Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ phát triển dưới mức tiềm năng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNH NHCT CHƯƠNG DƯƠNG (Trang 29 - 32)

Việt Nam là một nước đông dân, dân số tập trung rất nhiều ở các thành phố lớn, khi nền kinh tế phát triển cần rất nhiều đến các giao dịch mua bán, trao đổi và sử dụng các dịch vụ ngân hàng như là một nhu cầu tất yếu. Hiện nay đa số các giao dịch vẫn diễn ra theo kiểu thông thường, truyền thống. Các dịch vụ chuyển tiền kiều hối ngày càng nhiều. Vì vậy cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển tính đồng bộ kết hợp phát triển công nghệ, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Phải có đường lối triển khai cụ thể, đúng đắn.

Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao, các sản phẩm mới có tính linh hoạt cao chưa nhiều, vấn đề bảo mật về thông tin cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, nguy cơ rủi ro vẫn còn tiềm ẩn cho khách hàng.

* Nguyên nhân của sự hạn chế dịch vụ ngân hàng bán lẻ:

- Mặc dù thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng trong những năm vừa qua, nhưng mức thu nhập này vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng của dân chúng, đến doanh thu của khu vực bán lẻ và hiển nhiên đến cầu dịch vụ ngân hàng. Mặt khác, trình độ dân trí còn thấp, thói quen cất giữ và sử dụng tiền mặt đã bám sâu vào các tầng lớp dân cư khiến cho dịch vụ ngân hàng hiện đại khó lòng thâm nhập vào đời sống người dân. Họ ngại thay đổi cái mới và nhu cầu sử dụng các dịch vụ của họ thực sự chưa cần thiết là phải có. Đại bộ phận người dân ở các vùng đồng bằng làm nông

nghiệp, họ ít được tiếp xúc với các thông tin bên ngoài, ngại va chạm với những giấy tờ phức tạp, số tiền họ làm ra không phải hẳn là đã nhiều nên họ chưa nghĩ đến việc gửi ngân hàng.

- Có sự mất cân đối trong vấn đề phân chia thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Nếu chia dân số thành 10 nhóm với mỗi nhóm chiếm 10% và sắp xếp theo độ dốc đi lên của thu nhập bình quân đầu người thì thu nhập giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất có khoảng cách khá lớn và tăng theo các năm. Như vậy, thực tế cho thấy thu nhập xã hội đang tập trung mạnh vào một số nhóm dân cư, làm co hẹp nhu cầu thị trường dịch vụ bán lẻ và gián tiếp cản trở việc tham gia thị trường này cho các nhóm dân cư khác.

- Việt Nam đã gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của đất nước, góp phần rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong lĩnh vực ngân hàng vấn đề đặt ra là phải có giải pháp phát triển để ngân hàng trong nước có thể theo kịp với tiến trình tự do hóa, để có thể tự khẳng định chính mình, chiếm lĩnh thị trường để dành thế chủ động trước khi có ngân hàng nước ngoài nhảy vào.

- Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tài chính và ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần với sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, tiện ích.

- Các cơ quan quản lý nhà nước chưa đánh giá đúng và đầy đủ về những yêu cầu đối với môi trường pháp lý, điều kiện hoạt động…để khuyến khích và bảo đảm cho sự phát triển an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng. Đây là nguyên nhân quan trọng và cùng với những hạn chế về môi trường kinh doanh – xã hội – pháp luật – công nghệ, chúng ta chưa thực sự tạo nên môi trường thuận lợi cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

- Khuôn khổ thể chế liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, hệ thống pháp luật ngân hàng chưa hoàn chỉnh, chậm đổi mới để phù hợp với yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại.

- Chưa có tính đồng bộ và hệ thống của xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm ngân hàng. Mặc dù việc triển khai loại dịch vụ cung ứng cho khách hàng thuộc về chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng nhưng sự thành công của chiến lược đó lại phụ thuộc nhiều vào sự phát triển chung của cả hệ thống ngân hàng nói chung. Trong điều kiện tính hệ thống đồng bộ chưa đảm bảo, việc vội vã triển khai những dịch vụ cần sự phối hợp của cả hệ thống ngân hàng chắc chắn sẽ không mang lại thị trường ổn định cho ngân hàng trong dài hạn.

- Về mặt ngân hàng: Chưa có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ. Con người là nhân tố giữ vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Hiện tại, trình độ chuyên môn của các cán bộ ngân hàng là rất tốt nhưng có thể do yêu cầu của công việc, một người có thể đảm nhận, phụ trách quá nhiều công việc nên không thể nắm bắt được hết tất cả các yêu cầu của khách hàng. Cán bộ có thâm niên và giàu kinh nghiệm công tác nhưng lại có phong cách làm việc từ thời bao cấp, ngại đổi mới, đội ngũ cán bộ trẻ lại năng động, chịu tiếp thu, học hỏi nắm bắt công nghệ mới nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế.

+ Một nguyên nhân nữa là nền tảng công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ còn hạn chế. Tuy đã bắt đầu đưa những công nghệ mới vào hoạt động, đã áp dụng những trang thiết bị hiện đại nhưng khả năng ứng dụng công nghệ còn hạn chế, hệ thống ứng dụng tự phát mang tính tạm thời nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nền tảng công nghệ tuy đã phát triển nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì vẫn còn thấp kém. Tiến hành đầu tư thiếu đồng bộ, thiếu hiệu quả, nhanh chóng bị lạc hậu sau khi đưa vào hoạt động

+ Mạng lưới kênh cung ứng dịch vụ còn quá mỏng và chưa có chế độ lương thưởng hấp dẫn, phù hợp với từng vị trí công việc cũng là những nguyên nhân không thể không kể đến góp phần làm hạn chế sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNH NHCT CHƯƠNG DƯƠNG (Trang 29 - 32)