2. Phân tích hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty
2.1 Mở rộng thị trường theo chiều ngang
Những năm trở lại đây khi mà cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện và nâng cấp thì nhu cầu về các sản phẩm cao su ngày càng tăng đặc biệt là các sản phẩm phục vụ cho ngành giao thông như săm lốp xe đạp, xe máy...Nắm được các nhu cầu đó Công ty đã có những chính sách hợp lý trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường sản phẩm tới mọi miền tổ quốc. Hiện nay Công ty có đến 6 chi nhánh ở các tỉnh và hơn 100 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc
Biểu 2.12: Kết quả hoạt động mở rộng thị trường trên một số thị trường chính ĐV: 1000 đồng
Năm SP
1998 1999 2000 2001
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Hà Nội 127614850 4,6 160225960 55,9 153808790 55,8 184809498 55,1 2. Thái Bình 185662160 7,94 24114860 8,41 27465857 9,97 37437395 11,1 3. Nghệ An 16241890 6,95 17496100 6,1 14282245 5,19 1822335 5,43 4 Quảng Bình 11601350 4,96 14654000 5,11 15106221 5,48 17595327 5,24 5 Quy Nhơn 16592090 7,1 20850960 7,27 21423368 7,78 24267630 7,23 6. TP. HCM 24999700 10,7 30100800 10,5 32108600 11,7 35192071 10,5 7 Thị trường # 18211960 7,78 19228190 6,71 11190919 4,06 18300744 5,44 8. TDT (tr đ) 233824 100 286731 100 275436 100 335829 100 ( phòng KHTT)
Qua bảng thống kê trên ta thấy thị trường Hà Nội chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số bán ra của doanh nghiệp (trên 55%), tuy nhiên vài năm gần đây doanh số tăng song tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu có chiều hướng suy giảm, điều đó thể hiện thị phần của Công ty đang bị chiếm mất do cạnh tranh với các nhãn hiệu khác trên địa bàn.
Sau Hà Nội là thị trường TP. Hồ Chí Minh có doanh thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong doanh số bán ra của Công ty. Năm 1999 là 30100 triệu đồng chiếm 10,52% thì sang năm 2000 tăng lên 32158 triệu chiếm 11,68% đến năm 2001 doanh thu lên tới 35192,071 triệu đồng. Chứng tỏ mặc dù sản phẩm của Công ty cao su miền Nam được đánh giá khá cao cả về chất lượng và mẫu mã, giá cả song sản phẩm của Công ty cao su Sao Vàng cũng đã được thị trường này chấp nhận và tin dùng nghĩa là nó có đủ khả năng để cạnh tranh với các sản phẩm trên thị trường.
Thị trường khác chủ yếu là thị trường các vùng nông thôn trong đó có cả thị trường nước ngoài. Bắt đầu từ năm 1999 Công ty xuất khẩu một số lượng hàng song có thể nói việc xuất khẩu sản phẩm trong những năm gần đây chưa đạt hiệu quả. Chủ yếu là xuất khẩu gián tiếp. Lượng tiêu thụ chủ yếu là săm lốp xe đạp, xe máy với số lượng ít và chủ yếu xuất khẩu sang Belarut. Quý I/2002 Công ty đã xuất khẩu được một lô hàng săm lốp xe đạp sang thị trường Ba Lan trị giá 12 000 USD thông qua xuất khẩu trực tiếp. Đây là lô hàng xuất khẩu trực tiếp đầu tiên mà không thông qua các Công ty xuất nhập khẩu điều đó chứng tỏ sự cố gắng của Công ty trong việc thâm nhập sang thị trường nước ngoài. Trong thời gian tới ban lãnh đạo Công ty nên chăng nghiên cứu thị trường mới đầy hứa hẹn này.
Biểu 2.13: Tình hình xuất khẩu sản phẩm năm 1999-2001 Đơn vị nghìn đồng Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị 1.Lốp xe đạp 4570 121287 35400 939516 39560 1049923 2.Săm xe đạp 4570 75587 35400 585516 39560 654323 3.Lốp xe máy 1170 63765 820 44690 870 47415 4.Săm xe máy 1170 29835 820 20910 870 22185 5.Tổng doanh thu 290474 1590632 1773846 ( Phòng đối ngoại XNK)
Trong tương lai Công ty còn có các chính sách hợp lý hơn nữa nhằm đưa sản phẩm của mình đến với các vùng xa, những thị trường tiềm ẩn còn đang bỏ ngỏ. Nhu cầu của thị trường lớn song điều quan trọng là phải cạnh tranh với các sản phẩm nội địa khác và hàng ngoại. Do vậy nếu chú ý tới chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý, phân phối thuận tiện thì Công ty đã thành công trước một bước so với các đối thủ trong ngành.