2. Bài 2: Thiết kế vườn trồng và đào hố

* Bài thực hành số 3.2.1: Tính số cây Bơ cần trồng của 1 một vùng đất có diện 35 ha, trồng theo khoảng cách là 7m x7m.

- Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút - Cách tổ chức thực hiện:

Bước 1:

+ Giáo viên hướng dẫn cách tính. + Học viên quan sát, lắng nghe.

Bước 2:

+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên,

Bước 3:

+ Các nhóm thực hiện công việc.

Bước 4:

+ Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ

- Địa điểm: Tại lớp học hoặc nhà hộ gia đình

-Tiêu chuẩn của sản phẩm: Tính đúng số cây cần trồng

* Bài thực hành số 3.2.2: Xác định khoảng cách trồng Bơ và cắm cọc tiêu - Nguồn lực cần thiết: Dây thừng, cọc tiêu

- Cách tổ chức thực hiện:

Bước 1:

+ Giáo viên gọi 3-5 học viên nhắc lại khoảng cách trồng Bơ. + Các học viên còn lại quan sát và phát biểu ý kiến.

+ Giáo viên nhận xét.

Bước 2:

+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên, + Giao nhiệm vụ cho nhóm: xác định khoảng cách trồng Bơ trên diện tích 500m2.

- Địa điểm: Tại vườn hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất Bơ

-Tiêu chuẩn của sản phẩm: Xác định đúng khoảng cách trồng Bơ

* Bài thực hành số 3.2.3: Đào hố trồng Bơ

- Nguồn lực cần thiết: Cuốc, thước trồng, xẻng, thước dây - Cách tổ chức thực hiện:

Bước 1:

+ Giáo viên gọi 3-5 học viên nhắc lại kích thước hố trồng Bơ. + Giáo viên nhận xét.

Bước 2:

+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên. + Giao nhiệm vụ cho nhóm: mỗi nhóm đào 30 hố trồng Bơ

Bước 3: Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện công việc.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 5 giờ - Địa điểm:Tại nhà hộ gia đình

-Tiêu chuẩn của sản phẩm: Hố đúng vị trí

Hố đúng kích thước

4.3. Bài 3: Chuẩn bị phân bón lót và bón lót

* Bài thực hành số 3.3.1: Ủ phân chuồng bằng phương pháp ủ nổi

- Nguồn lực cần thiết: Phân chuồng 10-15 khối, phân lân super 100kg, cuốc, rơm rạ

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên gọi 3-5 học viên nêu cách ủ phân chuồng bằng phương pháp ủ nổi.

+ Các học viên còn lại phát biểu ý kiến bổ sung.

Bước 2:

+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên. + Giao nhiệm vụ cho nhóm: ủ 2-3 khối phân chuồng

Bước 3: Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện công việc.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Địa điểm: Tại nhà hộ gia đình

- Tiêu chuẩn của sản phẩm:

+Trộn đều phân lân với phân chuồng +Nén chặt đống phân

+ Đậy kín

* Bài thực hành số 3.3.2: Bón lót phân hữu cơ cho cây Bơ - Nguồn lực cần thiết: Phân hữu cơ hoai, sọt, cuốc

- Cách tổ chức thực hiện:

Bước 1:

+ Giáo viên gọi 3-5 học viên nhắc lại quy trình các bước bón phân lót. + Các học viên còn lại phát biểu ý kiến bổ sung.

+ Giáo viên nhận xét.

Bước 2:

+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên + Giao nhiệm vụ cho nhóm: mỗi nhóm bón lót 30 hố.

Bước 3:

+ Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện công việc.

Bước 4:

+ Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ

* Bài thực hành số 3.3.3: Xử lý côn trùng gây hại trước khi trồng - Nguồn lực cần thiết:

Thuốc xử lý kiến, mối, cuốc, kéo - Cách tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn các bước thực hiện

Bước 2:

+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên, + Giao nhiệm vụ cho nhóm: mỗi nhóm xử lý 30 hố trồng Bơ

Bước 3:

+ Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện công việc.

Bước 4:

+ Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ

- Địa điểm: Tại vườn hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất Bơ -Tiêu chuẩn của sản phẩm:

+ Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng + Thực hiện đúng quy trình các bước

4.4. Bài 4: Trồng mới

* Bài thực hành số 3.4.1: Tạo hốc trồng Bơ - Nguồn lực cần thiết: Thuổng, cây giống Bơ - Cách tổ chức thực hiện:

Bước 1:

+ Giáo viên hướng dẫn cách làm + Gọi 3-5 học viên lên làm mẫu.

+ Giáo viên nhận xét.

Bước 2:

+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên + Giao nhiệm vụ cho nhóm: mỗi nhóm tạo 30 hốc trồng cây Bơ

Bước 3:

+ Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện công việc.

Bước 4:

+ Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ

- Địa điểm: Tại vườn hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất - Tiêu chuẩn của sản phẩm:

+ Hốc đúng vị trí

+ Tạo hốc vừa với kích thước bầu đất + Đảm bảo số lượng hốc

* Bài thực hành số 3.4.2: Trồng Bơ

- Nguồn lực cần thiết: Cây bơ giống 150-200 cây, cuốc, dao rạch giấy, dao cắt đáy bầu, thước trồng

- Cách tổ chức thực hiện:

Bước 1:

+ Giáo viên hướng dẫn cách làm + Gọi 3-5 học viên lên làm mẫu.

+ Các học viên còn lại quan sát và phát biểu ý kiến. + Giáo viên nhận xét.

Bước 2:

+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên + Giao nhiệm vụ cho nhóm: mỗi nhóm trồng 30 cây Bơ.

Bước 3:

+ Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện công việc.

Bước 4:

+ Trồng cây đứng thẳng + Lấp đất kín bầu và nện chặt

* Bài thực hành số 3.4.3: Chăm sóc sau khi trồng

- Nguồn lực cần thiết: Cọc, dây buột, nước tưới, vật liệu che nắng, sọt - Cách tổ chức thực hiện:

Bước 1:

+ Giáo viên gọi 3-5 học viên nêu các công việc chăm sóc sau trồng. + Gọi 3-5 học viên lên làm mẫu.

+ Các học viên còn lại quan sát và phát biểu ý kiến. + Giáo viên nhận xét.

Bước 2:

+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên + Giao nhiệm vụ cho nhóm: chăm sóc 30 cây sau trồng

Bước 3:

+ Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện công việc.

Bước 4:

+ Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 5 giờ

- Địa điểm: Tại vườn hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất Bơ - Tiêu chuẩn của sản phẩm:

+ Cây đứng thẳng + Ẩm độ đất phù hợp

+ Dọn sạch bao bì trên ruộng

4.5. Bài 5: Trồng xen

* Bài thực hành số 3.5.1: Trồng xen cây đậu phộng (cây lạc) vào vườn bơ - Nguồn lực:

+ 1 ha vườn bơ mới trồng. + 6 kg hạt giống lạc.

+ Dụng cụ: 9 cuốc, 9 dao, 01 hệ thống tưới (dùng chung cho 3 nhóm), 03 thúng, 01 cân (dùng chung).

+ Phân bón: 9 kg phân bón ure, 30 super lân, 9 kg phân hỗn hợp NPK và thuốc bảo vệ thực vật .

- Cách thức tiến hành: Chia nhóm, mỗi nhóm 10 người, nhận 3.000 m2

vườn dứa mới trồng + 2 kg hạt giống đậu phộng để trồng xen. Dụng cụ để trồng cây trồng xen như 3 cuốc, 3 dao, hệ thống tưới (dùng chung), 01 thúng, cân (dùng chung). 3 kg phân bón ure, 10 kg super lân, 3 kg phân hỗn hợp NPK và thuốc bảo vệ thực vật.

- Nhiệm vụ của mỗi nhóm: Nhận dụng cụ, vật tư, vườn trồng và thực hiện hiện trồng cây trồng xen là cây đậu phộng.

- Địa điểm: Tại vườn hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất Bơ. - Thời gian hoàn thành: 6 giờ.

-Tiêu chuẩn của sản phẩm: Trồng xen đúng quy trình kỹ thuật về mật độ, khoảng cách và không ảnh hưởng đến cây trồng chính.

Một phần của tài liệu Giáo trình MD03 trồng mới cây bơ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w